Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cha mẹ hại con vì “sáng tạo” cách uống Oresol

Thứ bảy, 19:00 09/09/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Không ít cha mẹ vì thương con ốm, sốt, tiêu chảy không uống được nhiều loại nước pha Oresol (thuốc bù nước) “ngang ngang, lợ lợ” nên đã chia nhỏ gói thuốc, pha với từng chén nước cho con uống, thậm chí pha luôn cả gói vào một chén nước nhỏ uống một lần. Theo các chuyên gia, những cách làm này đã vô tình gây hại con trẻ.

Pha oresol cần pha đúng tỷ lệ ghi trên bao bì sản phẩm. Ảnh: T.Nguyên
Pha oresol cần pha đúng tỷ lệ ghi trên bao bì sản phẩm. Ảnh: T.Nguyên

Sai lầm khi pha gói oresol với một chén nước

Thấy con bị sốt virus, sợ con bị mất nước, chị Quỳnh Anh (ở Hoàng Mai, Hà Nội) liền lấy ngay gói nhỏ Oresol loại pha với 200ml nước có sẵn trong nhà pha cho con uống. Nhưng vì con trai mới 2 tuổi của chị cho cái gì vào miệng cũng nôn trớ, nên chị Quỳnh Anh “sáng tạo” cho con uống Oresol với lượng nước rất ít, chỉ vài thìa cà phê.

Uống được 2 ngày, mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần chỉ một chén nhỏ nước Oresol, con chị vẫn sốt, kèm tiêu chảy, thậm chí môi còn bong tróc, nứt nẻ, không hề có biểu hiện người đủ nước. Sang ngày thứ ba, con chị bắt đầu có triệu chứng co giật, vật vã, kích thích… Chị vội vàng đưa con đến viện và tá hỏa khi bác sĩ đưa kết quả điện giải đồ cho thấy cháu bé bị ngộ độc muối do uống Oresol sai tỷ lệ.

Một trường hợp khác là bé Quốc Nam (3 tuổi, ở Hà Nội) bị tiêu chảy cấp dài ngày. Khám tại Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) được bác sĩ kê đơn có uống Oresol hàng ngày, chị Lê (mẹ bé Nam) ra hiệu thuốc mua thì được tư vấn nên dùng loại thực phẩm chức năng Oresol dạng ống. Nghĩ mỗi lần uống một ống là bù đủ nước cho con, hơn nữa, giá của loại ống này cũng cao hơn nhiều lần so với dạng gói bột, chắc sẽ tốt hơn nên chị Lê mua về và cho con uống hàng ngày. Kết quả sau 2 ngày, con chị mệt lả, lơ mơ, tay chân run cầm cập, co giật, mất nước trầm trọng. Khi trở lại viện để cấp cứu, con chị đã trong tình trạng trụy mạch.

PGS.TS Nhi khoa Nguyễn Tiến Dũng (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, Oresol là thuốc, giúp bù nước, điện giải khi bệnh nhân mất nước vì đi ngoài. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây rối loạn các chức năng của cơ thể, đe dọa tính mạng của trẻ. Vì vậy, mỗi khi bệnh nhân bị tiêu chảy, bác sĩ phải kê đơn có Oresol để bù lại nước. Oresol được pha đúng, uống đúng sẽ bù lại lượng nước đã mất giúp trẻ phục hồi. Hiện nay, các hãng dược sản xuất oresol với nhiều hàm lượng khác nhau: Gói pha với 1 lít nước, pha với 500ml và pha với 200ml để phù hợp với từng đối tượng. Mỗi khi đi ngoài vì tiêu chảy, bệnh nhân phải uống hàng trăm ml Oresol để bù nước, điện giải bị mất đi.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nếu Oresol được pha đặc hơn so với khuyến cáo thì khi trẻ uống không khác gì uống một cốc nước muối. Uống Oresol với nồng độ quá đặc như thế sẽ khiến hàm lượng muối trong máu tăng lên, gây tình trạng ưu trương (quá nhiều muối trong máu), áp lực thẩm thấu trong máu cao hơn bình thường (bình thường, hai bên màng tế bào cân bằng nhau). Do nồng độ muối quá cao nên áp lực thẩm thấu trong máu cao hơn bình thường, “hút” nước từ tế bào ra khoảng kẽ, khiến tế bào bị mất nước nên bị “teo” lại. Lúc này, trẻ có biểu hiện da nhăn, khô, mắt trũng... Nguy hiểm nhất là khi tế bào não bị “teo”, gây tổn thương não khiến trẻ bị co giật, sốt cao, vật vã, kích thích nặng hơn nữa thì hôn mê... Nếu không được cấp cứu kịp thời, trẻ rất dễ bị tử vong.

Thực tế, Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) từng tiếp nhận một bệnh nhi ngộ độc muối do người nhà cho uống Oresol quá đậm đặc, không đúng quy định khiến trẻ bị phù não cấp tính nặng. Bệnh nhân tử vong sau 18 giờ dù đã được điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức cấp cứu. Trước đó, bệnh nhi bị tiêu chảy và nôn ở nhà, mẹ bé đã cho con uống hết hơn 3 gói Oresol bằng cách pha từng ít một ra chén và cho trẻ uống liên tục vì thấy cháu vẫn khát.

Tuyệt đối không chia nhỏ gói thuốc

Các bác sĩ Nhi khoa luôn khuyến cáo các bậc cha mẹ hãy mua theo đúng đơn thuốc của bác sĩ cấp. Ngoài ra, tuyệt đối phải đọc kĩ hướng dẫn cách dùng, liều lượng... Cụ thể, nếu gói Oresol theo hướng dẫn pha với 200ml thì cần pha chính xác 200ml nước, vì như thế sẽ đạt nồng độ thẩm thấu phù hợp cho trẻ. Nếu pha quá đậm đặc với ít nước thì sẽ gây ra hậu họa như trên đã phân tích, còn nếu pha loãng quá lại không có tác dụng bù nước, giá trị cung cấp điện giải sẽ kém đi. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, không hiếm những gia đình cắt 1/2 hoặc 1/3, 1/4 gói thuốc Oresol rồi nhẩm tính số nước tương ứng giảm đi so với yêu cầu chuẩn (Ví dụ, gói yêu cầu pha với 200ml thì cha mẹ lại chia đôi gói thuốc, mỗi lần pha với 100ml nước). Các cách này dễ khiến trẻ bị ngộ độc muối.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý: Dùng nước đun sôi để nguội để pha theo đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm, khuấy tan thuốc trong nước rồi mới uống. Không được pha với sữa, nước canh, nước trái cây hoặc nước ngọt... và tuyệt đối không cho thêm đường. Cha mẹ cũng không pha Oresol với nước khoáng vì nước này có sẵn thành phần khoáng sẽ làm sai lệch nồng độ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không được đun sôi dung dịch đã pha để làm ấm cho con dễ uống, vì khi đó sẽ làm mất các phẩm chất của thuốc, bay hơi làm tăng độ thẩm thấu.

Về việc lưu trữ nước pha Oresol, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng lưu ý, chỉ sử dụng dung dịch đã pha trong ngày, còn thừa qua ngày hôm sau phải bỏ, vì dung dịch sau khi pha là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển, trong đó có các vi sinh vật gây bệnh, điều này cũng gây nguy hiểm, thậm chí tử vong cho trẻ. Nếu để tủ lạnh, dung dịch nước pha Oresol có thể để lâu hơn nhưng cũng chỉ trong 24 giờ kể từ khi pha. Ngoài việc bù nước, bù điện giải bằng Oresol, cha mẹ cũng cần cho trẻ uống thêm nước lọc, nước cam, chanh, đặc biệt cần liên tục theo dõi tình trạng của trẻ khi trẻ sốt, tiêu chảy…

Về việc không ít gia đình vì nghe tư vấn đã mua loại thực phẩm chức năng Oresol loại 10ml cho con uống chữa tiêu chảy, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng thẳng thắn kiến nghị: “Việc đóng loại 10ml Oresol thật sự không có ý nghĩa trong việc bù mất nước, mất điện giải sau tiêu chảy, sốt. Còn nếu để uống hàng ngày cũng không có ý nghĩa gì. Trong khi đó người dân dễ nhầm lẫn, tưởng uống 10ml là đã đủ liều điều trị thì rất nguy hiểm, có thể khiến trẻ tử vong vì mất nước. Theo tôi, không nên để lưu hành thị trường ống Oresol 10ml”.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Bệnh thường gặp - 29 phút trước

Những thói quen tưởng chừng tiện lợi nhưng có thể gây nguy hại cho sức khoẻ.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 49 phút trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 56 phút trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Dời lịch chạy thận 1 ngày đi ăn cưới, cộng với việc không tuân thủ chế độ ăn kiêng dành cho người suy thận mạn, người phụ nữ 54 tuổi gặp nguy kịch.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 6 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2 có tiền sử mắc bệnh này, ai có dấu hiệu tương tự cần cảnh giác!

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2 có tiền sử mắc bệnh này, ai có dấu hiệu tương tự cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Trước khi bị đột quỵ, nghệ sĩ Phước Sang có tiền sử bị cao huyết áp. Di chứng của đột quỵ cách đây 11 năm khiến thể trạng của anh chỉ tầm 70-80% so với người bình thường.

Vinhomes Ocean Park 2 là khu đô thị đầu tiên của Vinhomes có trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Vinhomes Ocean Park 2 là khu đô thị đầu tiên của Vinhomes có trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Sống khỏe - 8 giờ trước

Ngày 27/3/2024, Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Y tế Well Group (Nhật Bản) để phát triển mô hình Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cao cấp tại Việt Nam.

Chế độ ăn cho người bệnh gan nhiễm mỡ

Chế độ ăn cho người bệnh gan nhiễm mỡ

Sống khỏe - 10 giờ trước

Hàm lượng chất béo trong gan quá cao có thể là dấu hiệu của bệnh gan nhiễm mỡ. Thay đổi chế độ ăn uống là phương pháp điều trị đầu tiên cho tình trạng này.

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe của bạn

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe của bạn

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2...

Top