Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cụ già 102 tuổi cả đời không bị loãng xương, bí quyết của cụ gói gọn trong 3 điều, làm đúng tự nhiên sẽ sống lâu hơn

Thứ hai, 10:05 22/02/2021 | Sống khỏe

Ở Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc, có một cụ già 102 tuổi. Tay chân của cụ rất linh hoạt và không có biểu hiện loãng xương như nhiều người già khác.

Nhắc đến bệnh loãng xương , chúng ta nghĩ ngay đến căn bệnh của người già. Điều này không sai, mặc dù cũng có người trẻ bị loãng xương nhưng nhìn chung bệnh này gia tăng theo tuổi tác. Mật độ xương của chúng ta cũng giảm đi khi chúng ta có tuổi. Đặc biệt là với người cao tuổi, nhiều người có triệu chứng loãng xương, đây cũng là lý do dễ bị gãy xương sau khi té ngã, đồng thời dẫn đến các vấn đề khác nhau trong cơ thể, là mối đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe.

Bởi vì điều này mà người trung niên và người cao tuổi thường quan tâm đến việc sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm đúng. Chính vì vậy mà những người cao tuổi, nhất là từ 100 tuổi trở lên, mà không bị loãng xương thì quả thực sẽ khiến người khác vô cùng ngạc nhiên.

Cụ già 102 tuổi cả đời không bị loãng xương, bí quyết của cụ gói gọn trong 3 điều, làm đúng tự nhiên sẽ sống lâu hơn - Ảnh 1.

Ở Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc, có một cụ già như vậy. Năm nay cụ đã 102 tuổi. Ai gặp cụ cũng không thể nghĩ rằng cụ đã đến tuổi trường thọ như vậy bởi vì mặc dù trông không trẻ trung như thanh niên nhưng cụ vẫn còn sung sức và có thể tự nấu ăn, không cần người thân trong gia đình phải thường xuyên trợ giúp. Tay chân của cụ rất linh hoạt và không có biểu hiện loãng xương như nhiều người già khác. Bình thường, những người sống tới 102 tuổi như cụ thường bị loãng xương do cơ thể thiếu canxi trầm trọng, xương rất dễ gãy.

Làm thế nào cụ già này giữ cho được xương của mình vẫn linh hoạt và chắc khỏe như vậy?

Chia sẻ trên trang Aboluowang, cụ thẳng thắn cho biết, cụ thường đi khám thì được biết khối lượng xương vẫn còn đầy đủ, cụ vẫn cảm thấy chân tay linh hoạt và có sức mạnh. Điều này liên quan rất nhiều đến việc cụ không có thói quen xấu nào. Không những thế, trong cuộc đời mình, cụ ông ở Nam Ninh luôn tuân thủ 3 điều. Và theo ông, nếu làm đúng thì tự nhiên bạn sẽ sống lâu và khỏe mạnh hơn, bao gồm cả không bị loãng xương.

Cụ già 102 tuổi cả đời không bị loãng xương, bí quyết của cụ gói gọn trong 3 điều, làm đúng tự nhiên sẽ sống lâu hơn - Ảnh 2.

1. Bổ sung dinh dưỡng cho xương, nhất là vitamin D và canxi

Ông lão người Nam Ninh cho rằng, khi càng lớn tuổi, cơ thể con người chắc chắn sẽ thiếu rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt đối với những trường hợp bị mất xương nghiêm trọng, nếu không được bổ sung kịp thời thì khả năng mất canxi sẽ nhanh hơn và các triệu chứng loãng xương sẽ sớm xuất hiện hơn. Vì vậy, ông thường bổ sung một cách có ý thức bổ sung canxi và vitamin D để tăng độ cứng của xương.

Cơ thể chúng ta cần trung bình khoảng 1.000mg canxi (đối với người ở độ tuổi từ 19 - 50), 400 - 800 đơn vị vitamin D, một lượng nhỏ magiê và vitamin K hàng ngày để giúp xương chắc khỏe. Đối với trẻ em dưới 15 tuổi cần 600 – 700 mg canxi/ngày, phụ nữ có thai cần hơn 1200 mg canxi/ ngày, người già trên 50 tuổi cần 1200 mg canxi/ngày vì khả năng hấp thu canxi của họ thấp hơn.

Các loại thức ăn bổ sung canxi bao gồm: Tôm, tép, cua, cá, rau muống, rau dền, măng khô, đậu nành, súp lơ...

Thực phẩm giàu vitamin D phải kể đến như: Nấm tươi, sữa, trứng, cá hồi, các loại sò... Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ được canxi hiệu quả hơn.

Các loại rau quả chính là nguồn cung cấp magie dồi dào, phải kể đến là rau lá xanh, các loại hạt và đậu.

Thực phẩm giàu vitamin K cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành xương như: các loại rau có màu xanh đậm, súp lơ xanh, bắp cải, cải...

Ngoài ra, nên ăn nhiều rau, trái cây và thức ăn chứa nhiều estrogen tự nhiên như: giá đậu, đậu nành, đậu phộng (lạc), hạt mè (vừng), bắp cải, tỏi ... giúp làm tăng khoáng chất trong xương.

Cụ già 102 tuổi cả đời không bị loãng xương, bí quyết của cụ gói gọn trong 3 điều, làm đúng tự nhiên sẽ sống lâu hơn - Ảnh 3.

2. Thường xuyên theo dõi mật độ xương

Ông lão ở Nam Ninh cũng cho biết, ông có ý thức theo dõi mật độ xương thường xuyên, bởi bác sĩ đã từng nói với ông rằng nếu muốn điều chỉnh bất cứ lúc nào thì nên theo dõi mật độ xương thường xuyên để tránh xảy ra tình trạng loãng xương. Là một ông già nhưng sự kiên trì theo dõi sức khỏe của mình, chăm chỉ đi kiểm tra sức khỏe cũng như mật độ xương của ông còn tốt hơn nhiều người trẻ tuổi.

3. Tuân thủ tập thể dục

Mọi người đều đã từng nghe đến nguyên tắc "cuộc sống của bạn nằm ở việc tập thể dục". Tập thể dục bền bỉ có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch của con người và trì hoãn quá trình lão hóa xương, chủ yếu là do tập thể dục có thể làm tăng tốc độ lưu thông máu, do đó tốc độ trao đổi chất trong cơ thể cũng tăng lên.

Ngoài ra, ông cụ 102 tuổi không bị loãng xương cũng cho biết, cuộc đời ông không thường có những thói quen xấu hại xương như nhiều người hay mắc phải. Thậm chí là người còn trẻ tuổi mà liên tục có những thói quen này thì sớm muộn gì xương cũng sớm bị hủy hoại.

Cụ già 102 tuổi cả đời không bị loãng xương, bí quyết của cụ gói gọn trong 3 điều, làm đúng tự nhiên sẽ sống lâu hơn - Ảnh 4.

Một số thói quen xấu của giới trẻ đang khiến canxi trong xương bị mất dần, làm tăng nguy cơ loãng xương bao gồm:

1. Uống cà phê trong thời gian dài: Cà phê chứa nhiều caffein, nếu cơ thể tiêu thụ một lượng lớn caffein trong thời gian dài sẽ ức chế nghiêm trọng quá trình hấp thụ canxi.

2. Thường xuyên uống đồ uống có ga: Một số thành phần trong đồ uống có ga ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hấp thụ canxi ở đường tiêu hóa, chẳng hạn như các ion kim loại, axit photphoric, caffein, và polyphenol.

3. Hút thuốc: Trong xã hội ngày nay, ngoài nam giới, nhiều phụ nữ cũng có thói quen hút thuốc lá. Thế nhưng, nhiều chất trong thuốc lá rất độc hại đối với tế bào xương, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp thụ ion canxi của cơ thể và thường dẫn đến loãng xương ở một mức độ nhất định.

4. Uống rượu: Sau khi ethanol trong đồ uống có cồn đi vào cơ thể người sẽ phản ứng hóa học với các chất vô cơ và hữu cơ khác, nhiều chất sinh ra sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi và làm tăng lượng canxi mất đi.

Cụ già 102 tuổi cả đời không bị loãng xương, bí quyết của cụ gói gọn trong 3 điều, làm đúng tự nhiên sẽ sống lâu hơn - Ảnh 5.

5. Không tiếp xúc với ánh mặt trời: Chúng ta đều biết rằng việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là có lợi cho sự hấp thu canxi. Nguyên tắc là tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể thúc đẩy việc sản xuất của vitamin D. Nếu muốn canxi được hấp thụ trong cơ thể con người thì hấp thụ vitamin D là cần thiết.

6. Thiếu tập thể dục: Tập thể dục mỗi ngày sẽ thúc đẩy sự phát triển của xương và giúp xương chắc khỏe hơn. Nếu người bệnh thiếu vận động trong thời gian dài sẽ làm tăng quá trình mất xương, không có lợi cho quá trình lắng đọng xương.

Theo Nhịp Sống Việt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 9 giờ trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 12 giờ trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả

Sống khỏe - 13 giờ trước

U nang buồng trứng phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể ảnh hưởng sức khỏe lâu dài. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu u nang buồng trứng có vai trò quan trọng, giúp người bệnh kịp thời điều trị bệnh.

4 dấu hiệu cảnh báo bạn không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống

4 dấu hiệu cảnh báo bạn không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống

Sống khỏe - 15 giờ trước

Không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, trong đó có thể cản trở nỗ lực giảm cân. Dưới đây là bốn dấu hiệu chính cho thấy bạn không nhận đủ chất xơ…

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Sống khỏe - 1 ngày trước

Các thử nghiệm ban đầu cho thấy, chỉ cần một giọt máu rất nhỏ có thể phát hiện ba dạng ung thư nguy hiểm nhất và sẽ cần nhiều thời gian hơn nữa để thí nghiệm trên diện rộng thì mới có thể đưa vào thực tiễn.

Top