Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con gặp họa vì bố mẹ mua nhầm thuốc nhỏ mũi

Thứ ba, 11:00 31/07/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet - Các chuyên gia khuyến cáo, khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ, bố mẹ phải hết sức lưu ý vì nếu nhầm lẫn có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho trẻ, thậm chí có thể khiến trẻ tử vong. Do đó, trước khi sử dụng bất cứ một loại thuốc nào, bố mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng để tránh gây hại cho trẻ.


Nhiều người hay nhầm giữa nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% và thuốc nhỏ mũi Naphazolin vì chúng khá giống nhau.   Ảnh: BSCC

Nhiều người hay nhầm giữa nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% và thuốc nhỏ mũi Naphazolin vì chúng khá giống nhau. Ảnh: BSCC

Trẻ li bì, tím tái sau khi nhỏ mũi

Mới đây, Khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) tiếp nhận một trường hợp bị ngộ độc do dùng thuốc nhỏ mũi. ThS.BS Lương Văn Chương, người trực tiếp tiếp nhận bệnh nhân cho biết, bệnh nhi N.Đ.H (7 tháng tuổi, trú tại Ân Thi, Hưng Yên) được đưa tới viện trong tình trạng li bì, da tái lạnh, vã mồ hôi, nhịp tim chậm và hạ nhiệt độ.

Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, trước đó vài ngày, bệnh nhi này bị viêm mũi thông thường, không có tiền sử bị bệnh gì đặc biệt, bố mẹ bé đã mua nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% về nhỏ mũi cho con. Tuy nhiên, sau khi được nhỏ mũi, bé xuất hiện các triệu chứng kể trên và được đưa vào viện cấp cứu.

Tại bệnh viện, sau khi thăm khám, ThS.BS Lương Văn Chương nhận định, bệnh nhi H bị ngộ độc do dùng nhầm thuốc nhỏ mũi. Lọ thuốc được dùng cho bệnh nhi này thực chất không phải là nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% mà là Naphazolin, một loại thuốc nhỏ mũi cực kỳ có hại cho trẻ, cấm dùng cho trẻ dưới 7 tuổi. Rất may, bệnh nhi được chẩn đoán đúng bệnh, cấp cứu kịp thời nên sức khỏe đã ổn định trở lại. ThS.BS Lương Văn Chương cho biết thêm, sau khi được yêu cầu về nhà mang lọ thuốc đã mua tới bệnh viện để kiểm chứng, gia đình bệnh nhi này mới “tá hỏa” khi phát hiện đã mua nhầm tới 5 lọ Naphazolin để nhỏ mũi cho con.

Naphazolin là thuốc được dùng để giảm triệu chứng và giảm sung huyết trong các trường hợp viêm mũi cấp hoặc mạn tính, viêm mũi xoang dị ứng hoặc viêm mũi do cảm lạnh. Khi nhỏ thuốc vào niêm mạc mũi, Naphazolin làm co tại chỗ các tiểu động mạch đã bị giãn, giảm lưu lượng máu qua mũi và giảm sung huyết. Thuốc giúp giảm nhanh tình trạng ngạt mũi, làm người bệnh dễ thở hơn. Đặc biệt, mỗi lần nhỏ mũi, thuốc có tác dụng kéo dài trong vòng 2-6 giờ nên được khá nhiều người lựa chọn sử dụng.

Do đó, nhiều người rất hay lạm dụng Naphazolin để giúp “cắt cơn” nhanh, nhất là đối với trẻ nhỏ. Thực tế, trước đây đã có nhiều trường hợp trẻ bị ngộ độc Naphazolin do bố mẹ dùng nhầm hoặc lạm dụng dùng cho con. Đơn cử, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP Hồ Chí Minh cũng đã từng cấp cứu cho bé N.T.L (3 tuổi, trú tại quận 1, TP Hồ Chí Minh) bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi Naphazolin. Theo lời của gia đình bệnh nhi này, thấy con bị nghẹt mũi nhiều ngày, ăn uống khó khăn do chỉ thở được bằng miệng, bố mẹ bệnh nhi đã dùng lọ thuốc nhỏ mũi Naphazolin dành cho người lớn có sẵn trong nhà để nhỏ vào mũi cho con. Tuy nhiên, chỉ khoảng 1 giờ đồng hồ sau, bé L có biểu hiện bứt rứt, vật vã và thở nấc. Thấy vậy, gia đình vội vàng đưa con đi cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ cho biết, bệnh nhân bị ngộ độc chất Naphazolin gây nên tình trạng trên.

Khi bị ngộ độc Naphazolin, bệnh nhi sẽ gặp một số triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, hồi hộp. Một số trường hợp có thể ảnh hưởng nặng hơn đến mũi, đó là gây teo mũi, thậm chí thủng vách ngăn mũi của trẻ. Đặc biệt, có trường hợp gây ngộ độc hệ tim mạch, hệ thần kinh như vã mồ hôi, run rẩy, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh cho trẻ. Nếu bố mẹ không kịp đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu, trẻ có thể bị co giật, xuất huyết não, thở chậm hoặc ngừng thở, rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Đọc kỹ hướng dẫn khi dùng thuốc cho trẻ

Theo các bác sĩ, hiện nay, thời tiết mưa, nắng thất thường, điều kiện vệ sinh môi trường kém dẫn đến tình trạng bệnh nhân mắc các bệnh về mũi ngày càng nhiều, nhất là đối với trẻ nhỏ. Khi mũi của trẻ có vấn đề, bố mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc không rõ nguồn gốc, công dụng cho con sử dụng để tránh gây hại cho trẻ.

Chẳng hạn, theo ThS.BS Lương Văn Chương, sở dĩ nhiều người hay nhầm giữa hai lọ nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% và lọ thuốc nhỏ mũi Naphazolin vì chúng có cùng kích cỡ, cùng màu xanh và có chữ cái đầu (N) giống nhau. Tuy nhiên, nếu bố mẹ chú ý hơn trước khi cho con dùng, sẽ không dẫn đến những trường hợp tương tự. Theo đó, ThS.BS Chương khuyến cáo, khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ, bố mẹ phải hết sức lưu ý vì nếu nhầm lẫn có thể gây ra những hậu quả nặng nề, thậm chí có thể khiến trẻ tử vong. Do đó, trước khi cho con dùng, cần đọc kỹ xem có đúng tên thuốc hay không? Đúng đường dùng hay chưa và có đúng cách dùng không…?

Tuyệt đối không dùng Naphazolin cho trẻ sơ sinh. Với trẻ nhỏ dưới 7 tuổi, nên hạn chế dùng là tốt nhất. Nếu dùng, chỉ nên dùng dung dịch 0,025% và phải có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng. Với trẻ em từ 7-12 tuổi, chỉ được dùng dung dịch Naphazolin 0,05%. Với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, liều dùng thông thường của Naphazolin là loại dung dịch 0,05% hoặc 0,1%.

Trong trường hợp cho trẻ dùng thuốc, bố mẹ nên theo dõi phản ứng của trẻ. Nếu thấy trẻ trở nên mệt mỏi, da xanh tái, li bì hoặc có biểu hiện chân tay run rẩy bất thường, bố mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Các chuyên gia tư vấn, trong trường hợp trẻ bị ngạt mũi nhẹ, bố mẹ có thể vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý loãng. Nếu mũi trẻ có dịch đặc, đóng gỉ, bố mẹ có thể nhỏ mỗi bên mũi 2-3 giọt để làm mềm gỉ mũi, sau đó nhẹ nhàng lấy gỉ ra khỏi mũi trẻ. Còn trong trường hợp dịch mũi nhiều, đặc, có thể dùng thêm công cụ hỗ trợ như máy hút mũi để hút cho trẻ. Tuy nhiên, chỉ nên hút trong trường hợp thật sự cần thiết, không lạm dụng việc hút mũi vì có thể gây tổn thương niêm mạc mũi sau này của trẻ. Với trường hợp trẻ bị viêm mũi nặng, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng cách.

Để phòng ngừa các bệnh về mũi cũng như bệnh liên quan đến đường hô hấp cho trẻ, bố mẹ cần vệ sinh mũi, họng sạch sẽ cho trẻ hàng ngày. Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, nấm mốc và nhiều chất độc hại. Bên cạnh đó, giữ ấm cơ thể trẻ khi thời tiết chuyển mùa. Tập thói quen đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra ngoài, đồng thời hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người, nơi có bệnh dịch để tránh nhiễm bệnh vào người.

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 13 giờ trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 14 giờ trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Top