Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đề phòng nguy cơ trẻ phát bệnh “tâm thần” vì áp lực học hành

Thứ ba, 10:00 11/09/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet - Nhiều chuyên gia cảnh báo, tỷ lệ trẻ vị thành niên đến khám và điều trị tại viện chuyên khoa tâm thần có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Đáng chú ý, trẻ giảm năng lượng, mệt mỏi hầu hết có nguyên nhân do áp lực học tập, sức ép gia đình.

TS Nguyễn Văn Dũng trò chuyện với người thân, bệnh nhân là vị thành niên mắc rối loạn tâm thần vì áp lực học hành, điều trị tại Viện Sức khoẻ tâm thần (ảnh bệnh viện cung cấp).

TS Nguyễn Văn Dũng trò chuyện với người thân, bệnh nhân là vị thành niên mắc rối loạn tâm thần vì áp lực học hành, điều trị tại Viện Sức khoẻ tâm thần (ảnh bệnh viện cung cấp).

Áp lực học hành đưa lối con đến viện tâm thần

Em T.Q.Đ (16 tuổi, ở Trần Phú, Bắc Giang) phải nhập viện điều trị vì rối loạn cảm xúc do áp lực học tập. Trước đó, Đ là con một trong gia đình bố mẹ đều là người thành đạt. Mẹ em chia sẻ, từ bé, sức khoẻ của Đ tốt. Em luôn được bố mẹ đặt nhiều mong đợi, kỳ vọng tuyệt đối với niềm tin rằng, đấy chính là động lực cho con mình cố gắng. Thực tế, suốt 4 năm cấp 2, cậu bé sở hữu gương mặt thông minh đều là học sinh giỏi.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, lên cấp 3, hiệu quả học tập của Đ giảm sút. Đ cũng hay khóc lóc, cáu giận vô cớ, ít trò chuyện cởi mở, ngại tiếp xúc. Em thường phản kháng lại khi bị gia đình thúc ép học hành. Đặc biệt, Đ thường xuyên mất ngủ, cảm xúc thất thường. Vòng tròn luẩn quẩn đó bám riết lấy cậu học trò 16 tuổi này. Khi bác sĩ Viện Sức khoẻ tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đến gặp tại giường bệnh, Đ thu mình và không muốn giao tiếp.

Cũng rơi vào trạng thái rối loạn tâm thần, chỉ nghĩ đến học thôi cũng nước mắt như mưa, thu mình lại hoặc chống đối là T.T.H (ở Hoà Bình). H là con út có 2 anh lớn đều bị nhiễm chất độc chiến tranh. Mọi áp lực học hành, cuộc sống đổ dồn lên vai H. Nhưng kỳ vọng quá lớn của bố mẹ lại đẩy H đến nỗi ám ảnh, áp lực, không thể tiếp thu nổi kiến thức trên lớp. Cứ mỗi lần nghĩ tới chuyện học, H lại sợ hãi. H cũng được đưa đến viện Sức khoẻ tâm thần điều trị khi em có biểu hiện thu mình lại, buồn bã, mất ngủ kéo dài…

Trên thực tế, gần đây những câu chuyện đau lòng vì học sinh cấp 2, 3 bị trầm cảm, thậm chí tự tử vì áp lực học hành, lo sợ không đáp ứng được kỳ vọng của người thân gia đình, cảm thấy tương lai mịt mù, không lối thoát… không còn là chuyện hiếm. Ngoài những áp lực từ phía gia đình, cuộc sống, không ít em cũng tự đặt ra cho mình những áp lực, chạy đua thành tích, sợ thi trượt, sợ thua thiệt bạn bè nên gây ra rối loạn tâm thần.

Giúp con tránh nguy cơ suy nghĩ cực đoan

Đầu năm 2018, một nghiên cứu được Bộ LĐTB&XH cùng Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) công bố: Tỉ lệ mắc các vấn đề sức khoẻ tâm thần chung ở trẻ em và trẻ vị thành niên (11-24 tuổi) Việt Nam từ 8-29% tuỳ từng địa phương, độ tuổi, từ mức độ nhẹ chưa phải điều trị đến nặng. Tỉ lệ trẻ vị thành niên tự tử là 2,3%, dù thấp hơn tỉ lệ chung toàn cầu (9%) nhưng đang có xu hướng gia tăng.

TS Nguyễn Văn Dũng - nguyên Phó Viện trưởng Viện Sức khoẻ tâm thần cho biết, tỷ lệ trẻ vị thành niên đến khám và điều trị tại Viện có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Khoảng 15-17% trẻ được người nhà đưa đến khám, cần được tư vấn, điều trị do bệnh nhi mệt mỏi, mất ngủ, thường xuyên gặp ác mộng, khó ngủ, các em cũng dễ cáu giận, buồn bã, hay khóc lóc, thu mình, không tiếp xúc… Nhiều trẻ trong số đó trước là học sinh giỏi, vui vẻ… nhưng do không vượt qua được áp lực học hành, thi cử nên sa sút kết quả, phản kháng lại mọi yêu cầu, kỳ vọng của cha mẹ…

Nhiều chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần học khẳng định việc cha mẹ cần chia sẻ, lắng nghe con nhiều hơn là rất cần thiết để cứu con khỏi nguy cơ phát bệnh tâm thần. Tuy nhiên, điều này khá khó khăn, nhất là với trẻ ở giai đoạn vị thành niên - độ tuổi loay hoay xác định câu trả lời “Tôi là ai?”. Các em lúc này vừa thiếu tự tin, kỹ năng, sự hỗ trợ, chia sẻ.

“Các con quá nhỏ so với cuộc sống rộng lớn nên dễ lúng túng, bối rối, càng khó chia sẻ, trao đổi với người thân”, ThS Tâm lý học Vũ Thị Thu Hà nói. Bên cạnh đó, các em ở lứa tuổi này luôn sợ ai đó đánh giá, phê phán, sợ bị nói rằng: “Có vấn đề đấy!”, nên càng sợ thể hiện ra ngoài mà che giấu bằng sự vui vẻ, trong khi các em đang căng thẳng, buồn bã. Thực tế, không ít trường hợp các em học sinh do áp lực thi cử, học hành, cuộc sống, gia đình mà lựa chọn cái chết bằng cách nhảy từ tầng cao xuống, dù trước đó các em rất vui vẻ, không có biểu hiện bất thường.

ThS Thu Hà cũng lưu ý, nhiều khi chúng ta nghĩ, phải khi các em ở mức độ nặng của tâm thần thì mới là bệnh. Thực tế, đôi khi chỉ mới biểu hiện buồn bã, khó khăn trong chia sẻ, giải quyết vấn đề… cũng là biểu hiện đầu tiên của bệnh rồi. Giáo viên, cha mẹ cần để ý điều này để kịp thời chia sẻ với các con.

Có ý kiến cho rằng, với những trường hợp các em khóc được, bày tỏ tâm trạng buồn bã được thì sẽ không nguy hiểm bằng việc giấu tất cả vào trong nội tâm. Theo ThS Thu Hà: “Điều này chỉ đúng một phần. Có không ít trường hợp, bố mẹ chủ quan với những vấn đề con đang đối mặt. Thấy con buồn, khóc, bố mẹ lại nghĩ: “Ôi trẻ con ấy mà, một chốc, một lát là hết thôi!”. Nhưng thực tế, các em ở tuổi vị thành niên luôn muốn thoát ra, né tránh, độc lập với bố mẹ nên thường làm điều ngược lại. Các em muốn trưởng thành, nhưng thực tế lại chưa đủ trưởng thành để giải quyết vấn đề, nên thường lựa chọn cách làm hồ đồ. Trong khi người lớn lại không hiểu được”.

Do đó, ThS Thu Hà một lần nữa nhấn mạnh vai trò cha mẹ trong việc chủ động cứu con khỏi nguy cơ mắc bệnh tâm thần, hay suy nghĩ, hành động cực đoan bằng cách chia sẻ. Con càng trưởng thành, cha mẹ cần tôn trọng bằng cách chia sẻ, đồng hành và giúp con bước qua những khó khăn trong cuộc sống một cách nhẹ nhàng nhất.

Theo TS Nguyễn Văn Dũng, trẻ rơi vào tình trạng giảm năng lượng, mệt mỏi hầu hết có nguyên nhân do áp lực học tập, sức ép gia đình, mâu thuẫn với những người thân. Điều quan trọng là cần đưa trẻ đến viện chuyên khoa tâm thần sớm, điều trị sớm, bởi các rối loạn này có thể chữa khỏi. Nếu nhẹ và can thiệp sớm khi bệnh ở giai đoạn đầu, chỉ cần được nghỉ ngơi, giảm/cắt các tác nhân gây sức ép, tạo cho trẻ tinh thần thoải mái đã có thể khỏi bệnh gần như 100%. Nếu nặng hơn, trẻ cần được dùng thuốc điều trị, hỗ trợ tâm lý, thời gian nằm viện có thể 2 - 3 tháng, thậm chí hơn.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 8 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 8 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

Sống khỏe - 13 giờ trước

Một chế độ ăn uống đa dạng giàu trái cây, rau và chất béo lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt, làm chậm sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Sống khỏe - 13 giờ trước

P. được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới mang gene lặn KRT1 với đột biến mới gây bệnh da vảy cá ly thượng bì nông kết hợp chứng rậm lông.

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 18 giờ trước

Một số đồ uống có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường. Vậy đồ uống nào tốt và xấu với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Đối với người bị cao huyết áp thì việc uống thuốc huyết áp đúng thời điểm hàng ngày là rất quan trọng để duy trì huyết áp ổn định trong suốt cả ngày và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Chạy bộ tập thể dục nếu thấy có cơn đau tức ngực bất thường, nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, cảm giác mệt mỏi... cần được thăm khám y tế.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Sống khỏe - 1 ngày trước

TP.HCM, 15/4/2024, Pfizer (Việt Nam), VNVC, và Bệnh Viên Đa Khoa Tâm Anh TP.Hồ Chí Minh đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tăng cường giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Top