Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những điều cha mẹ đặc biệt lưu ý khi cho trẻ ăn ngày Tết

Thứ bảy, 18:56 13/02/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet - Chuyện ăn trong mấy ngày Xuân. Trong những ngày xuân, ăn uống trở thành vấn đề khiến không ít người phải đau đầu, đặc biệt là những gia đình có trẻ em. Nên cho trẻ em ăn những món gì để sau Tết, trẻ không bị béo phì hay suy dinh dưỡng?

Dưới đây là một số lưu ý của TS-BS Trần Thị Minh Hạnh – Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM – trong việc sử dụng thực phẩm ngày Tết cho trẻ.

Những món nên dùng

1.Hoa quả tươi, nước ép sinh tố hoặc nước ép trái cây

Hoa quả tươi, nước ép sinh tố, nước ép trái cây là những món nên dùng trong những ngày Tết (Ảnh minh họa)

Đây là nhóm thực phẩm mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích dùng nhiều trong dịp Tết. Công việc bếp núc và tiếp khách khiến nhiều phụ huynh quên cả việc đầu tư cho bữa ăn của trẻ, thậm chí đến lúc vào bữa ăn, trẻ mệt quá nên không còn muốn ăn thì phụ huynh cũng thôi luôn. Lúc đó, việc cho trẻ ăn các loại hoa quả sẽ giúp cơ thể cân bằng trở lại.

Nhóm thực phẩm này không chỉ là nguồn cung cấp chất khoáng, các loại vitamin cần thiết mà còn là nguồn chất xơ đáng kể để cân đối khẩu phần ăn vốn rất nhiều năng lượng, chất béo và đạm trong những ngày Tết. Nó cũng góp phần giảm nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của trẻ chỉ nên cho bé ăn những loại trái cây còn tươi, sạch, không dập nát, không có những vết thâm bên trong dù bên ngoài vỏ còn tươi đẹp. Những loại trái cây như cam, bưởi, quýt...rất tốt vì chứa nhiều nước, chất xơ, vitamin C; lớp vỏ dày của chúng giúp bảo quản lâu và thuận tiện khi đi ra ngoài.

2. Rau củ

Rau củ cũng là món ăn cần thiết trong mấy ngày Xuân (Ảnh minh họa)

Thực đơn cho trẻ trong những ngày Tết nên có nhiều rau củ như cải bó xôi, bắp cải, rau muống, cà rốt, xúp lơ, cải xoong...Ngoài việc cung cấp các vitamin cần thiết, bữa ăn có nhiều rau củ không chỉ giúp cân đối được lượng dinh dưỡng cao từ các món ăn giàu đạm và béo như thịt mỡ, trứng...mà còn tạo sự ngon miệng cho người ăn. Chất xơ từ các loại rau củ sẽ giúp cơ thể trẻ hạn chế hấp thu chất béo từ bữa ăn.

3. Các loại hạt

Các loại hạt (Ảnh minh họa)

Hạt dẻ, hạt bí, hạt hướng dương, điều, đậu phộng, các loại đậu sấy... có thể sử dụng như món ăn vặt nhằm cung cấp thêm các chất béo không no thiết yếu cho cơ thể. Không nên cho trẻ dưới 3 tuổi ăn các loại hạt này để tránh nguy cơ hạt rơi vào đường thở của trẻ.

4. Các loại bánh

Các loại bánh (Ảnh minh họa)

Bánh bông lan, bánh kem,...hay các loại bánh được làm bằng bột có bổ sung đường hoặc bơ, dầu béo, kẹp nhân kem hay chocolate... là những thành phần có thể sinh năng lượng thuộc nhóm bột đường giúp bé mau hấp thu và tiêu hóa. Có thể cho trẻ ăn bánh (với sự kiểm soát của cha mẹ) nhưng chỉ nên cho ăn sau bữa ăn chính hay phụ để tránh tình trạng bé bị no ngang trước bữa ăn.

5. Nước

Nước là loại đồ uống rất cần thiết trong những ngày thường và cả ngày Tết (Ảnh minh họa)

Lượng nước cung cấp cho trẻ mỗi ngày từ 1,5 – 2 lít nước (từ sữa, canh, nước uống). Có thể là nước lọc, nước trà, nước trái cây...Khi uống nước, nên uống nhiều lần, mỗi lần một chút. Tránh uống nhiều nước trước khi ăn vì sẽ làm đầy bụng, giảm lượng thức ăn từ các món khác. Uống nhiều nước lúc ăn còn làm loãng dịch vị nên việc tiêu hóa sẽ gặp khó khăn hơn.

6. Bữa ăn cân bằng

Các ông bố bà mẹ nên cố gắng mỗi ngày duy trì ít nhất một bữa ăn chính trong nhà có đày đủ món mặn, canh và rau xanh (luộc hoặc xào) vì dù có bổ sung các nhóm thực phẩm nào cũng không thể thay thế được bữa ăn chính.

Những món hạn chế dùng

1. Thức ăn cũ

Thức ăn cũ là những món ăn cần hạn chế dùng trong những ngày Xuân (Ảnh minh họa)

Những món ăn cứ phải thường xuyên hâm đi hâm lại sẽ dễ làm trẻ bị ngán. Ngoài ra, thời tiết nắng nóng sẽ dễ làm thực phẩm bị ôi thiu, nếu không được hâm lại kỹ thì rất dễ gây ngộ độc, tiêu chảy...

2. Các loại đồ khô(Lạp xưởng, Vịt lạp, Khô bò, Khô cá

Các loại đồ khô như Lạp xưởng, Vịt lạp là những đồ bạn nên hạn chế dùng (Ảnh minh họa)

Ngoài đặc tính dễ bám bụi, khói, các thực phẩm này còn là môi trường thuận lợi cho nấm mốc và vi trùng phát triển nếu không được bảo quản tốt. Nên hạn chế cho bé dùng vì nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và dị ứng từ nhóm thực phẩm này khá cao.

3. Các loại dưa muối chua

Các loại dưa muối chua (Ảnh minh họa)

Hạn chế cho trẻ dùng vì trong các loại thực phẩm này đều có chứa lượng muối khá cao, dễ làm bé khát nước. Ăn mặn quá cũng không tốt cho thận của trẻ.

4. Nước có gas, nước hương trái cây

Các loại nước có gas, nước hương trái cây (Ảnh minh họa)

Các loại nước này chủ yếu làm từ chất tạo ngọt và hương liệu công nghiệp, chẳng những không cung cấp những dưỡng chất cần thiết mà còn khiến cơ thể có cảm giác đầy bụng. Nhóm thức uống này chỉ nên cho trẻ dùng một ít trong bữa tiệc. Tránh cho trẻ dùng nhiều những loại thức uống này vì dễ làm trẻ no hơi, bỏ qua bữa chính, đặc biệt đối với trẻ béo phì sẽ lại càng làm trẻ tăng cân nhiều hơn.

5. Rau sống và các món ăn tái

Cẩn thận trong khi cho trẻ sử dụng rau sống. Hạn chế cho trẻ ăn các loại thịt, cá chế biến tái vì rất dễ khiến trẻ bị nhiễm giun sán.

Phúc Miên/ Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 13 giờ trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 14 giờ trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Top