Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngủ đủ 7 - 8 tiếng, người dậy lúc 5h sáng thì khoẻ, người dậy 9h sáng thì chỉ muốn nằm dài cả ngày?

Thứ năm, 08:00 13/04/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet – 7- 8 giờ đồng hồ lâu nay được coi là “tiêu chuẩn vàng” giấc ngủ của con người. Nhưng vì sao cùng ngủ từng ấy thời gian, có người dù thức dậy lúc 5h sáng vẫn khoẻ khoắn, minh mẫn, còn có người lại chỉ muốn nằm thêm dù dậy lúc 9h?

Với nhiều người, có một giấc ngủ sâu, dù là ngắn thôi cũng có giá trị gấp vạn lần chuyện nằm cả ngày nhưng miên man không sâu giấc. Trong xã hội hiện đại, giấc ngủ ngon là điều không phải ai cũng có may mắn có được. Trong khi đó, giấc ngủ ngon phụ thuộc nhiều vào chính thói quen hàng ngày của chúng ta.

Ngủ bao lâu là đủ? Là vấn đề được nhiều tổ chức, cá nhân nghiên cứu. Cách đây không lâu, một tổ chức phi lợi nhuận có tên là Quỹ Giấc ngủ Quốc gia (NSF) cùng với 18 nhà khoa học về y tế giỏi nhất đã xem xét hơn 300 nghiên cứu về các giấc ngủ để cố gắng tìm câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi này.


Nếu như bị mất ngủ, sức khỏe của chúng ta sẽ suy kém.

Nếu như bị mất ngủ, sức khỏe của chúng ta sẽ suy kém.

Điều bất ngờ là câu trả lời rất… đương nhiên: “Nó còn tùy”. Không có con số nào được gọi là hoàn hảo với mỗi người. Tuy vậy, báo cáo của NSF (được đăng tải trên Tạp chí Sức khỏe Giấc ngủ - Sleep Health Journal) đã đưa ra khuyến nghị chung về số giờ ngủ mỗi ngày cho tất cả các nhóm tuổi khác nhau.

Số giờ ngủ tối ưu mỗi ngày đối với các nhóm tuổi được NSF khuyến cáo như sau:

- Trẻ sơ sinh (0-3 tháng): 14-17 giờ mỗi ngày.

- Trẻ từ 4-11 tháng: 12-15 giờ mỗi ngày.

- Trẻ từ 1-2 tuổi 11-14 giờ mỗi ngày.

- Trẻ mẫu giáo (3-5 tuổi) 10-13 giờ mỗi ngày.

- Trẻ tiểu học (6-13): 9-11 giờ mỗi ngày.

- Thanh thiếu niên (14-17 tuổi): 8-10 giờ mỗi ngày.

- Thanh niên (18-25 tuổi): 7-9 giờ mỗi ngày.

- Người trưởng thành (26-64 tuổi): 7-9 giờ mỗi ngày.

- Người già (trên 65 tuổi): 7-8 giờ mỗi ngày.

Như vậy, trừ trẻ em, thì từ người 18-trên 65 tuổi, mỗi ngày nên đảm bảo giấc ngủ từ 7 – 9 tiếng. Tuy nhiên, tại sao cũng ngủ đủ từng đó tiếng, mà người ngủ từ 10h đêm đến 5h sáng thì tinh thần sảng khoái, trong khi người ngủ 2h sáng tới 9h sáng lại rất uể oải?

Lý giải điều này, trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, Thầy thuốc nhân dân Phùng Đình Khánh, Hội Đông y Việt Nam, cho biết: Mỗi giờ ngủ buổi đêm có giá trị còn hơn 3 giờ ngủ ban ngày. Vì khi ngủ buổi tối, cơ thể được dưỡng âm. Lúc đó, thận, tim, não… là các bộ phận được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng và tái tạo năng lượng cho ngày hôm sau.

Nói về ý nghĩa của việc ngủ đủ, đặc biệt với trẻ em, BS Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: “Giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển chiều cao. Hormone tăng trưởng giúp tăng chiều cao được tiết ra nhiều nhất với điều kiện bé đã ngủ sâu. Trong khi giấc ngủ sâu thường bắt đầu khoảng 1-2 giờ sau khi ngủ. Vì vậy, để trẻ phát triển được chiều cao, cha mẹ phải cho trẻ ngủ sớm trước 22h, trên 8 tiếng mỗi ngày. Đặc biệt trẻ sơ sinh đến dưới 3 tuổi, thậm chí khi trẻ chưa đi học cấp 1, trẻ cần ngủ sớm hơn, thời gian ngủ dài hơn, trung bình từ 12 - 14 tiếng mỗi ngày”.

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý theo BS Lê Thị Hải, với hầu hết các bé thấp còi đến khám dinh dưỡng tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khi bác sĩ “điều tra” lịch sinh hoạt hàng ngày thì thấy, các bé đều ngủ rất muộn, sáng hôm sau 8 - 9h chưa dậy, bỏ qua thời điểm vàng để tắm nắng bổ sung vitamin D. Điều này là do bố mẹ không tạo cho con thói quen tốt, không hiểu được giá trị của việc đi ngủ sớm cho tương lai con em mình.

Bs CK II Phạm Văn Trụ - Bệnh viện Tâm thần TP HCM cho biết, giấc ngủ không đủ dưới 6 giờ trong đêm khá phổ biến, khoảng 37 % người ở độ tuổi 20 – 39 và 40% người ở độ tuổi 40 – 59.

Không ngủ ngon sẽ dẫn đến rối loạn quá trình hoạt động sinh lý của con người, trong đó một số nội tiết tố bình thường gây tăng nồng độ đường huyết trước khi chúng ta chuẩn bị cho công việc hàng ngày.

Nếu như bị mất ngủ, sức khỏe của chúng ta sẽ suy kém, một số nội tiết tố như adrenaline và cortisol tăng nhanh trong máu gây ra trạng thái căng thẳng và làm cho huyết áp gia tăng. Đồng thời nhịp tim trở nên rối loạn và hoạt động của hệ miễn dịch bị suy giảm. Chính vì vậy những người mất ngủ luôn cảm thấy lo lắng và khả năng mắc bệnh tâm thần và một số bệnh liên quan nhiều hơn.

Bs CK II Phạm Văn Trụ - Bệnh viện Tâm thần TP HCM

T.Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

Sống khỏe - 1 giờ trước

Đối với phụ nữ, việc mang thai, sinh nở hay tuổi tác khiến cơ thể dễ thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Những dưỡng chất đó là gì và chị em nên bổ sung những thực phẩm nào trong chế độ ăn uống hằng ngày?

Giải pháp hỗ trợ bổ sung canxi cho người Việt

Giải pháp hỗ trợ bổ sung canxi cho người Việt

Sống khỏe - 3 giờ trước

Đau nhức xương khớp, mỏi gối, tê tay mỗi khi trái gió trở trời là tình trạng chung của nhiều người cao tuổi khi bước vào giai đoạn xương lão hóa. Nếu trước đây phải sau độ tuổi 50 mới hay xuất hiện các triệu chứng đau xương khớp thì ngày nay độ tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa và phổ biến.

Bé 4 tuổi tử vong do ăn trứng sai cách, người Việt cần bỏ ngay thói quen luộc trứng theo cách này

Bé 4 tuổi tử vong do ăn trứng sai cách, người Việt cần bỏ ngay thói quen luộc trứng theo cách này

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Việc ăn trứng luộc lòng đào, để lâu trong tủ lạnh chính là nguyên nhân gây nên cái chết của bé trai xấu số.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Tập luyện ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp

Tập luyện ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp

Sống khỏe - 6 giờ trước

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy lợi ích của các chương trình tập luyện thể dục với các cường độ khác nhau trong phòng ngừa cũng như điều trị người bệnh nhồi máu cơ tim.

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Sống khỏe - 22 giờ trước

Loãng xương là một căn bệnh mà lực của xương bị suy giảm, cấu trúc xương bị tổn hại dễ gãy đột ngột khi có lực bên ngoài tác động vào. Xoa bóp xương khớp góp phần phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương.

6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thêm rau xanh vào chế độ ăn uống vừa tô điểm cho bữa ăn thêm dinh dưỡng và giúp nuôi dưỡng trái tim khỏe mạnh.

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị biến chứng tiểu đường cho biết anh vốn có sức khỏe tốt. Sở thích của anh là uống các loại nước ngọt chứa nhiều đường. Thói quen này đã duy trì từ hồi sinh viên đến trước khi anh nhập viện.

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Ăn thịt đỏ, đồ chiên rán, chế biến sẵn, ăn uống thất thường... tế bào ung thư có thể ghé thăm cơ thể bạn bất cứ lúc nào. Cần tránh xa những đồ ăn dù hấp dẫn, ngon miệng này.

Top