Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dùng lươn sống lăn trên người trẻ chữa sốt phát ban: Nguy cơ nhiễm nhiều loại vi khuẩn

Thứ tư, 09:29 09/03/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet - Mấy ngày qua, mạng xã hội đang sốt "xình xịch" một mẹo hạ sốt khẩn cấp cho trẻ bằng cách lăn lươn sống trên cơ thể. Hãy nghe các chuyên gia y tế nói về việc này.

Phương pháp hạ sốt bằng lươn đang được lan truyền nhanh chóng.
Phương pháp hạ sốt bằng lươn đang được lan truyền nhanh chóng.

Lăn đến khi lươn đỏ là dứt sốt?

Mới đây, trên Facebook một bà mẹ có con nhỏ chia sẻ kinh nghiệm dùng lươn sống lăn cho con khi bị sốt phát ban: “Mấy ngày nay B.N bị sốt lên ban đỏ, uống thuốc hoài thấy lâu hết mà con thì sốt cao quá mình nóng ruột. Nhiều người chỉ lấy lươn sống lăn là hết. Sáng sớm mẹ mình đi chợ mua 3 con lươn sống về lăn, thấy hiệu quả rõ rệt luôn. Mình thấy con lươn chuyển sang hết màu đỏ luôn (đó là chất độc trong ban mà con lươn hút). Mẹ nào có con bị ban đỏ thì làm như thế này nhé, rồi mua rượu nhẹ lau sạch rất nhanh khỏi”.

Sau khi những dòng status đưa lên chỉ trong thời gian ngắn đã thu hút được sự chú ý của nhiều mẹ có con nhỏ và có hàng nghìn lượt chia sẻ. Đa phần mọi người đều hoài nghi về phương pháp này nhưng cũng có số ít lại cho rằng đây là biện pháp chữa bệnh tự nhiên không cần đến kháng sinh nên có thể học tập “cách hay” này để hạ sốt cho con.

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH về việc sử dụng lươn sống chườm khi trẻ bị sốt phát ban kể trên, PGS.TS.BS Lê Lương Đống – nguyên Phó Giám đốc Học Viện Y dược học cổ truyền Việt Nam cho biết, ông chưa từng nghe thấy phương pháp hạ sốt nào dùng lươn. Cũng chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh cho thấy dùng lươn lăn có thể khiến chất độc từ cơ thể trẻ “truyền sang” con lươn. Đôi khi việc làm này lại gây nguy hại cho trẻ khi làm mất đi thời gian chữa bệnh cho trẻ. Chưa kể, khi cha mẹ sử dụng cho con biện pháp chữa bệnh này có thể trẻ bị sốc, hoảng sợ, khóc ngất… vì nhìn lươn sống bò lổm ngổm lên người làm trẻ co giật. Bởi vậy, các bậc phụ huynh không nên áp dụng cho con.

Còn với PGS.TS Hà Hoàng Kiệm (Bệnh viện Quân Y 103) khẳng định, các bà mẹ không nên tùy tiện áp dụng các biện pháp theo lời mách bảo của những người không có chuyên môn để tránh xảy ra những điều đáng tiếc. Việc dùng lươn lăn lên người trẻ để hạ sốt là không nên và phản khoa học vì lươn là loại sống dưới bùn, nhớt trên da lươn có thể nhiễm nhiều loại vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, khi lăn lên da trẻ là da non, sức bảo vệ kém có thể gây kích ứng, nhiễm các loại vi sinh vật này mà lâu dài chúng mới gây ra tác hại.

Hạ sốt sai cách khiến bệnh nặng hơn

PGS.TS Hà Hoàng Kiệm cho biết, trẻ sốt do rất nhiều nguyên nhân khác nhau khi không rõ nguyên nhân cha mẹ không nên tự chữa cho con. Phải tìm được nguyên nhân gây bệnh để trị dứt điểm thì cơn sốt mới hạ, nếu chúng ta chỉ tìm cách hạ sốt mà không tìm được nguyên nhân bệnh thì hạ xong sẽ lại sốt.

Sốt phát ban nguyên nhân thường do virus, trong đó virus nhiễm theo đường hô hấp là chủ yếu (70-80%), có nhiều loại virus gây sốt phát ban như sởi, rubella, adeno virus, echo virus, enterovirus… Sau khi bị nhiễm khoảng 5-7 ngày trẻ xuất hiện hắt hơi, chảy nước mũi, rát họng, ho sau đó vài giờ hoặc 1 ngày thì sốt, có thể sốt cao 39 - 40oC, sau khi hết sốt sẽ xuất hiện ban. Sốt phát ban do các virus trên thường lành tính, tự khỏi, không có thuốc đặc trị, chỉ cần cho trẻ nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng hợp lí, uống đủ nước, vệ sinh răng miệng, họng sạch sẽ. Sốt là cơ chế bảo vệ của cơ thể để chống lại mầm bệnh khi xâm nhập vào cơ thể, nên chỉ khi sốt cao trên 38,5oC hoặc có nguy cơ co giật thì mới cần hạ sốt. Bệnh sẽ tự khỏi nếu không bị biến chứng bội nhiễm.

Để hạ sốt dùng paracetamol loại đơn chất với liều 10 – 15mg/kg cân nặng, 4 – 6 giờ một lần. Nên chườm ấm cho trẻ, dùng khăn nhúng vào nước bằng nhiệt độ cơ thể trẻ (37 – 40oC), vắt bớt nước rồi đắp vào vùng bẹn, nách, cổ sẽ giúp lỗ chân lông mở, thoát nhiệt nhanh. Cần thay khăn liên tục, hết ấm lại thay để khăn không bị lạnh, không làm trẻ có cảm giác rét run do nước lạnh ngấm vào người. Và nguyên tắc vô cùng quan trọng là cho trẻ uống đủ nước (tốt nhất là oresol) sẽ giúp hạ sốt hiệu quả. Nếu trẻ không giảm sốt nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị đúng.

Theo PGS.TS Lê Lương Đống, trẻ bị sốt phát ban, mẹ nên tìm cách làm mát cho trẻ bằng việc cho uống các loại nước lá giải nhiệt trị ban sởi như uống nước và tắm lá kinh giới, lá rau diếp cá cùng với việc cho trẻ ăn những loại cháo giải nhiệt hỗ trợ mà không phải uống thuốc kháng sinh. Trường hợp trẻ sốt cao không hạ, thay đổi tri giác, thở mạnh nhanh... cần nhanh chóng cho trẻ đi khám.

Các chuyên gia cho rằng, đã có nhiều trường hợp trẻ nhập viện bệnh nặng hơn do cha mẹ chữa sốt sai cách như thấy con sốt lại tránh gió và bịt kỹ con, chườm đá lạnh, chườm chanh, cạo gió. Trẻ nhạy cảm với nhiệt độ, sức đề kháng kém nên việc cha mẹ thấy con sốt cao lại lấy nước đá cho vào túi nilon bọc vải bên ngoài rồi chườm cho trẻ có thể gây bỏng lạnh khiến trẻ bị sốc, suy hô hấp. Thực tế biện pháp này làm co mạch khiến nhiệt càng khó thoát ra ngoài. Sờ thấy trẻ mát bên ngoài chỉ là cảm giác do đá lạnh mang lại còn thực tế trẻ vẫn sốt cao. Đặc biệt đối với các trẻ sốt cao do viêm đường hô hấp, viêm phổi thì càng không nên chườm lạnh vì có thể khiến trẻ gặp lạnh đột ngột và viêm phổi nặng hơn.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra các bài thuốc vật lý trị sốt đều không có tác dụng như mong muốn và được khuyến cáo không nên dùng như chườm lạnh, đắp cái này, cái khác đều không có tác dụng. Nó chỉ làm giảm thân nhiệt được khoảng 1 tiếng sau đó lại sốt lại và khiến trẻ khó chịu thêm. Cùng với đó, cạo gió, cắt lể để nặn máu độc, hạ sốt cũng dễ khiến bệnh nặng hơn, nhất là trẻ bị sốt xuất huyết, bác sĩ không thể xác định được vùng nào xuất huyết do bệnh, vùng nào xuất huyết do cạo gió. Trẻ bị rối loạn đông máu có thể không cầm được máu…

Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt

Việc dùng thuốc cần lưu ý dùng đúng thời điểm – chỉ nên dùng khi em bé có nhiệt độ sốt cao trên 38,5oC. Dưới ngưỡng này là mức độ sốt nhẹ, an toàn với trẻ và mang tính kích thích miễn dịch. Khi dùng cho trẻ em phải theo sự chỉ định cụ thể của bác sĩ hoặc là phải tính toán theo cân nặng trong hướng dẫn sử dụng thuốc để tính liều. Không nên dùng quá 1.000mg/ngày (4 gói 250mg) với trẻ em.

PGS.TS Hà Hoàng Kiệm

Phương Thuận/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tin mới nhất về sức khỏe nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Tin mới nhất về sức khỏe nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Y tế - 12 phút trước

GĐXH - Đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, hiện bệnh nhân N.H.Đ (nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não) vẫn đang điều trị hồi sức tích cực.

Đau bụng nhiều năm, phát hiện vòng tránh thai 'đi lạc' trong ổ bụng

Đau bụng nhiều năm, phát hiện vòng tránh thai 'đi lạc' trong ổ bụng

Y tế - 1 giờ trước

Ngày 28/3, các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Hữu Nghị đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân 72 tuổi (Hà Nội) có vòng tránh thai "đi lạc" trong ổ bụng.

6 thực phẩm không nên dùng khi uống rượu

6 thực phẩm không nên dùng khi uống rượu

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Một số thực phẩm khi dùng cùng với rượu có thể dẫn đến khó chịu ở dạ dày, thậm chí gây ngộ độc nguy hiểm…

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Sau 50 ngày được chăm sóc hậu phẫu tại Trung tâm Ghép phổi – Bệnh viện Phổi Trung ương, người bệnh Phạm Anh Thư đã hoàn toàn khỏe mạnh và được xuất viện

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai liên tục quá tải bệnh nhân, trong đó nhiều người ở độ tuổi 32-45.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Đau nửa đầu tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng chứng bệnh này gây phiền toái đến sức khỏe cũng như đời sống của người mắc.

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Niacin (hay vitamin B3), đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và quản lý mức cholesterol cao.

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Bị chó cắn là tai nạn phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý vết thương đúng cách và tiêm huyết thanh, vaccine phòng dại kịp thời thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Việc cải thiện chế độ ăn uống để bảo vệ trái tim không nhất thiết phải tốn kém. Một số thực phẩm rẻ và sẵn có dưới đây bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.

Top