Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nắng nóng gay gắt, có nơi lên 42 độ C, làm gì để da vừa khoẻ khi buộc phải đeo khẩu trang nơi công cộng?

Thứ năm, 14:33 07/05/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet - Để phòng COVID-19, mọi người được yêu cầu đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng, không ít người da bị "bí", tiết nhiều mồ hôi, bã nhờn, có người bị dị ứng. Làm gì để hạn chế tình trạng này?

Sáng 7/5, theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ ngày hôm qua, 6/5, nắng nóng tiếp tục xảy ra diện rộng, có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C.

Dự báo hôm nay, nền nhiệt tăng ở nhiều nơi, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày từ 40-42 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất trong ngày phổ biến 40-55%. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C từ 11-17 giờ.

Trong 2 ngày tới (8-9/5) cường độ nắng nóng tiếp tục gia tăng, ở phía Đông Bắc Bộ có nơi trên 38 độ C, cao hơn dự báo ngày hôm nay 2 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất trong ngày phổ biến 30-50%. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 10-18 giờ.

Nắng nóng gay gắt, có nơi lên 42 độ C, làm gì để da vừa khoẻ khi buộc phải đeo khẩu trang nơi công cộng? - Ảnh 1.

Hôm nay, có nơi được dự báo nhiệt độ lên tới 42 độ C, nắng nóng gay gắt.

Riêng khu vực Hà Nội, thời tiết nắng nóng, dự báo có thể đạt 37 độ C trong 2 ngày tới. Ngày hôm nay, chỉ số tia UV ở Hà Nội có giá trị từ 6-8, Đà Nẵng có giá trị từ 9-10, TP HCM có giá trị từ 8-9 ứng với mức ảnh hưởng nguy cơ gây hại cao đến rất cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

Dưới ánh nắng gay gắt, làm sao để có làn da khoẻ trong mùa hè, đặc biệt với yêu cầu buộc phải đeo khẩu trang khi đi ra nơi công cộng hoặc khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng, đến nơi đông người... để phòng chống dịch COVID-19 là điều khiến nhiều người quan tâm.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, BSCK2 Nguyễn Thị Thanh Thùy - Trưởng Khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em (Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho hay, trong những ngày oi bức, nắng nóng, làn da tăng tiết mồ hôi, bã dầu rất nhiều nên dễ gây nên các bệnh về da như mụn, trứng cá, tàn nhang, sạm da...

Nắng nóng gay gắt, có nơi lên 42 độ C, làm gì để da vừa khoẻ khi buộc phải đeo khẩu trang nơi công cộng? - Ảnh 2.

BSCK2 Nguyễn Thị Thanh Thùy tư vấn trực tuyến cho bệnh nhân. Ảnh: BV

Ngoài ra, chúng ta vẫn phải tiếp tục các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, trong đó có việc đeo khẩu trang, nên không ít người bị "bí", tiết nhiều mồ hôi vùng mặt, hoặc có người bị dị ứng do chăm sóc không đúng cách.

Theo BS Thanh Thuỳ, điều quan trọng nhất để làn da khoẻ, đẹp trong mùa nắng nóng hay thời tiết cực đoan, là phải giữ cho làn da sạch, chăm sóc đúng cách, kiểm soát tăng tiết mồ hôi, bã dầu thường xuyên.

Ngoài việc rửa mặt đúng cách, về chế độ ăn, BS Thuỳ khuyến cáo phải tăng cường các chất hoa quả, vitamin, khoáng chất, hạn chế đồ chiên rán, đồ mỡ, buổi sáng đi làm hay đi học phải ăn sáng đầy đủ; kiểm soát chế độ sinh hoạt, tập luyện thể dục đều đặn, nghỉ ngơi đúng giờ, tránh thức khuya, kiểm soát stress căng thẳng...

Đặc biệt, cần đảm bảo chế độ bù đủ nước, uống 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Thời tiết nắng nóng, cơ thể ra mồ hôi nhiều, mệt mỏi, da không được cấp ẩm thường xuyên là nguyên nhân khiến da xấu đi. "Một lưu ý khác là thời tiết oi bức, nhiệt độ cao khiến nhiều người khó chịu nên liên tục tắm rửa. Điều này là không nên bởi tắm nhiều khiến da khô. Chỉ nên tắm 1-2 lần/ngày, hạn chế tắm nước quá lạnh hay nóng làm hại làn da" - BS Thuỳ nói.

Với nhóm học sinh, đặc biệt là học sinh lứa tuổi tiền dậy thì, dậy thì..., BS Thuỳ cho hay nhóm học sinh này dễ tăng bệnh về da, bởi sự tăng tiết mạnh mẽ bã dầu, mồ hôi, việc đeo khẩu trang không đúng cách hoặc chăm sóc da không đúng cách khi đeo khẩu trang sẽ khiến làn da ảnh hưởng. Tăng cường rửa mặt thường xuyên, đặc biệt khi rửa mặt thì bàn tay phải sạch là điều rất quan trọng.

Các bác sĩ khuyến cáo, nên dùng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ làn da khỏi những tác hại xấu từ tia UV có trong ánh nắng mặt trời như lão hóa, đen sạm, rám, tàn nhang, ung thư da. Điều lưu ý là dùng kem chống nắng hàng ngày buộc phải tẩy trang đúng cách, nếu chỉ rửa mặt sẽ không làm sạch được da.

Đối với da mụn, kem chống nắng lại càng quan trọng hơn, ngoài công dụng bảo vệ da thì kem chống nắng còn có thể giúp da không bị tổn thương và dự phòng chứng tăng sắc tố sau viêm.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Sống khỏe - 40 phút trước

Dị ứng thực phẩm là một tình trạng rất phổ biến, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một loại protein đặc biệt có trong thức ăn và gây ra một số phản ứng có thể nghiêm trọng. Vậy người bị dị ứng thực phẩm nên ăn uống thế nào để phòng tránh dị ứng?

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ này thường xuyên uống Medrol liều cao để giảm đau, trong khi loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Chất xơ có trong đậu ngự giúp đào thải cholesterol, giảm nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh tim mạch nguy hiểm dẫn đến đột quỵ, đau tim...

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Những thói quen tưởng chừng tiện lợi nhưng có thể gây nguy hại cho sức khoẻ.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Dời lịch chạy thận 1 ngày đi ăn cưới, cộng với việc không tuân thủ chế độ ăn kiêng dành cho người suy thận mạn, người phụ nữ 54 tuổi gặp nguy kịch.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 19 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Top