Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mắc chứng “nghiện” nhà vệ sinh, người đàn ông không dám “yêu” vợ

Thứ năm, 08:13 10/10/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Sự cố "tè dầm" khi đang yêu khiến anh mặc cảm, nhiều lúc sợ không dám gần vợ dù anh đã cố gắng hết sức.

Mắc chứng “nghiện” nhà vệ sinh, người đàn ông không dám “yêu” vợ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Hết ham muốn tình dục vì hội chứng "tè dầm"

Anh N.T.T bị chứng rối loạn tiểu tiện nhiều năm nay. Bệnh khiến anh rất khó chịu khi tiểu buốt, tiểu rắt vài chục lần mỗi ngày. Có những ngày anh đi tới 50 lần. Chỉ cần ho, hắt hơi hay mang vật nặng cũng khiến anh có thể "tè dầm", ướt át như con nít. Bệnh ngày càng nặng hơn, anh mất ăn mất ngủ khiến cơ thể gầy sọp nhanh chóng.

Căn bệnh cũng làm anh luôn thấy tự ti, mặc cảm. Mọi cuộc đi chơi của cơ quan, bạn bè hay gia đình, anh đều không dám đi vì chỉ sợ cảnh phải đi tìm nhà vệ sinh. Ngay chính chuyện sinh hoạt vợ chồng trở nên vô cùng phức tạp, gặp không ít tình huống dở khóc dở cười vì cứ đang "yêu" vợ, anh lại phải dừng lại vì buồn tiểu. Sự cố "tè dầm" khi đang yêu khiến anh mặc cảm, nhiều lúc sợ gần vợ dù cố gắng hết sức.

Tìm đến Phòng khám chuyên khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, sau khi làm các kiểm tra, anh được chẩn đoán mắc rối loạn tiểu tiện nặng. Sau một liệu trình điều trị thời gian khá lâu, anh mới kiểm soát được tình trạng của mình để có cuộc sống bình thường.

BS Nguyễn Đình Liên, Khoa Ngoại (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho hay, nhiều người hiện mắc hội chứng rối loạn tiểu tiện. Người bệnh phải đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, gần như phụ thuộc vào nhà vệ sinh. Hầu hết chứng tiểu nhiều không do các bệnh nguy hiểm nhưng gây phiền toái trong sinh hoạt, công việc, mất ngủ… Không chỉ ảnh hưởng sức khỏe, chứng bệnh buồn tiểu cả ngày còn làm người bệnh khổ sở cả về mặt tinh thần.

Không chỉ nam giới, tỷ lệ chị em mắc rối loạn tiết niệu cũng tương đối nhiều. Theo chia sẻ của BS Đình Liên, có tháng Khoa tiếp nhận 8 ca bệnh bị chứng oái oăm buồn tiểu cả ngày thì có 5 người là nữ giới. Gần nhất có trường hợp cô gái trẻ mắc rối loạn tiểu tiện, mỗi ngày đi tiểu đến cả trăm lần. Rồi thậm chí, nhiều nữ nhân viên văn phòng phải đeo bỉm đi làm vì nước tiểu cứ trực trào ta. Cả ngày buồn tiểu khiến chị không thể tập trung làm bất cứ việc gì. Khi đến gặp bác sĩ, nữ bệnh nhân này đã vào tình trạng lãnh cảm, không thể quan hệ tình dục sau một thời gian dài mắc bệnh.

Sau khi xác định được bệnh, các bác sĩ đã điều trị cho chị bằng cách nong niệu đạo, tập cơ thắt, nhịn tiểu và bơm rửa bàng quang. Tình trạng đã cải thiện sau một thời gian điều trị, chị gần như kiểm soát được tình trạng đi tiểu của mình.

Kiểm soát rối loạn tiểu tiện

Các chuyên gia cho rằng, một người được cho là đi tiểu nhiều nếu số lượng nước tiểu trên 2,5 lít trong 24 giờ; hoặc đi tiểu nhiều lần trong 1 ngày (tiểu thường xuyên). Người bình thường mỗi ngày có thể đi tiểu từ 4 - 8 lần. Nếu đi tiểu trên 8 lần/ngày hoặc phải thức giấc để đi tiểu hơn 1 lần trong đêm thì được xem là đi tiểu nhiều lần.

Với những người uống nhiều nước thì việc đi tiểu nhiều lần là hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng trường hợp uống ít nước mà số lần đi tiểu vẫn gia tăng là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Tiểu nhiều nếu để lâu không điều trị còn tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn gây nhiều bệnh như suy thận, viêm bàng quang…

Theo BS Đình Liên cho biết, ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc rối loạn tiểu tiện, đặc biệt là tuổi tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh do cơ thắt đường tiểu kém. Hoặc những người có bệnh lý viêm bàng quang, niệu quản cắm lạc chỗ, bệnh lý bàng quang thần kinh đều có thể gây ra chứng buồn tiểu cả ngày này.

Để giải quyết được tình trạng này cần phải tìm được căn nguyên cụ thể. Do đó, khi thấy tình trạng tiểu nhiều trong ngày, tiểu buốt, tiểu rắt và đau mỗi khi tiểu cần đi khám chuyên khoa Thận tiết niệu để được điều trị dứt điểm. Điều quan trọng là người bệnh đừng vì xấu hổ mà giấu bệnh.

Căn bệnh oái ăm này hoàn toàn có thể khỏi với việc thay đổi thói quen sinh hoạt, tập thể dục cơ ở vùng kín, kết hợp với uống thuốc và can thiệp ngoại khoa. Người bệnh cần tránh việc tự ý mua thuốc cắt cơn buồn tiểu vì rất dễ gây biến chứng ứ nước thận, suy thận, thời gian điều trị kéo dài mà không có kết quả tốt.

Theo các chuyên gia, có thể kiểm soát tiểu tiện bằng việc điều chỉnh lối sống, thời điểm uống nước, chế độ ăn uống thích hợp. Bệnh nhân cần tránh các thức ăn có tính kích thích bàng quang hoặc có tác dụng như thuốc lợi tiểu đồ uống chứa caffein, nước ngọt có ga, thức ăn nhiều đường... Theo dõi lượng nước uống trong ngày. Uống đủ nước và chia lượng nước uống nhiều ban ngày, ít dần về chiều tối, trước khi ngủ, không nên uống nhiều nước để tránh bị tiểu đêm.

Tăng cường luyện tập thể dục, thực hiện các bài tập Kegel là những bài tập cho cơ sàn chậu. Các bài tập này hỗ trợ bàng quang khỏe mạnh bằng cách tăng cường các cơ niệu đạo và xương chậu. Khi các cơ sàn chậu khỏe sẽ ngăn ngừa tình trạng tiểu són, nhất là khi hắt hơi hay tiểu nhiều lần. 

Hà My

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

Sống khỏe - 4 giờ trước

Một chế độ ăn uống đa dạng giàu trái cây, rau và chất béo lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt, làm chậm sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Sống khỏe - 4 giờ trước

P. được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới mang gene lặn KRT1 với đột biến mới gây bệnh da vảy cá ly thượng bì nông kết hợp chứng rậm lông.

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 8 giờ trước

Một số đồ uống có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường. Vậy đồ uống nào tốt và xấu với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Đối với người bị cao huyết áp thì việc uống thuốc huyết áp đúng thời điểm hàng ngày là rất quan trọng để duy trì huyết áp ổn định trong suốt cả ngày và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Chạy bộ tập thể dục nếu thấy có cơn đau tức ngực bất thường, nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, cảm giác mệt mỏi... cần được thăm khám y tế.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Sống khỏe - 1 ngày trước

TP.HCM, 15/4/2024, Pfizer (Việt Nam), VNVC, và Bệnh Viên Đa Khoa Tâm Anh TP.Hồ Chí Minh đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tăng cường giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm

4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Cơ thể nữ giới luôn thay đổi, nhưng đôi khi những thay đổi lại là dấu hiệu bệnh ung thư ở phụ nữ.

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Top