Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có nên tiêm phối hợp 2 loại vaccine phòng COVID-19?

Chủ nhật, 14:14 15/08/2021 | Sống khỏe

Tiêm phối hợp 2 loại vaccine COVID-19 khác nhau có ảnh hưởng đến hiệu quả miễn dịch? Cùng chuyên gia đầu ngành lĩnh vực Hô hấp tại Pháp và Châu Âu - Thành viên Uỷ ban Phòng chống dịch, Hội chứng COVID mãn tính của Hội Hô hấp Châu Âu - GS.TS.BS. Đinh Xuân Anh Tuấn đi tìm lời giải đáp.

Có nên tiêm phối hợp 2 loại vaccine phòng COVID-19? - Ảnh 1.

Tiêm chủng là điều tốt nhất bạn có thể làm để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

Vaccine là gì?

Vaccine tăng cường hiệu quả hệ miễn dịch bằng cách giúp hệ miễn dịch có khả năng phát hiện một cách rất tinh vi, chính xác đâu là những vi khuẩn, virus xâm nhập từ ngoài vào, và đâu là những tế bào tốt của chúng ta.

Cụ thể hơn, vaccine chỉ đưa vào cơ thể của chúng ta một phần của con virus đó, hoặc con virus đó đã bị vô hiệu hoá hoàn toàn.

Vì vậy, virus trong vaccine đã bị giảm đi rất nhiều phần công hiệu, nếu chúng ta không muốn nói rằng vaccine đã giảm đi hoàn toàn sức mạnh tàn phá của nó.

Không nên quá lo lắng về tác dụng phụ của vaccine

Khi cơ thể chúng ta tiếp nhận một loại vaccine, phản ứng của cơ thể cũng giống như khi chúng ta bị nhiễm trùng: Cơ thể sẽ có những kháng nguyên ngoại lai. Đó là những kháng nguyên đến từ bên ngoài, có thể đe doạ sức khoẻ người đang bị nhiễm. Những kháng nguyên này phải được tiêu trừ bằng những tế bào của hệ miễn dịch như những tế bào bạch cầu đa nhân và những tế bào lympho.

Những tế bào của hệ miễn dịch sẽ giao tranh với những kháng nguyên ngoại lai. Sự giao tranh này sẽ gây ra hiện tượng viêm. Biểu hiện của viêm bao gồm đau, sốt, và phù. Đây cũng chính là những triệu chứng phổ biến của người được tiêm 1-2 ngày sau khi tiêm.

Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ rằng, những kháng nguyên ngoại lai ở đây chỉ thuộc một thành phần rất nhỏ của virus SARS-CoV-2 . Chúng được đưa vào cơ thể chúng ta để huấn luyện những tế bào miễn dịch, giúp những tế bào này có khả năng nhận diện ra những kháng nguyên ngoại lai đó, thích ứng, cô lập, và tiêu diệt chúng.

Chính vì những kháng nguyên ngoại lai này được đưa vào cơ thể chúng ta qua vaccine rất ít, những tác dụng phụ như đau, sốt, và phù, rất ngắn hạn. Không có gì phải sợ hãi vì hầu hết các triệu chứng sẽ tự biến mất và mọi người có thể quay trở về trạng thái bình thường sau 1-2 ngày.

Có nên tiêm trộn hai loại vaccine?

Có nên tiêm phối hợp 2 loại vaccine phòng COVID-19? - Ảnh 2.

Nên tiêm vaccine đủ 2 mũi, bất cứ loại vaccine nào đã được Bộ Y tế thông qua.

Hiện nay, tình trạng nguồn cung hạn chế đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt vaccine ở một số quốc gia, vì vậy việc có thể phối trộn vaccine từ các nhà sản xuất khác nhau có thể giảm áp lực cung ứng vaccine.

Hiện tại, Bộ Y tế Việt Nam đã cho phép tiêm phối hợp AstraZeneca cho mũi 1 và Pfizer cho mũi 2. Vậy, tiêm phối hợp 2 loại vaccine COVID-19 khác nhau có ảnh hưởng đến hiệu quả không?

Theo kết quả đến từ nghiên cứu của nhóm bác sĩ Tina Schmidt và cộng sự từ đại học Saarland tại thành phố Homburg, Đức; đã so sánh việc sử dụng AstraZeneca cho 2 mũi tiêm với việc sử dụng AstraZeneca cho mũi đầu và Pfizer/ Moderna (vaccine dùng công nghệ mRNA) cho mũi thứ 2. Đây là nghiên cứu mới được đăng tại trên tạp chí Nature Medicine vào ngày 26 tháng 7 vừa rồi.

Đương nhiên, chúng ta sẽ có nhiều những công trình nghiên cứu khác sẽ được công bố trong khoảng thời gian sắp tới. Vì vậy, những thông tin đề cập đến ngày hôm nay sẽ giữ sự chính xác cho đến khi có thông tin mới hơn từ các nghiên cứu khoa học trong tương lai.

Trong bài báo cáo, các bác sĩ đã so sánh 3 biện pháp tiêm vắc-xin COVID-19 khác nhau:

Mũi đầu: AstraZeneca - Mũi thứ hai: AstraZeneca

Mũi đầu: AstraZeneca - Mũi thứ hai: Pfizer/Moderna

Mũi đầu: Pfizer/Moderna - Mũi thứ hai: Pfizer/Moderna

Kết quả cho thấy việc miễn dịch tế bào đã được kích hoạt một cách tương đối hiệu quả ở những người tiêm trộn vaccine so với những người tiêm chuẩn. Khi so sánh nhóm tiêm trộn và nhóm tiêm 2 liều Astrazeneca cũng cho thấy biện pháp tiêm trộn có khả năng kích hoạt kháng thể trung hoà cao hơn một chút so với biện pháp tiêm 2 liều Astrazeneca.

Từ đó chúng ta có thể kết luận tạm rằng tiêm trộn AstraZeneca và Pfizer hoặc AstraZeneca và Moderna công hiệu bằng tiêm hai liều với cùng một loại thuốc.

Trong khi chờ đợi thêm các báo cáo khoa học so sánh giữa việc tiêm thường và tiêm phối hợp, chúng ta nên tiêm vaccine đủ 2 mũi, bất cứ loại vaccine nào đã được Bộ Y tế thông qua.

Với mức độ lây lan rất cao của chủng Delta mới, thì cách tốt nhất để chống lại những biến thể này là tiêm vaccine càng sớm càng tốt.

Hãy nhớ rằng, tiêm chủng là điều tốt nhất bạn có thể làm để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

 GS.TS.BS Đinh Xuân Anh Tuấn

Theo Sức khỏe & Đời sống

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 45 phút trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 11 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 11 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

Sống khỏe - 16 giờ trước

Một chế độ ăn uống đa dạng giàu trái cây, rau và chất béo lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt, làm chậm sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Sống khỏe - 16 giờ trước

P. được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới mang gene lặn KRT1 với đột biến mới gây bệnh da vảy cá ly thượng bì nông kết hợp chứng rậm lông.

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 20 giờ trước

Một số đồ uống có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường. Vậy đồ uống nào tốt và xấu với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Đối với người bị cao huyết áp thì việc uống thuốc huyết áp đúng thời điểm hàng ngày là rất quan trọng để duy trì huyết áp ổn định trong suốt cả ngày và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Chạy bộ tập thể dục nếu thấy có cơn đau tức ngực bất thường, nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, cảm giác mệt mỏi... cần được thăm khám y tế.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Top