Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những xét nghiệm nào bắt buộc phải làm lại dù có quy định liên thông kết quả?

Thứ năm, 18:47 03/08/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet – Không phải khi đã có quy định liên thông kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện Trung ương thì mọi xét nghiệm đều mặc nhiên được công nhận.

Để triển khai việc liên thông kết quả xét nghiệm từ ngày 1/8/2017 giữa 38 bệnh viện tuyến trung ương, Bộ Y tế đã ban hành danh mục 65 xét nghiệm về huyết học, hóa sinh, vi sinh; trong đó quy định cụ thể thời gian các xét nghiệm có giá trị để sử dụng.

Theo quy định của Bộ Y tế, đối với các phòng xét nghiệm đã đạt ISO 15189, chỉ áp dụng liên thông các xét nghiệm có trong danh mục và đã được công nhận chất lượng. Theo số liệu của Bộ Y tế, tính đến cuối năm 2016, cả nước có 52 phòng xét nghiệm thuộc các cơ sở y tế đạt tiêu chuẩn ISO 15189.

Cũng theo quy định, bác sỹ lâm sàng là người quyết định việc sử dụng kết quả xét nghiệm liên thông công nhận hay cần thiết chỉ định xét nghiệm lại tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và diễn biến lâm sàng của người bệnh.

Để sử dụng kết quả xét nghiệm cho việc liên thông, công nhận, khi người bệnh được chuyển viện, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sao lưu kết quả xét nghiệm gửi kèm theo hồ sơ, giấy chuyển viện đối với các xét nghiệm trong Danh mục (nếu có).

BS Nguyễn Trung Cấp – Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết: Việc công nhận kết quả xét nghiệm đã được thực hiện từ lâu. Khó có bệnh viện nào giỏi tất cả các chuyên khoa. Do đó, với các bệnh viện chuyên ngành (về chuyên khoa, không phải vì thứ hạng hành chính) uy tín, các bác sĩ ở khoa sẽ mặc nhiên công nhận.

Lấy ví dụ, cuối tháng 7, khoa Cấp cứu tiếp nhận một bệnh nhân ở Quốc Oai, Hà Nội mắc sốt xuất huyết nặng, nhiễm trùng máu, nghi ngờ viêm nội tâm mạc. Người bệnh này trước đó được chuyển từ BV Đa khoa Quốc Oai lên BV Tim Hà Nội – bệnh viện rất có uy tín về tim mạch - để xác định xem có viêm nội tâm mạc không.

Tuy nhiên, BV Tim Hà Nội khám, xác định người bệnh không bị bệnh này. Sau đó, người bệnh được chuyển sang BV Bệnh nhiệt đới T.Ư. Tại đây, các bác sĩ công nhận luôn kết quả siêu âm tim ở BV Tim Hà Nội trước đó và chỉ yêu cầu làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu về liên quan đến nhiễm trùng máu, sốt xuất huyết để phục vụ công tác điều trị.

“Nếu không công nhận, bệnh nhân phải làm lại các kết quả về siêu âm tim tại Bệnh viện, hoặc Bệnh viện phải gửi mẫu sang Viện Tim mạch Quốc gia để có chất lượng cao nhất. Ngoài việc tốn chi phí, còn rất tốn thời gian. Vì mẫu gửi sang Viện Tim có thể kéo dài tới một vài ngày” – BS Cấp nói.

Theo BS Cấp, thường những xét nghiệm tại các bệnh viện chuyên ngành đầu ngành (như Tim mạch, Da liễu, Nội tiết, Sản…) sẽ được công nhận, vì đó là nơi có trang thiết bị, máy móc, nhân lực xét nghiệm chuyên sâu hơn bệnh viện sở tại.


Các xét nghiệm có nguy cơ biến đổi trong thời gian ngắn hay những xét nghiệm dùng để theo dõi kết quả điều trị và diễn biến bệnh, đều phải chỉ định xét nghiệm lại.

Các xét nghiệm có nguy cơ biến đổi trong thời gian ngắn hay những xét nghiệm dùng để theo dõi kết quả điều trị và diễn biến bệnh, đều phải chỉ định xét nghiệm lại.

Đối với kết quả xét nghiệm của bệnh viện tuyến dưới, thậm chí là từ phòng khám hay bệnh viện tư nhân, theo BS Cấp việc công nhận kết quả xét nghiệm hay phải làm lại xét nghiệm phụ thuộc chủ yếu vào uy tín của bệnh viện, của phòng xét nghiệm, thậm chí là uy tín của bác sĩ làm xét nghiệm và đọc kết quả xét nghiệm.

Ngoài ra, yếu tố rất quan trọng là đánh giá chủ quan, sự nhạy cảm của bác sĩ điều trị. “Ở nước ngoài, chính uy tín bác sĩ mới là điều quan trọng, chỉ trong Hiệp hội với nhau mới biết được ai là bác sĩ điều trị giỏi, ai đọc kết quả giỏi” – BS Cấp nói.

Cũng theo BS Cấp, có những xét nghiệm làm một lần nhưng rất lâu sau mới thay đổi, chỉ cần làm một lần nhưng đi được mọi nơi như HIV, viêm gan... Những xét nghiệm này có thể không phải làm lại.

Nhưng có những xét nghiệm thay đổi từng ngày, từng giờ như: Đường máu vì ăn no/ăn đói cho kết quả khác nhau. Do đó, kể cả có kết quả tuyến Trung ương hay tuyến dưới vẫn cần làm lạị.

“Tất cả các xét nghiệm có nguy cơ biến đổi trong thời gian ngắn hay những xét nghiệm dùng để theo dõi kết quả điều trị và diễn biến bệnh, đều phải chỉ định xét nghiệm lại” - BS Cấp nói.

Danh sách 38 bệnh viện Trung ương thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm từ 1/8 gồm:

Ở Hà Nội: 1. Bệnh viện Mắt Trung ương; 2. Bệnh viện phổi Trung ương; 3. Bệnh viện Lão khoa Trung ương; 4. Bệnh viện Da liễu Trung ương; 5. Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1; 6. Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác; 7. Viện Huyết học truyền máu Trung ương; 8. Bệnh viện Nội tiết Trung ương; 9. Bệnh viện K; 10. Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương; 11. Bệnh viện Nhi Trung ương; 12. Bệnh viện Bạch Mai; 13. Bệnh viện Hữu Nghị; 14. Bệnh viện E; 15. Bệnh viện Việt Đức; 16. Bệnh viện Phụ sản Trung ương; 17. Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương; 18. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương; 19. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; 20. Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương;

Ở TP HCM: 21. Bệnh viện Chợ Rẫy; 22. Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM; 23. Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP HCM; 24. Bệnh viện Thống Nhất

Ở các tỉnh, thành khác: 25. Bệnh viện Điều dưỡng – Phục hồi chức năng Trung ương (ở Thanh Hoá); 26. Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên; 27. Bệnh viện 71 Trung ương Thanh Hóa; 28. Bệnh viện 74 Trung ương Phúc Yên – Vĩnh Phúc; 29. Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí; 30. Bệnh viện Phong da liễu Trung ương Quỳnh Lập – Nghệ An; 31. Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – CuBa Đồng Hới; 32. Bệnh viện trường Đại học Y Huế; 33. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế; 34. Bệnh viện C Đà Nẵng; 35. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam; 36. Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 (ở Đồng Nai); 37. Bệnh viện Phong da liễu Trung ương Quy Hòa; 38. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.

T.Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bệnh thường gặp - 2 phút trước

Khoảng 50% người lớn có ít nhất một lần bị đau đầu trong năm, một số trường hợp thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Vì thế, người dân nên biết các yếu tố cảnh báo nguy hiểm.

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân viêm màng não có tiền sử khỏe mạnh nhưng thường xuyên ăn nem chua, thịt lợn tái.

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

Sống khỏe - 2 giờ trước

Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 14 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top