Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những điều phụ huynh cần biết để chữa tiêu chảy cho trẻ

Thứ bảy, 09:00 27/02/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet – Giao mùa đông - xuân, bên cạnh các vấn đề liên quan đến đường hô hấp, trẻ nhỏ cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, điển hình là tiêu chảy cấp.

80% tế bào miễn dịch nằm ở đường tiêu hóa

Chia sẻ trên một chương trình tư vấn trực tuyến về sức khỏe, TS. BS. Nguyễn Thị Việt Hà – Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh liên quan đến đường tiêu hóa dễ gặp ở trẻ em là tiêu chảy cấp do virus, vi khuẩn, trong đó mùa đông - xuân thường gặp do rotavirus. Nguyên nhân do sự mất nước điện giải, trẻ nôn trớ khi ăn, giảm lượng thức ăn đưa vào cơ thể và hấp thu chất dinh dưỡng cũng yếu đi.

Tiêu chảy cấp thường gặp ở trẻ vì hệ miễn dịch chưa trưởng thành, sức đề kháng của trẻ còn kém. Bên cạnh đó, đường tiêu hóa của bé chưa ổn định cộng với chế độ ăn có nhiều thay đổi (từ sữa, ăn bổ sung...) khiến trẻ không kịp thích nghi và dễ mắc bệnh.

Theo TS.BS. Nguyễn Thị Việt Hà, tiêu chảy được phân chia theo nhiều loại như tiêu chảy cấp và tiêu chảy kéo dài (tùy thuộc vào thời gian bệnh nhân mắc bệnh dài hay ngắn); tiêu chảy phân nước và tiêu chảy phân máu (theo mức độ nghiêm trọng của bệnh lý)...

Còn theo ThS.BS. Lê Thị Hải - nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đối với hệ miễn dịch của trẻ em, thực ra 80% tế bào miễn dịch nằm ở đường tiêu hoá. Đứa trẻ có đường tiêu hoá khoẻ mạnh thì miễn dịch tốt.

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy dinh dưỡng là do tiêu chảy. Do vậy, câu nói cửa miệng của nhiều bậc phụ huynh “cháu bị bệnh đường ruột từ bé đến giờ” đồng nghĩa với việc cứ cháu nào bị bệnh đường ruột là suy dinh dưỡng. Chúng ta ai cũng phải ăn uống và tiêu hoá. Nếu bé ăn tốt thì sẽ khoẻ mạnh”, bác sỹ Lê Thị Hải nói.


Để trẻ khỏe mạnh, không mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, các bác sỹ khuyến cáo, phụ huynh nên cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ảnh minh họa

Để trẻ khỏe mạnh, không mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, các bác sỹ khuyến cáo, phụ huynh nên cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ảnh minh họa

Đảm bảo vệ sinh thực phẩm và đủ chất dinh dưỡng cho trẻ

Để phòng ngừa và giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em, các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ cần chú ý nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Đặc biệt, cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Uống vaccine ngừa tiêu chảy do rotavirus.

Với những trẻ sơ sinh, ThS.BS. Lê Thị Hải tư vấn, bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ giúp trẻ không bị tiêu chảy. Sữa mẹ ngoài kháng khuẩn bao giờ cũng sạch sẽ nhất. Nhiệt độ không khí thấp không làm ảnh hưởng đến độ ấm của sữa mẹ. Do vậy, vẫn đảm bảo ấm áp khi cho trẻ bú, không lo trẻ bị lạnh bụng.

Tuy nhiên, theo bác sỹ Hải, trong giai đoạn ăn dặm, nguy cơ nhiễm khuẩn do tiếp xúc với thực phẩm bên ngoài sẽ rất lớn. Do vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là rất quan trọng. Đối với cháu bé hay mút tay, cần phải rửa tay sạch sẽ cho cháu. Lựa chọn thực phẩm tươi để chế biến cho bé ăn.

Bác sỹ Hải lưu ý, trong quá trình nấu ăn, bà mẹ phải rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến. Dụng cụ chế biến cũng phải đảm bảo vê sinh. Không cho trẻ ăn thực phẩm để nguội quá 2 giờ. Ngoài ra, tủ lạnh chứa đồ ăn luôn phải vệ sinh sạch sẽ bởi lẽ đây có thể là ổ chứa vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Bên cạnh đó, mùa lạnh cần nhiều năng lượng để hoạt động và chống rét. Phụ huynh cần tăng sức để kháng cho trẻ bằng cách: ăn đủ bữa để đảm bảo đủ năng lượng cung cấp cho cơ thể; đảm bảo đủ chất đạm và protein trong mỗi bữa ăn đồng thời tăng cường vitamin và khoáng chất A, C, D, kẽm, sắt, Canxin.

Sai lầm khi điều trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Các chuyên gia khuyến cáo, trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy, cần cho trẻ uống bù nước, tốt nhất là uống oresol. Cho trẻ ăn và bú bình thường (nếu trẻ còn bú), chú ý dùng thức ăn dễ tiêu như cháo thịt nạc… Nếu trẻ dùng sữa hộp thì nên pha loãng gấp đôi mức bình thường.

Một số bà mẹ mắc sai lầm khi trẻ tiêu chảy lại không cho trẻ uống nước vì sợ làm tiêu chảy gia tăng. Điều này dẫn đến hậu quả trẻ càng mất nước trầm trọng hơn. Ngày nay, các công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng, trong khi trẻ tiêu chảy, cơ thể vẫn hấp thu được nước theo đường uống và hấp thu được tới 60% các thức ăn đưa vào theo đường tiêu hóa.

Ngoài ra, một số phụ huynh còn tự ý dùng thuốc kháng sinh để điều trị tiêu chảy cho con. Điều này đặc biệt nguy hiểm vì phần lớn nguyên nhân tiêu chảy do virus gây ra. Do vậy, dùng kháng sinh hoàn toàn vô ích và còn làm trẻ mệt thêm. Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sỹ, chẳng hạn tiêu chảy đã xác định do nguyên nhân vi khuẩn hoặc tiêu chảy có biến chứng bội nhiễm, viêm phổi...

Trường hợp trẻ bị tiêu chảy nhiều, nôn ói nên cho trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sỹ khám và điều trị kịp thời.

Linh Chi/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chuyên gia Mỹ phát hiện loại hạt giúp ngừa bệnh gan nhiễm mỡ, tiểu đường và bệnh tim mạch đang được trồng phố biến trên thế giới

Chuyên gia Mỹ phát hiện loại hạt giúp ngừa bệnh gan nhiễm mỡ, tiểu đường và bệnh tim mạch đang được trồng phố biến trên thế giới

Sống khỏe - 2 phút trước

GĐXH - Ăn đậu lăng giúp giảm cholesterol và đường huyết hiệu quả, từ đó phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ, tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch.

Ra mắt sản phẩm dinh dưỡng hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất

Ra mắt sản phẩm dinh dưỡng hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất

Sống khỏe - 1 giờ trước

Gamma Lipid là sản phẩm dinh dưỡng dạng thức uống từ hạt đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe người cao tuổi. Sản phẩm là sự kết hợp các nguyên liệu và công nghệ chất lượng từ các nước Nhật Bản, New Zealand, Úc, Mỹ.

5 thực phẩm tốt cho tinh hoàn, chuyên gia Mỹ khuyến khích nam giới nên ăn thường xuyên để nâng cao sức khỏe sinh sản

5 thực phẩm tốt cho tinh hoàn, chuyên gia Mỹ khuyến khích nam giới nên ăn thường xuyên để nâng cao sức khỏe sinh sản

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Ăn gì tốt cho tinh hoàn luôn là vấn đề được đông đảo nam giới quan tâm.

Bài thuốc điều trị gai đốt sống cổ

Bài thuốc điều trị gai đốt sống cổ

Sống khỏe - 5 giờ trước

Gai đốt sống cổ là tình trạng xương bị thoái hóa tự nhiên do tuổi tác, do bị cọ xát, hoặc tổn thương lâu ngày. Trong y học cổ truyền, điều trị gai đốt sống cổ có nhiều biện pháp như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt và dùng thuốc. Nhiều bài thuốc đã sử dụng có hiệu quả tốt.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

5 bài tập thể dục cho dân văn phòng hay bị đau vai gáy cổ

5 bài tập thể dục cho dân văn phòng hay bị đau vai gáy cổ

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Tập thể dục là cách tốt nhất để phòng bệnh đau vai gáy cổ cho dân văn phòng, những người ngồi nhiều, ít vận động.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 9 giờ trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Màu sắc khác thường ở móng tay, chân biểu hiện bệnh gì?

Màu sắc khác thường ở móng tay, chân biểu hiện bệnh gì?

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Móng tay, chân cùng với da, tóc thuộc lớp ngoài của cơ thể. Đôi khi màu sắc, thay đổi của móng tay, chân cũng là biểu hiện tình trạng sức khỏe bên trong của người.

4 cách tự nhiên chữa mất ngủ hiệu quả

4 cách tự nhiên chữa mất ngủ hiệu quả

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến, có thể sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, khó ngủ hoặc thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại được.

9 biểu hiện cho thấy bạn mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng

9 biểu hiện cho thấy bạn mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Rối loạn trầm cảm nặng có thể bắt đầu ở bất kì tuổi nào, thường nhất trong lứa tuổi 20 -50. Theo các nhà nghiên cứu, tần suất rối loạn trầm cảm nặng bệnh ngày càng gặp nhiều ở nhóm người dưới 20 tuổi có lẽ liên quan đến lạm dụng rượu hoặc ma tuý.

Top