Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hóa chất được phát hiện ở đũa dùng một lần: Ít ảnh hưởng sức khỏe

Thứ hai, 15:00 25/03/2013 | Sống khỏe

GiadinhNet - PGS.TS Trần Hồng Côn – Khoa Hóa (Đại học KHTN) cho biết, các hóa chất có trong đũa mà cư dân Trung Quốc đang xôn xao lo ngại như: Sulphur, hydrogen peroxide, sodium sulfite không đáng lo ngại. Đây là các chất khí bay ngay khi xông và nếu còn lưu lại như sodium sulfite thì sau một thời gian ngắn cũng sẽ bay hết.

Hóa chất được phát hiện ở đũa dùng một lần: Ít ảnh hưởng sức khỏe 1

Nếu dùng với liều lượng cho phép thì SO2 bám vào đũa ít, khi dùng gắp thức ăn không hại cho người dùng.Ảnh: P.T

 
Chất độc hại lưu lại cực nhỏ
“Nếu sử dụng đũa dùng một lần, mọi người nên chọn loại đũa màu trắng ngà, không đốm đen, bao bì bảo quản không rách thủng và nên mua đũa một tuần trước khi ăn. Khi bóc lớp nilon bao gói đũa ra, nếu thấy mùi hăng hắc khó chịu thì nên bỏ không dùng”.
 
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh

Theo khảo sát của PV trên nhiều tuyến phố, chợ ở Hà Nội như chợ Đồng Xuân, Thành Công, Nghĩa Tân, Hà Đông, các cửa hàng tạp hóa lớn nhỏ, đũa dùng một lần không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ đang được bày bán tràn lan.

Tại các chợ lẻ, các cửa hàng, hoạt động mua bán đũa dùng một lần diễn ra vẫn bình thường. Mọi người dễ dàng mua đũa dùng một lần với giá rất rẻ, từ 12.000-15.000 đồng/bó 50 đôi.

Nhân viên một cửa hàng kinh doanh tạp hóa tại chợ Đồng Xuân cho biết: “Thời gian gần đây chúng tôi cũng đọc được thông tin đũa dùng một lần từ Trung Quốc có chứa hóa chất. Nhưng lượng khách mua vẫn nhiều, mỗi ngày cửa hàng bán được khoảng vài trăm tới hàng nghìn đôi, chủ yếu là các quán ăn và đám cưới dùng…”.

Theo PGS Trần Hồng Côn, đũa dùng một lần được làm bằng tre non ngấm nước tốt nên rất dễ bị nấm mốc. Để chống nấm mốc và làm đũa trắng, người sản xuất thường sử dụng nhiều cách như sấy khô, dùng hóa chất. Phương pháp sấy khô ít được sử dụng hơn vì giá thành cao lại mất nhiều thời gian nên dùng hóa chất được sử dụng phổ biến hơn. Lưu huỳnh là chất có thể được sử dụng bởi giá thành rẻ, dễ mua, cách làm đơn giản...

Đũa dùng một lần được khử bằng lưu huỳnh (khi đốt giải phóng SO2 – dioxit lưu huỳnh). Khí SO2 có thể lưu lại trên bề mặt đũa, người sản xuất thường đem phơi để bay mùi. Nếu dùng với liều lượng cho phép thì SO2 bám vào đũa ít, khi dùng gắp thức ăn không hại cho người dùng.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội), trước đây đã từng có xét nghiệm cho thấy trong đũa dùng một lần có hàm lượng SO2. Các loại đũa, tăm tre hay các sản phẩm được sản xuất từ tre, gỗ, nứa thường được xông SO2 để diệt mốc. Đây là chất khử rất mạnh, diệt nấm mốc rất tốt.

Sau khi xông, khí SO2 tồn dư trên đũa dưới dạng hòa tan sẽ dễ dàng bị phân hủy ở ngay điều kiện bình thường nên ít có hại cho người dùng. Lưu huỳnh tồn dư trong những sản phẩm đũa, tăm tre cực kỳ nhỏ. Sử dụng để gắp thức ăn sẽ không ảnh hưởng gì. Nhưng với những người sản xuất ngửi trực tiếp nhiều khí này sẽ bị ảnh hưởng.

Sử dụng đũa nấm mốc còn độc hại hơn

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết thêm: Việc sử dụng tăm đũa mốc hay thuốc mốc còn độc hại hơn nhiều so với độc tố của SO2. Nấm mốc dễ sinh ra chất aflatoxin là một độc tố, bền vững với nhiệt độ cao, khó bị phá hủy hoàn toàn. Chất này là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gây bệnh ung thư. Còn việc ngâm đũa ra nước màu vàng nếu không có mùi hắc thì không phải là SO2. Thường trong tre non có nhiều chất hòa tan, sau một thời gian dễ bị phân hủy tạo ra màu vàng khi ngâm vào nước.

Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, nhận diện đũa dùng một lần sấy nhiều lưu huỳnh rất dễ bởi mùi của khí rất đặc trưng. Khi bóc lớp nilon đi sẽ ngửi thấy mùi hăng hắc rất khó chịu. Để đảm bảo sức khỏe, người tiêu dùng cần loại bỏ những đồ ăn hay vật dụng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Nếu sử dụng đũa dùng một lần, mọi người nên chọn loại đũa màu trắng ngà, không đốm đen, bao bì bảo quản không rách thủng và nên mua đũa một tuần trước khi ăn. Khi bóc lớp nilong bao gói đũa ra, nếu thấy mùi hăng hắc khó chịu thì nên bỏ không dùng.

Hà My

thanhhuongthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Khoảng 50% người lớn có ít nhất một lần bị đau đầu trong năm, một số trường hợp thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Vì thế, người dân nên biết các yếu tố cảnh báo nguy hiểm.

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân viêm màng não có tiền sử khỏe mạnh nhưng thường xuyên ăn nem chua, thịt lợn tái.

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

Sống khỏe - 3 giờ trước

Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 16 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top