Hà Nội
23°C / 22-25°C

Rét đậm rét hại, dùng các thiết bị sưởi ấm như thế nào để an toàn cho sức khỏe?

Thứ bảy, 19:01 09/01/2021 | Sống khỏe

GiadinhNet – Trong phòng nếu dùng các thiết bị sưởi thì không nên đóng cửa phòng quá kín liên tục. Không để nhiệt độ quá cao, chênh lệch lớn với bên ngoài. Tuân thủ các nguyên tắc khi sử dụng để tránh các rủi ro đáng tiếc…

Thời gian gần đây, nhiều đợt rét đậm rét hại kéo dài khiến nhu cầu sử dụng các thiết bị sưởi ấm, nhất là cho trẻ nhỏ tăng cao. Theo đó, các thiết bị được ưa chuộng hiện nay là quạt sưởi, đèn sưởi, chăn điện, túi sưởi…

Tuy nhiên, trên thực tế, do không biết sử dụng đúng cách hoặc lạm dụng các thiết bị trên, không ít trường hợp đã gặp phải những tai nạn không mong muốn. Như trường hợp bé N.T.T (2 tuổi, ở Hà Nội) được đưa vào Viện Bỏng Quốc gia trong tình trạng phần da bị bỏng, sưng tấy, trợt loét do túi sưởi bất ngờ phát nổ khi vừa cắm điện vừa sử dụng.

Rét đậm rét hại, dùng các thiết bị sưởi ấm như thế nào để an toàn cho sức khỏe? - Ảnh 2.

Sử dụng các thiết bị sưởi ấm không đúng cách có thể gây hại cho người dùng. Ảnh: N.Mai


Hay như trường hợp bé V.D.M (Hưng Yên) bị bỏng phần cánh tay khi vô tình ngã vào quạt sưởi đang bật để gần đầu giường. Rất may, vết bỏng không quá nghiêm trọng nhưng cũng khiến bé hoảng sợ và đau đớn.

Đây chỉ là 2 trong số khá nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị bỏng do dùng các thiết bị sưởi ấm trong mùa lạnh. Hàng năm, vào mùa lạnh, Viện Bỏng Quốc gia thường tiếp nhận nhiều ca bị bỏng do sử dụng dụng cụ sưởi ấm không đúng cách. Trong đó, nhiều bệnh nhi nhỏ tuổi được đưa vào viện do bố mẹ để các thiết bị sưởi ấm (quạt sưởi, máy sưởi…) quá gần trẻ dẫn đến việc trẻ chạm vào bị bỏng.

Theo BS Nguyễn Thống, nguyên Trưởng Khoa Bỏng, Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), các thiết bị sưởi ấm bằng điện hay bất kỳ loại đồ điện nào đều có thể khiến người dùng gặp họa nếu không biết cách sử dụng hoặc bất cẩn trong lúc dùng.

Chẳng hạn, các loại quạt, đèn sưởi thường tỏa nhiệt khá lớn. Nếu để quá gần trẻ nhỏ sẽ gây tình trạng nhiệt tác động trực tiếp lên da trẻ, gây khô da, khô mũi trẻ và nguy cơ gây bỏng cũng tiềm ẩn vì trẻ nhỏ chưa ý thức được mối nguy hại nếu lỡ chạm tay vào bề mặt các thiết bị này.

Cùng với đó, chăn, túi sưởi lại là những thiết bị được dùng trực tiếp khi đi ngủ để giữ ấm cho cơ thể. Do đó, nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo, khi sử dụng chăn điện, túi sưởi phải kiểm tra thật kỹ xem có bị rách, rò rỉ, đặc biệt có bị hư hỏng phần dây điện hay không và phải tuân thủ nguyên tắc khi sử dụng các thiết bị này. 

Bởi trên thực tế, không ít trường hợp vừa cắm điện vừa dùng dẫn đến nguy cơ phát nổ (túi sưởi) hoặc có trường hợp dùng cả thân đè lên túi sưởi gây bục, vỡ túi sưởi khiến người dùng bị bỏng.

Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, để sử dụng các thiết bị sưởi ấm một cách an toàn, đem lại hiệu quả cao nhất, người dùng nên chọn mua của các nhãn hàng uy tín, có chất lượng. Tránh mua phải hàng kém chất lượng, dễ gây chập, cháy, hỏng hóc trong quá trình sử dụng.

Khi dùng, phải tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đối với từng thiết bị. Không nên lạm dụng dùng quá nhiều và phải nhớ kiểm tra thiết bị kỹ trước và trong khi sử dụng để tránh những rủi ro không đáng có.

Khi sử dụng, không nên để nhiệt độ của các thiết bị này quá cao, chênh lệch lớn với nhiệt độ không khí bên ngoài. Việc này vừa gây hại cho da vừa có nguy cơ khiến người dùng bị sốc nhiệt khi từ trong phòng có các thiết bị sưởi bước ra ngoài.

Trong phòng nếu dùng các thiết bị sưởi thì không nên đóng cửa phòng quá kín liên tục. Bởi theo TS Trần Văn Thịnh, nguyên Trưởng Bộ môn thiết bị điện (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội), khi sử dụng các thiết bị sưởi ấm trong phòng kín thường sinh ra một lượng nhiệt lớn khiến người dùng sẽ có cảm giác bí, khó thở nhất là với người già và trẻ nhỏ.

Vì vậy, vị chuyên gia này lưu ý, khi sử dụng các thiết bị sưởi trong phòng ngủ cần thỉnh thoảng mở cửa sổ để không khí lưu thông, điều hòa lượng oxy cân đối. Đối với phòng tắm sử dụng đèn sưởi cũng hạn chế bật quá lâu. Có thể đặt chậu nước hoặc máy phun sương tạo độ ẩm để giúp không khí trong phòng bớt khô khi sử dụng các thiết bị sưởi ấm này.

Mai Khôi

Mai Khôi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 33 phút trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 1 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 3 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 4 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 6 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

Sống khỏe - 8 giờ trước

Ăn nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe một cách âm thầm. Theo thời gian mức độ ăn mặn thường có xu hướng tăng lên và gánh nặng bệnh tật đe dọa.

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 9 giờ trước

Loạt cảnh tượng mất an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng dưới đây, có lẽ sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về chuyện ăn uống bất chấp của mình.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Mùa hè, uống mật ong theo cách này tốt hơn thuốc bổ, nhưng nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay!

Mùa hè, uống mật ong theo cách này tốt hơn thuốc bổ, nhưng nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay!

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Uống mật ong vào mùa hè nên kết hợp với các loại quả có nhiều vitamin C như chanh, cam, quýt... hoặc các loại trà để giải nhiệt, chống say nắng, tăng cường sức đề kháng.

Top