Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ở nhà phòng dịch, chỉ cần đều đặn làm những việc này là bạn không lo bị căng thẳng hay chán nản

Thứ ba, 13:22 31/03/2020 | Sống khỏe

Trong khi một số người có thể thấy yên bình khi "ẩn náu" ở nhà phòng dịch và không bị thế giới bên ngoài làm phiền trong một thời gian, thì những người khác lại có thể vô cùng căng thẳng.

Một số quốc gia trên thế giới đã bắt buộc công dân tự cách ly để giảm thiểu tốc độ lây lan của dịch Covid-19 . Mặc dù việc ở nhà, hạn chế ra đường là vô cùng cần thiết.

Ở nhà phòng dịch, chỉ cần đều đặn làm những việc này là bạn không lo bị căng thẳng hay chán nản - Ảnh 1.

Nếu bạn có vấn đề sức khỏe tâm thần từ trước, điều quan trọng hơn cả là phải đảm bảo rằng bạn thực hiện các biện pháp phòng ngừa để chăm sóc bản thân , bao gồm uống đủ thuốc, duy trì lịch trình phù hợp và cần lưu ý nhất là nhớ uống thuốc.

Dưới đây là một số biện pháp bạn cần thực hiện để đảm bảo sức khỏe tinh thần của bạn thật tốt trong mùa dịch bệnh cũng như thời gian nghỉ dịch:

1. Duy trì thói quen ngủ nghỉ thích hợp

Ở nhà phòng dịch, chỉ cần đều đặn làm những việc này là bạn không lo bị căng thẳng hay chán nản - Ảnh 2.

Ngay cả khi làm việc từ xa, có thể rất dễ bị mất kiểm soát về mặt thời gian và làm hỏng hoàn toàn lịch ngủ nghỉ của bạn. Sự gián đoạn trong sinh hoạt thường ngày có thể là một trong những khía cạnh khó khăn nhất của việc ở nhà cách ly.

Vì vậy, cho dù bạn có xem phim trên Netflix, thư giãn và lướt mạng xã hội bao nhiêu đi chăng, điều thực sự quan trọng là phải đi ngủ vào thời gian hợp lý mỗi ngày. Điều này sẽ đảm bảo bạn có thể thức dậy thoải mái vào sáng hôm sau và không nằm ườn trên giường cả ngày. Duy trì lịch sinh hoạt thông thường cũng sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn. Điều này rất tốt cho sức khỏe tinh thần của bạn.

2. Không "ôm chặt" lấy ghế sofa (hay ghế tựa)

Ở nhà phòng dịch, chỉ cần đều đặn làm những việc này là bạn không lo bị căng thẳng hay chán nản - Ảnh 3.

Nếu bạn cảm thấy mình mất ý niệm về thời gian, có thể đặt báo thức để đứng dậy khỏi bàn làm việc sau 40 phút mỗi lần để ít nhất lấy cho mình một ly nước. Hơn nữa, hãy sắp xếp thời gian để làm việc bất cứ khi nào bạn cảm thấy hiệu quả nhất và nghiêm túc thực hiện lịch trình này. Nó sẽ giúp tăng cường sức khỏe tinh thần của bạn.

3. Đừng quá chăm chăm cập nhật mọi tin tức

Ở nhà phòng dịch, chỉ cần đều đặn làm những việc này là bạn không lo bị căng thẳng hay chán nản - Ảnh 4.

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc phải biết những tin tức mới nhất về Covid-19, nhưng không cần thiết cập nhật 24/7. Khi bạn đắm chìm trong tin tức cả ngày dài, bạn có nhiều khả năng cảm thấy bị hoảng loạn, buồn bã và choáng ngợp với viễn cảnh mà thế giới đang hướng đến.

Do đó, hãy tránh xa phần thông tin quá tiêu cực, và thậm chí những tin tức tràn ngập trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau. Hãy lựa chọn những tin tức từ nguồn thông tin chính thống.

4. Ra ngoài ban công hoặc lên sân thượng

Ở nhà phòng dịch, chỉ cần đều đặn làm những việc này là bạn không lo bị căng thẳng hay chán nản - Ảnh 5.

Việc cảm thấy cáu kỉnh khi ở trong nhà cả ngày là điều dễ hiểu. Nếu bạn có một ban công hoặc một sân thượng thoáng đãng, hãy tận dụng nó và đi ra ngoài để đón nhận ánh nắng mặt trời. Pha cho mình một tách trà hoặc cà phê, lấy một cuốn sách và ngồi xuống đọc.

Ngoài ra, bạn cũng có thể mở cửa sổ phòng ngủ để ánh sáng mặt trời chiếu vào. Tiếp xúc với ánh mặt trời nhiều hơn sẽ rất có tác dụng trong việc giải tỏa căng thẳng và lấy lại tinh thần lạc quan, tích cực.

Điểm mấu chốt

Trong khi không phải lúc nào bạn cũng cảm thấy muốn làm một điều gì đó quyết liệt vì sức khỏe tinh thần của mình, thì tin tốt là ngay cả những nỗ lực nhỏ nhất cũng rất đáng giá. Dọn dẹp ngăn nắp giường ngủ sau khi tỉnh dậy, rửa chén bát hay phơi nắng, tất cả đều có thể đẩy mang tới cho bạn tâm trạng thoải mái hơn trong thời gian nghỉ dịch.

Theo Báo Dân sinh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Sống khỏe - 1 giờ trước

Dị ứng thực phẩm là một tình trạng rất phổ biến, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một loại protein đặc biệt có trong thức ăn và gây ra một số phản ứng có thể nghiêm trọng. Vậy người bị dị ứng thực phẩm nên ăn uống thế nào để phòng tránh dị ứng?

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ này thường xuyên uống Medrol liều cao để giảm đau, trong khi loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Chất xơ có trong đậu ngự giúp đào thải cholesterol, giảm nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh tim mạch nguy hiểm dẫn đến đột quỵ, đau tim...

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Những thói quen tưởng chừng tiện lợi nhưng có thể gây nguy hại cho sức khoẻ.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Dời lịch chạy thận 1 ngày đi ăn cưới, cộng với việc không tuân thủ chế độ ăn kiêng dành cho người suy thận mạn, người phụ nữ 54 tuổi gặp nguy kịch.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 20 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Top