Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục: “Tôi mong mọi trẻ em VN đều có sữa uống mỗi ngày”

Thứ tư, 15:25 05/11/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - Theo GS.TS Trần Hồng Quân thì ly sữa học đường là một trong những biện pháp hiệu quả nâng dần chiều cao trung bình của người Việt Nam.

Con số trung bình chiều cao của nam thanh niên Việt Nam thấp hơn so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới 13,1 cm khiến cho người dân Việt cảm thấy buồn, trăn trở. Nhiều chuyên gia lo ngại, thắc mắc tại sao mình không có một chương trình nâng chiều cao tầm quốc gia?

Mới đây, đề án Sữa học đường được đưa ra – mỗi học sinh được uống 1 ly sữa hàng ngày là một trong những giải pháp nhằm thúc đẩy chiều cao, phát triển trí tuệ trẻ. Liên quan đến việc triển khai đề án này, chúng tôi có trao đổi với GS.TS. Trần Hồng Quân – Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thưa ông, khoảng 50,60 năm trước xét về chiều cao, thể lực của người Nhật như thế nào so với bây giờ?

GS. Trần Hồng Quân: Ngày xưa, người Nhật nói chung trung bình chiều cao của họ thấp.

Tuy nhiên đó là chuyện của ngày xưa. Nhiều năm nay, họ có cả một chương trình quốc gia để nâng chiều cao người dân lên. Đó là chủ trương rất quan trọng, chính phủ họ chủ động, phấn đấu toàn diện ngoài dinh dưỡng và tập luyện rất hiệu quả.

Nhìn trở lại Việt Nam, ông cảm thấy thế nào khi thấy con số của Bộ Y tế đưa ra về chiều cao trung bình của người dân Việt Nam thấp hơn tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới nam là 13,1cm và nữ là 10,7 cm, trong khi chiều cao trung bình của nam thanh niên Nhật Bản đã lên đến mức 1,715 m, Hàn Quốc là 1,739 m?

GS. Trần Hồng Quân: Ở Việt Nam những con số đó là đáng buồn vì nhiều chục năm chiều cao trung bình của mình có lên vài centimet. Việc phấn đấu để nâng chiều cao lên vẫn là vấn đề bức xúc, trăn trở.

Nhiều lần thấy học sinh mình lên sân khấu nhận bằng khen, biểu diễn với các nước bạn mà xót xa, sốt ruột quá. Vì trẻ em mình quá thấp bé. Nếu thấy em nào cao lớn tôi vui mừng lắm. Hoặc mỗi lần xem bóng đá giải đấu khu vực thấy các cầu thủ mình nhỏ bé, sức khỏe không dẻo dai bằng người Hàn, Nhật. Đó là điều đáng tiếc!

Rõ ràng, ở thành phố phát triển thì trẻ thường cao hơn vì được bổ sung đủ chất dinh dưỡng trong đó có sữa uống hàng ngày. Nhưng nếu nhìn trẻ miền núi, những nơi khó khăn, trẻ còi cọc, nhỏ bé, nhiều học sinh cấp 2 mà cứ như tiểu học. Phần lớn con cái có chế độ dinh dưỡng tốt đều có chiều cao tốt hơn bố mẹ, gen di truyền không ảnh hưởng nhiều lắm.

Và theo tôi nghĩ, một trong những giải pháp để nâng cao chiều cao chính là rèn luyện thói quen uống sữa của trẻ, hỗ trợ sữa cho các em lứa tuổi mầm non, tiểu học. Vì vậy, tôi thực sự hoan nghênh đề án Sữa học đường. Chúng ta cần phải khẩn trương triển khai đề án này.

Việc thực hiện đề án này, cần sự chung tay của toàn xã hội. Với cương vị nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, ông có cảm xúc như thế nào khi trẻ em Việt Nam không được hưởng 1 ly sữa mỗi ngày?

GS. Trần Hồng Quân: Người Việt Nam truyền thống xưa không có thói quen uống sữa, vì chúng ta thiếu sữa quá. Nhưng giờ đời sống tinh thần được nâng dần lên, chúng ta phải nâng mức bình quân sữa trên đầu người dân.

Thời chúng tôi không biết sữa là gì, như một thứ xa xỉ, mà sữa thì có tác dụng, hiệu quả rất lớn nếu sử dụng với lứa tuổi mầm non, tiểu học.

Tăng chiều cao là vấn đề rất lớn của quốc gia, nếu chúng ta thực hiện đến nơi đến chốn thì sẽ hiệu quả.

Vai trò của ly sữa hàng ngày rất lớn và đề án Sữa học đường đã được vạch ra, vậy chúng ta cần làm gì và bắt đầu từ đâu thưa nguyên Bộ trưởng?

GS. Trần Hồng Quân: Phải triển khai ngay một chương trình quốc gia để đặt kế hoạch các giải pháp toàn diện để nâng cao chiều cao cho người việt, đặc biệt là trẻ con. Chúng ta có thể kêu gọi các công ty sữa góp sữa cho học đường hoặc đưa ra chính sách khuyến khích địa phương triển khai đề án này.

Những người đứng đầu ngành giáo dục, y tế và doanh nghiệp cần ngồi lại hợp tác để đưa ra kế hoạch cụ thể, có hệ thống để triển khai một cách khẩn trương, hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, điều tôi lo ngại là rất nhiều vấn đề chúng ta biết, kêu gọi, thậm chí là đặt mục tiêu nhưng kế hoạch thực hiện không đến nơi đến chốn. Đặt ra mục tiêu nhưng không làm được.

Những vị có trách nhiệm bên Bộ GD&ĐT cần hành động ra sao, thưa ông?

GS. Trần Hồng Quân: Triển khai được là quá tốt nhưng triển khai như thế nào thì cần bàn kỹ, lên kế hoạch cụ thể.

Tôi đã nghe chương trình Sữa học đường này đã lâu nhưng còn nhiều câu hỏi về cách thức thực hiện. Vì nguồn đầu tư ở đâu, vận chuyển sữa như thế nào, triển khai đề án trong vòng bao năm? Nếu là tôi, tôi sẽ ưu tiên số sữa đó cho học sinh vùng nông thôn, miền núi khó khăn. Tôi mong mọi trẻ em Việt Nam đều có ly sữa mỗi ngày để uống.

Trân trọng cảm ơn ông vì cuộc chia sẻ!

Sữa học đường cải thiện đáng kể tầm vóc trẻ em

Các nhà khoa học chỉ ra rằng: Khoảng 54% chiều cao tối đa của trẻ đã đạt được khi tròn 3 tuổi, 32% chiều cao tối đa vào khoảng 12 tuổi và 14% còn lại vào 18 tuổi. Vì thế, nếu trẻ em lứa tuổi vàng không được uống sữa chất lượng, đúng quy chuẩn, thì tầm vóc người Việt sẽ không được cải thiện.

Từ năm 2013, Viện Dinh dưỡng quốc gia kết hợp với chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu của Pháp cùng TH đã dày công nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng sữa TH school MILK trên thực thể 3.600 học sinh tại 13 trường mầm non và tiểu học ở Nghĩa Đàn (Nghệ An).

Kết quả được thử nghiệm được Hội đồng Khoa học của Viện Dinh dưỡng quốc gia xác nhận: TH school MILK góp phần giảm đáng kể tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân và cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu, thiếu kẽm và thiếu vitamin.

Thiên Di (thực hiện)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 41 phút trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 18 giờ trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 20 giờ trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Top