Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ông giáo làng bỗng nổi tiếng nhờ bài thuốc Nam học lỏm chữa khỏi bệnh viêm họng mạn tính cho vợ

Chủ nhật, 08:00 05/10/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - Yêu thích nghề “gõ đầu trẻ” từ nhỏ, thầy Cao Văn A (hiện là giáo viên dạy thể dục tại trường THCS Phạm Văn Đồng, xã Hòa mỹ Đông, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) vốn không nghĩ tới việc sẽ làm một công việc khác.

Thầy giáo Cao Văn A với bài thuốc trị viêm họng nổi tiếng

Thế nhưng nghề bốc thuốc cứu người đến như một cơ duyên và nó trở thành nghề “tay trái” của ông lúc nào không hay. Đó là từ khi ông được một người bạn dân tộc thiểu số dạy cho bài thuốc trị viêm họng và tự điều trị khỏi bệnh cho vợ.

Món quà đặc biệt của người bạn

Thầy A cho biết, cách đây 20 năm, trong dịp hè lên huyện miền núi Sông Hinh (Phú Yên) dạy học, ông được một người bạn người Ê Đê dạy cho bài thuốc trị viêm họng. Tuy nhiên, sau khi chuyển công tác xuống huyện Tây Hòa và lập gia đình, ông quên bẵng luôn bài thuốc này. Vài năm sau đó, vợ ông không may mắc phải chứng bệnh viêm họng hạt. Lúc đầu, ông đưa vợ đi khám và điều trị khắp nơi. Bệnh có thuyên giảm khi uống thuốc nhưng sau đó vài tháng lại tiến triển nặng hơn. “Vợ tôi là giáo viên dạy văn. Có lẽ, do phải nói nhiều, thường xuyên tiếp xúc với bụi phấn khiến kháng sinh không điều trị nổi căn bệnh viêm họng của cô ấy. Cứ hôm nào có tiết đôi, sang tiết thứ hai là cô ấy không nói nổi nữa, người bủn rủn, sốt, chân muốn khụy xuống... Thậm chí, tôi đã phải đưa vợ đi đốt điện mà bệnh vẫn tái phát”, thầy A cho biết.

Thấy chữa bệnh cho vợ nhiều năm không khỏi, thầy A bỗng nhớ lại bài thuốc của người bạn Ê Đê năm xưa. May mắn là bài thuốc đó chỉ gồm những thảo dược đơn giản nên ông chỉ đi quanh làng cũng tìm đủ nguyên liệu. Thầy A mang về rửa sạch, phơi khô, băm nhỏ rồi nấu nước cho vợ uống như lời dặn trước đây của người bạn. 10 ngày đầu uống thuốc, cô Đỗ Thị Ngọc Nhung (vợ thầy A – PV) không thấy bệnh tình chuyển biến nhiều. Tuy nhiên vì uống thuốc vào ngủ ngon, ăn được, lên cân nên cô vẫn duy trì trong một tháng tiếp theo. Đúng lúc cô Nhung định dừng thuốc thì căn bệnh viêm họng như biến mất hẳn. Dạy xong hai tiết, cô vẫn thấy “sung” như hồi mới ra trường. Đến nay, kết quả ấy vẫn được duy trì.

Với nghề giáo viên, viêm họng mạn tính được coi là một chứng bệnh nghề nghiệp. Sau khi cô Nhung chữa khỏi, nhiều đồng nghiệp nghe tiếng đã tìm tới thầy A nhờ bốc thuốc. Và cái nghề “tay trái” này bắt đầu theo ông giáo làng từ đây. Thầy A tâm sự: “Ban đầu, tôi chỉ nghĩ học bài thuốc để phòng thân vậy thôi, chứ thời điểm ấy gia đình tôi chẳng ai mắc bệnh này. Không ngờ nó lại hữu dụng như vậy. Những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh viêm họng ngày càng cao. Do thời tiết bất thường và các chất thải độc hại từ môi trường nên nó không chỉ là nỗi ám ảnh đối với nghề giáo chúng tôi nữa. Tôi đã dùng bài thuốc này để điều trị cho nhiều bạn bè, đồng nghiệp, người thân và bà con làng xóm. Tất cả đều đã khỏi”. Thầy A cho biết, bài thuốc chữa viêm họng này bao gồm các vị thuốc vô cùng đơn giản và dễ kiếm. Theo đó, các vị chính là rau má, rễ tranh, lá mơ cả dây, rễ đinh lăng... Tất cả đều rửa sạch, phơi khô, sao vàng rồi nấu nước uống.

Hoàn thiện bài thuốc từ các dược liệu dễ kiếm

Tính đến nay, thầy A đã hành nghề “tay trái” được 15 năm. Vừa làm ông vừa rút kinh nghiệm để điều chỉnh cách thức khai thác, chế biến, định lượng và sử dụng, sao cho phù hợp với thể trạng của từng người bệnh. Đặc biệt, từ những vị thuốc và cách sử dụng còn quá đơn giản lúc đầu, ông đã dày công nghiên cứu, phát triển thành  bài thuốc có tính đặc trị. “Bài thuốc ban đầu chỉ gồm gần chục vị, đều là các thảo dược tự nhiên dễ kiếm. Tuy nhiên bài thuốc đó còn quá đơn giản, thời gian điều trị lâu, nhất là với các thể nặng. Chính vì vậy tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu thêm sách vở, các tài liệu y học để bổ sung cho bài thuốc trở nên đặc hiệu hơn”, thầy A cho biết. Đến nay, bài thuốc của thầy A đã lên tới 19 vị. Ngoài thuốc sắc, ông còn chế bài thuốc trị viêm họng thành dạng nước, bột, viên với màu nâu sẫm, vị thơm nhẹ, dễ uống, giúp người bệnh đỡ mất thời gian.

Hướng dẫn điều trị viêm họng bằng bài thuốc này, thầy A cho biết: “Đối với những người bị bệnh nhẹ, chỉ sử dụng thuốc trong khoảng 5 ngày là bệnh bắt đầu thuyên giảm, dùng hết liều là bệnh khỏi hẳn. Đối với những người bị bệnh nặng hoặc có thể trạng yếu thì trong quá trình dùng thuốc có nhiều biến đổi: khi thì giảm, khi thì nặng hơn, khi thì vẫn như chưa uống thuốc. Nhưng  khi dùng khoảng 20 – 25 ngày thuốc, bệnh sẽ giảm nhanh, rõ rệt. Sở dĩ như vậy bởi cơ thể cần thời gian để dung nạp đủ lượng thuốc, làm tăng sức đề kháng. Dùng xong  một đợt, người bệnh nên nghỉ ngơi 15 ngày để kiểm định kết quả. Nếu chưa khỏi hẳn thì tiếp tục dùng thuốc”.

Thầy A cho biết, viêm họng hạt là một dạng viêm họng mãn tính quá phát, đó chính là phản ứng của niêm mạc bị viêm nhiễm tại vùng họng khi phải làm việc liên tục trong một thời gian dài hoặc bị tác động bởi khói bụi. Viêm họng hạt thể hiện ở phía sau thành họng là chủ yếu, ở đây có nhiều hạt với kích thước lớn nhỏ khác nhau, có thể như đầu đinh ghim nhưng cũng có thể to bằng hạt gạo, hạt ngô. Các hạt này luôn kích thích gây cảm giác khó chịu như mắc vướng, ho khạc. Bệnh này ban đầu không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nhưng làm cho người bệnh ngứa ngáy, ho và khó chịu ở cổ họng. Đây là căn bệnh mà hiện nay y học không thể điều trị khỏi hoàn toàn và mức độ tái phát ngày càng tăng dần. Bắt đầu là những đợt viêm họng cấp, dần dần sẽ phát triển thành viêm họng mãn tính. Nếu không điều trị kịp thời có thể xuất hiện các hội chứng viêm xoang, viêm phế quản mãn hoặc ung thư vòm họng.

Dần dần, nhiều người bị viêm họng nói chung và viêm họng hạt nói riêng khi biết tiếng thầy A đều tìm đến. “Tiếng lành đồn xa”, ngay cả bệnh nhân dưới thành phố cũng lặn lội lên nhờ ông giáo làng bốc thuốc. Chị Thẩm Thúy Phượng (35 tuổi, giáo viên, đang công tác tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) cho biết: “Tôi mắc bệnh viêm họng hạt khoảng 20 năm nay, 10 năm trở lại đây bệnh tình ngày càng nặng hơn. Mỗi lần phát bệnh là họng rất đau, nuốt nước bọt cũng khó khăn, cổ họng thường xuyên có đờm, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc. Tôi cũng đã chữa trị ở nhiều nơi nhưng không khỏi. Được một đồng nghiệp giới thiệu, tôi biết tới bài thuốc của chú Cao Văn A và uống hơn một tháng. Đến nay, tôi đã khỏi hẳn. Tôi ăn ngon miệng, ngủ yên giấc, không còn bị các triệu chứng của viêm họng hành hạ nữa”.

Cô giáo Đỗ Thị Ngọc Nhung thoát khỏi chứng viêm họng dai dẳng nhờ bài thuốc của chồng.

Các vị thuốc có tác dụng với bệnh nhân viêm họng

Lương y Phó Hữu Đức (Chủ tịch Hội Đông y Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, viêm họng thường có những triệu chứng ban đầu như: ngứa trong họng, khản tiếng, có khi sốt, nhức đầu, đau họng khi nuốt. Bệnh thường phát vào mùa thu và mùa đông, phát triển nhiều vào những lúc có gió lạnh bất ngờ như thời tiết miền Bắc hiện tại. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư, gắn với những nguyên nhân khác nhau. Chứng thực là khi cơ thể đang bình thường nhưng bị nhiễm ngoại tà quá mạnh (cảm lạnh, không khí bị ô nhiễm…) gây ra viêm họng. Chứng hư là thể trạng yếu đuối, sức đề kháng giảm sút, nên dễ bị viêm họng khi thời tiết, môi trường có biến đổi nhẹ. Nếu gặp chứng thực, chỉ cần dùng một số cây thuốc có tác dụng bảo vệ hầu họng, trục đuổi tà khí là đủ. Nếu gặp chứng hư, cần dùng thêm các vị thuốc bổ phế, nhuận phế, thanh phế, kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng. Theo lương y Đức, bài thuốc của thầy giáo Cao Văn A bao gồm những vị chính có tác dụng tốt với bệnh nhân viêm họng. Theo Đông y, rau má có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường dùng chữa viêm họng, ho, tiêu chảy, mụn nhọt… Rễ cỏ tranh có vị ngọt tính hàn, đi vào các kinh tâm, phế, tỳ, vị và bàng quang. Có công năng lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, thanh phế vị nhiệt. Lá mơ lông tính mát, có tác dụng nhuận gan, giải nhiệt, mạnh tỳ vị, tiêu thực, sát khuẩn, trị viêm nên cũng rất tốt cho bệnh nhân viêm họng. Rễ đinh lăng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, tán ứ, thường dùng chữa đau họng, viêm amiđan… “Tuy nhiên, để có một bài thuốc hiệu nghiệm, có tác dụng nhanh thì cần phải kết hợp những vị thuốc trên với nhiều vị thuốc khác nữa”, lương y Đức cho biết.

Tấn Đường

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Sống khỏe - 19 phút trước

Bé trai 2 tuổi chạy sang nhà hàng xóm chơi, ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2m. Khoảng 8 phút sau trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ khi đã ngừng tim, ngừng thở.

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 3 giờ trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 21 giờ trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 23 giờ trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

Top