Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những điều cần biết về bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp

Thứ bảy, 17:33 11/09/2021 | Sống khỏe

Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp (ALL) là một dạng ung thư máu tiến triển nhanh chóng và cần được điều trị khẩn cấp. Dưới đây là những điều cần biết về loại ung thư máu này.

Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp là gì?

Bệnh bạch cầu là một thuật ngữ chung để chỉ nhiều loại bệnh ung thư máu. Như tên bệnh đã chỉ ra, bệnh bạch cầu nguyên bào lymphocytic cấp (ALL) là một loại bệnh bạch cầu cấp tính, trái ngược với bệnh mãn tính, nghĩa là bệnh có xu hướng tăng triển và cần được điều trị kịp thời.

Những điều cần biết về bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp  - Ảnh 1.

ALL tác động đến tế bào lympho, một loại tế bào bạch cầu. Ở người khỏe mạnh, những tế bào này được tạo ra trong tủy xương, đầu tiên là những tế bào non được gọi là nguyên bào lympho; sau đó trở thành tế bào lympho và sau đó di chuyển trong máu để chống lại vi trùng. Tuy nhiên, ở những người bị ALL, các tế bào này không phát triển đúng cách và thay vào đó vẫn ở dạng nguyên bào lympho.

Vấn đề là việc sản sinh quá mức các tế bào lympho còn non (hay nguyên bào lympho) này có nghĩa là không có đủ chỗ trong tủy xương cho các loại tế bào bạch cầu khác. Các tế bào hồng cầu (mang oxy) và tiểu cầu (rất quan trọng cho quá trình đông máu) cũng bị đám đông đẩy bật ngoài.

Việc sản sinh tế bào bình thường bị gián đoạn có thể dẫn đến một loạt các vấn đề, bao gồm thiếu máu, nhiễm trùng và bầm tím hoặc chảy máu bất thường.

Là một bệnh ung thư máu, ALL có thể khá dễ dàng lan đến các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm hạch bạch huyết, gan, lách và não. Không giống như các ung thư khác bắt đầu dưới dạng một khối rắn (khối u), ALL được gọi là khối u "lỏng" vì nó nằm trong máu và có thể di căn khắp nơi.

Di căn thường xảy ra thậm chí trước khi bệnh nhân được chẩn đoán, nhưng điều này không có nghĩa là tiên lượng luôn xấu. ALL là loại ung thư hay gặp nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng 98% trẻ em có chẩn đoán bệnh sẽ thuyên giảm chỉ trong vòng vài tuần sau khi bắt đầu điều trị. Khoảng 90% số trẻ này sẽ được chữa khỏi.

Những con số có phần khác đối với người lớn bị ALL. Khoảng 80-90% bệnh nhân ALL người lớn sẽ thuyên giảm; nhưng khoảng một nửa cuối cùng sẽ tái phát.

Các yếu tố nguy cơ ALL

ALL là ung thư tương đối hiếm gặp. Khả năng một người bị bệnh này trong đời là 1/1000, so với nguy cơ mắc ung thư vú suốt đời của phụ nữ là 1/8.

Bất cứ ai cũng có thể bị ALL, nhưng một số người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Trẻ em và người lớn trên 50 tuổi là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

Các rối loạn di truyền bao gồm hội chứng Down và hội chứng Bloom làm tăng nguy cơ, cũng như việc tiếp xúc với bức xạ và một số hóa chất như benzen.

Thường thì đột biến di truyền không phải là nguyên nhân gây ALL. Tuy nhiên, đột biến có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong suốt cuộc đời của mỗi người khi các tế bào phân chia và tái tạo. Nhiều bệnh nhân ALL có một đột biến mắc phải được gọi là nhiễm sắc thể Philadelphia, là một dạng chuyển đoạn (khi ADN từ một nhiễm sắc thể bị đứt ra và gắn vào một nhiễm sắc thể khác).

Triệu chứng ALL

Các triệu chứng của ALL liên quan việc căn bệnh này cản trở quá trình sản sinh bình thường các tế bào máu cần thiết. Bệnh nhân bị bệnh bạch cầu, bao gồm cả những người bị ALL, sản sinh quá mức các tế bào bạch cầu non/bất thường, hậu quả là cản trở sản sinh các tế bào bạch cầu khỏe mạnh cũng như các tế bào hồng cầu và tiểu cầu.

Thiếu các tế bào bạch cầu khỏe mạnh có thể dẫn đến sốt không rõ nguyên nhân hoặc thường xuyên nhiễm trùng. Thiếu hồng cầu có thể gây kiệt sức bất thường, xanh xao và chóng mặt. Và quá ít tiểu cầu dẫn đến dễ bị bầm tím và máu sẽ khó đông hơn khi bị thương.

ALL cũng có thể gây đau xương khớp, đổ mồ hôi ban đêm, đau hoặc đầy dưới xương sườn hoặc thở đau.

Chẩn đoán ALL

Vì các triệu chứng không quá đặc hiệu nên bước đầu tiên để chẩn đoán bất kỳ bệnh bạch cầu nào là xét nghiệm máu. Những người bị ALL thường có số lượng tế bào bạch cầu cao bất thường (mặc dù đây không phải là những tế bào bảo vệ/khỏe mạnh) và số lượng hồng cầu và tiểu cầu thấp.

Nếu xét nghiệm máu cho thấy khả năng mắc bệnh bạch cầu, thì bước tiếp theo thường là chọc hút và sinh thiết tủy xương. Bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim nhỏ để lấy mẫu tủy xương lỏng và một lượng nhỏ tủy xương, có thể là từ xương chậu. Những mẫu này sau đó được phân tích cùng với mẫu máu để xác định có bị bệnh bạch cầu hay không và nếu có thì đó là ALL hay loại khác.

Nếu bị ALL, bác sĩ sẽ cho biết bạn mắc loại thứ type nào. Có hai loại thứ type chính: bệnh bạch cầu nguyên bào lympho tế bào B và bệnh bạch cầu nguyên bào lympho tế bào T. Loại tế bào B tác động đến tế bào lympho B, là những tế bào bạch cầu dọn dẹp sau khi tế bào T tấn công virus hoặc vi khuẩn. Hầu hết những người bị ALL đều là type tế bào B.

Điều trị ALL

Với ung thư máu, không có khối u rắn để phẫu thuật cắt bỏ như ung thư vú hoặc ung thư phổi. Do đó phương pháp điều trị đầu tay tiêu chuẩn thường là hóa trị.

Hóa trị tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chúng tái tạo. Bệnh nhân ALL thường cần yêu cầu ba giai đoạn hóa trị, theo Trung tâm Y tế Đại học Rochester. Giai đoạn đầu tiên để tiêu diệt các tế bào bạch cầu trong máu và tủy xương và đưa số lượng tế bào máu trở lại bình thường. Giai đoạn hai nhằm loại bỏ những tế bào ung thư còn sót lại và ngăn ngừa tái phát. Giai đoạn ba, giai đoạn duy trì, thường dùng liều hóa trị thấp hơn nhưng mất vài năm để hoàn thành.

Một số bệnh nhân ALL có thể thích hợp với xạ trị hoặc liệu pháp hướng đích. Xạ trị sử dụng liều cao tia X hoặc các hạt khác để tiêu diệt ung thư. Liệu pháp hướng đích là thuốc, thường bằng đường uống, nhằm vào một phần cụ thể của tế bào ung thư và không đụng chạm đến các mô khỏe mạnh. Khoảng 1/4 số bệnh nhân ALL người lớn mang nhiễm sắc thể bất thường gọi là nhiễm sắc thể Philadelphia, thích hợp cho các loại thuốc điều trị hướng đích như imatinib (Gleevec), khi kết hợp với hóa trị, thường rất hiệu quả.

Theo Cẩm Tú/Dân trí

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 9 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Sống khỏe - 13 giờ trước

Các thử nghiệm ban đầu cho thấy, chỉ cần một giọt máu rất nhỏ có thể phát hiện ba dạng ung thư nguy hiểm nhất và sẽ cần nhiều thời gian hơn nữa để thí nghiệm trên diện rộng thì mới có thể đưa vào thực tiễn.

8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

Sống khỏe - 17 giờ trước

Đối với phụ nữ, việc mang thai, sinh nở hay tuổi tác khiến cơ thể dễ thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Những dưỡng chất đó là gì và chị em nên bổ sung những thực phẩm nào trong chế độ ăn uống hằng ngày?

Giải pháp hỗ trợ bổ sung canxi cho người Việt

Giải pháp hỗ trợ bổ sung canxi cho người Việt

Sống khỏe - 18 giờ trước

Đau nhức xương khớp, mỏi gối, tê tay mỗi khi trái gió trở trời là tình trạng chung của nhiều người cao tuổi khi bước vào giai đoạn xương lão hóa. Nếu trước đây phải sau độ tuổi 50 mới hay xuất hiện các triệu chứng đau xương khớp thì ngày nay độ tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa và phổ biến.

Bé 4 tuổi tử vong do ăn trứng sai cách, người Việt cần bỏ ngay thói quen luộc trứng theo cách này

Bé 4 tuổi tử vong do ăn trứng sai cách, người Việt cần bỏ ngay thói quen luộc trứng theo cách này

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Việc ăn trứng luộc lòng đào, để lâu trong tủ lạnh chính là nguyên nhân gây nên cái chết của bé trai xấu số.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Tập luyện ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp

Tập luyện ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp

Sống khỏe - 21 giờ trước

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy lợi ích của các chương trình tập luyện thể dục với các cường độ khác nhau trong phòng ngừa cũng như điều trị người bệnh nhồi máu cơ tim.

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Loãng xương là một căn bệnh mà lực của xương bị suy giảm, cấu trúc xương bị tổn hại dễ gãy đột ngột khi có lực bên ngoài tác động vào. Xoa bóp xương khớp góp phần phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương.

Top