Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghiên cứu: Các loại vaccine COVID-19 bảo vệ con người trong bao lâu?

Thứ ba, 08:03 24/08/2021 | Sống khỏe

Vaccine COVID-19 có hiệu quả ngăn ngừa tình trạng nghiêm trọng và tử vong khi không may mắc bệnh. Nhưng các loại vaccine COVID-19 bảo vệ bạn trong bao lâu?

Một nghiên cứu mới từ Đại học Oxford đã cố gắng trả lời câu hỏi này.

Nghiên cứu được thực hiện bằng hình thức xét nghiệm COVID-19 cho 700.000 tham gia. Quá trình phân tích diễn ra trước và sau khi biến thể Delta "hoành hành" nên các nhà nghiên cứu có thể đánh giá hiệu quả của các mũi tiêm chống lại virus SARS-CoV-2 và cả biến chủng của nó.

Loại vaccine nào có hiệu quả lâu dài nhất?

Theo kết quả nghiên cứu, khi so sánh với tiêm chủng AstraZeneca, tiêm 2 liều vaccine Pfizer ban đầu có vẻ có hiệu quả cao hơn đối với biến thể Delta. Nhưng nghiên cứu sơ bộ cũng cho thấy hiệu quả của nó giảm nhanh hơn.

Nghiên cứu: Các loại vaccine COVID-19 bảo vệ con người trong bao lâu? - Ảnh 1.

Cụ thể, một tháng sau khi tiêm liều vaccine Pfizer thứ 2, hiệu quả chống lại COVID-19 cao hơn 90% so với không tiêm. Sau 2 tháng, hiệu quả này giảm xuống còn 85% và sau 3 tháng còn 78%.

Đối với vaccine AstraZeneca, các mức độ hiệu quả này lần lượt là 67%, 65% và 61%. Như vậy, theo các nhà khoa học, sau 4-5 tháng, vaccine này vẫn có khả năng bảo vệ chống lại biến thể Delta gần như ban đầu.

Một liều vaccine Moderna có hiệu quả tương tự hoặc cao hơn đối với biến thể Delta như các loại vaccine khác. Các nhà khoa học của Đại học Oxford chưa có dữ liệu về tác dụng khi tiêm đủ 2 liều vaccine Moderna.

Bởi vì thời gian tiêm chủng được triển khai vào tháng 12/2020 nên các nhà nghiên cứu cho biết họ cần thêm thời gian hoạt động của các mũi tiêm thì mới có thể đưa ra các thông tin khác nữa.

Theo tiến sĩ Koen Pouwels, nhà nghiên cứu cấp cao tại Khoa Y tế Dân số Nuffield của Đại học Oxford, mặc dù hiệu quả bảo vệ có thể suy giảm đối với vaccine Pfizer nhưng điều quan trọng cần lưu ý là hiệu quả tổng thể của các loại vaccine vẫn rất cao.

Nhận xét về nghiên cứu này, Tiến sĩ Alexander Edwards, phó giáo sư về Công nghệ Y sinh tại Đại học Reading, đồng ý rằng: "Nhìn chung, nghiên cứu này là tuyệt vời vì nó cho thấy rằng mặc dù những người được tiêm phòng vẫn có nguy cơ lây nhiễm biến chủng Delta cao hơn so với chủng cũ nhưng vaccine vẫn có hiệu quả bảo vệ đáng kể. Có những khác biệt nhỏ - giữa các loại vaccine khác nhau và một số thay đổi theo thời gian - nhưng chúng đều hoạt động hiệu quả".

Nghiên cứu: Các loại vaccine COVID-19 bảo vệ con người trong bao lâu? - Ảnh 2.

Phải tiêm bao nhiêu liều vaccine thì có thể chống lại được biến thể Delta?

Phát hiện chính của nghiên cứu là các mũi tiêm có tác dụng chống lại biến thể Delta hiệu quả. Mặc dù tác dụng của vaccine với biến thể Delta thấp hơn so với biến thể Alpha, nhưng người tiêm 2 liều vaccine có khả năng bảo vệ 70-80%. Tiêm 1 liều vaccine có thể ngăn ngừa nửa số ca bệnh.

Bộ Y tế Công cộng Anh cho hay, tiêm 2 liều Pfizer hoặc AstraZeneca giúp bảo vệ hơn 90% đối với nguy cơ nhập viện vì biến thể Delta.

Kết quả nghiên cứu của Oxford cũng cho thấy những người trẻ hơn (18-34 tuổi) được bảo vệ nhờ tiêm chủng cao hơn so với nhóm lớn tuổi (35 đến 64 tuổi).

Tuy nhiên, những người được tiêm chủng vẫn có thể bị nhiễm Delta với nồng độ virus tương tự như những người chưa được tiêm chủng. Điều này cho thấy các bệnh nhân đó có thể sẽ truyền bệnh cho người khác.

Các phát hiện của Oxford phù hợp với phân tích của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và được đưa ra khi chính phủ Hoa Kỳ vạch ra kế hoạch thực hiện mũi tiêm tăng cường chống lại COVID-19 vào tháng tới trong bối cảnh số ca nhiễm biến thể Delta ở quốc gia này đang gia tăng.

Israel đã bắt đầu sử dụng liều Pfizer thứ ba vào tháng trước để đối phó với sự gia tăng các ca bệnh tại địa phương do biến chủng Delta gây ra. Một số quốc gia châu Âu cũng dự kiến sẽ bắt đầu cung cấp thuốc tăng cường cho người già và những người có hệ miễn dịch kém.

T.T

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Sống khỏe - 7 giờ trước

Loãng xương là một căn bệnh mà lực của xương bị suy giảm, cấu trúc xương bị tổn hại dễ gãy đột ngột khi có lực bên ngoài tác động vào. Xoa bóp xương khớp góp phần phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương.

6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

Sống khỏe - 12 giờ trước

Thêm rau xanh vào chế độ ăn uống vừa tô điểm cho bữa ăn thêm dinh dưỡng và giúp nuôi dưỡng trái tim khỏe mạnh.

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị biến chứng tiểu đường cho biết anh vốn có sức khỏe tốt. Sở thích của anh là uống các loại nước ngọt chứa nhiều đường. Thói quen này đã duy trì từ hồi sinh viên đến trước khi anh nhập viện.

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Ăn thịt đỏ, đồ chiên rán, chế biến sẵn, ăn uống thất thường... tế bào ung thư có thể ghé thăm cơ thể bạn bất cứ lúc nào. Cần tránh xa những đồ ăn dù hấp dẫn, ngon miệng này.

5 loại thuốc có thể gây khô âm đạo và cách xử trí

5 loại thuốc có thể gây khô âm đạo và cách xử trí

Sống khỏe - 13 giờ trước

Khô âm đạo có thể gây cảm giác khó chịu, ngứa, đau, giảm hứng thú trong “cuộc yêu”, nhiễm trùng đường tiết niệu… Có nhiều nguyên nhân gây khô âm đạo, nhưng việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này…

11 loại thực phẩm tăng khả năng sinh sản cho cả 2 giới

11 loại thực phẩm tăng khả năng sinh sản cho cả 2 giới

Sống khỏe - 14 giờ trước

Các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với khả năng sinh sản. Việc hiểu được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch ăn kiêng cho khả năng sinh sản cũng rất cần thiết.

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Người phụ nữ nhập viện cấp cứu vì mất nước nặng, rối loạn điện giải, suy thận cấp. Người nhà cho biết bệnh nhân thường xuyên mua nhiều loại thuốc kháng sinh, uống không theo liều lượng được khuyến cáo.

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Không ai có thể ngờ rằng chính cốc sữa tươi đó lại là "sợi dây cứu mạng" cho hàm răng của nam sinh.

Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ

Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Rau khoai lang là "kho tàng vitamin", riêng lượng vitamin B2 trong rau khoai lang đã nhiều gấp 10 lần so với củ khoai lang. Ngoài ra, loại rau này cũng rất giàu chất xơ, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa...

Top