Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có nên cố tình gây nôn khi ngộ độc thực phẩm?

Thứ sáu, 11:00 06/01/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Dịp cuối năm, các ca ngộ độc thực phẩm có chiều hướng xảy ra nhiều hơn. Ngộ độc thực phẩm (NĐTP) thường xảy ra sau khi bệnh nhân ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, mất vệ sinh, thức ăn ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia cấm sử dụng... Khác với những bệnh ở đường tiêu hóa, NĐTP thường có tính chất tập thể với nhiều người mắc... Khi bị NĐTP, nhiều người thường áp dụng cách dùng tay móc họng để nôn, ói. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo: Không nên lạm dụng phương pháp này bởi người bệnh (đặc biệt là trẻ em) có thể bị hít sặc hoặc tổn thương niêm mạc hầu, họng.

Tranh minh họa
Tranh minh họa

Không nên tự ý dùng thuốc cầm tiêu chảy

Theo bác sĩ Lê Văn Khoa, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Đồng TP Cần Thơ, tùy nguyên nhân gây bệnh, có thể vài giờ hoặc 24 giờ sau khi ăn, uống thực phẩm, người bị NĐTP có biểu hiện: Đau bụng (quanh rốn hoặc trên rốn), ói, sau đó là tiêu chảy, sốt (hoặc không), chóng mặt... Nếu trẻ chỉ bị nôn ói, đau bụng, tiêu chảy vài lần... thì chỉ là rối loạn tiêu hóa; có thể theo dõi điều trị tại nhà. Đây là dạng nhẹ của NĐTP. Thời gian qua, Bệnh viện Nhi Đồng TP Cần Thơ thường cấp cứu, điều trị rối loạn tiêu hóa, ít gặp NĐTP nặng. Khi đau bụng kéo dài, nôn ói không cầm được, khát nước nhiều, môi khô, mắt trũng... gia đình cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa nhi để được theo dõi điều trị. NĐTP thông thường, sau vài ngày điều trị, bệnh nhi được xuất viện. Tuy nhiên, với những ca NĐTP nặng, thường có biểu hiện như: Nôn nhiều, sốt sớm, thời gian điều trị kéo dài hơn.

NĐTP nếu không được theo dõi, điều trị kịp thời, có thể nguy hiểm tính mạng người bệnh do gây mất nước. Mất nước nặng rất nguy hiểm, gây rối loạn chuyển hóa, toan. Hoặc NĐTP do vi trùng, từ đường tiêu hóa vào trong máu gây nhiễm trùng máu đường tiêu hóa, trường hợp này rất nặng, cần điều trị bằng cách bổ sung điện giải và sử dụng kháng sinh. Nhiễm trùng huyết có khả năng tử vong sớm trong 24 - 48 giờ, do kết hợp vừa mất nước vừa rối loạn chuyển hóa, vừa có vi trùng trong máu. Hiện nay, phần lớn vụ NĐTP, đa số trẻ được gia đình đưa đến bệnh viện sớm vì triệu chứng NĐTP rất rầm rộ, trẻ không chịu nổi, gia đình phải đưa đi ngay. Chính vì thế ở trẻ thường hiếm có ca NĐTP đưa đến bệnh viện trễ.

Trong lúc bị NĐTP, trẻ ăn vào là ói hết. Các bác sĩ bù dinh dưỡng cho trẻ bằng đường truyền tĩnh mạch. Khi trẻ giảm ói, gia đình nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, chia làm nhiều bữa. Không ăn thức ăn có màu nâu, đen, đỏ vì khi trẻ ói không phân biệt được màu do thức ăn hay trẻ ói ra máu. Đồng thời, thường xuyên cho trẻ uống nước chín pha oresol, nước dừa… để bổ sung nước cho cơ thể.

Hiện nay, trên một số diễn đàn, trang thông tin hướng dẫn cách móc họng, ngoáy họng để nôn thức ăn ra. Tuy nhiên, theo bác sĩ Lê Văn Khoa, khi bị NĐTP sẽ có ói ngay từ đầu, không cần móc họng ói sẽ nguy hiểm do có thể bị hít sặc hoặc tổn thương niêm mạc hầu, họng. Gia đình cũng không nên vì sốt ruột mà tự ý mua thuốc uống cầm tiêu chảy vì có thể vi trùng sẽ xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng huyết. Quá trình điều trị, NĐTP thường gặp và khá nguy hiểm là độc tố vi khuẩn và các vi sinh vật gây nhiễm trùng đường tiêu hóa. Những trường hợp này cần thận trọng theo dõi điều trị.

Thực hiện quy tắc ăn chín uống sôi

Bác sĩ Châu Ngọc Tâm, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Cần Thơ cho biết: "Khi không may bị NĐTP, bên cạnh việc đưa người thân đến bệnh viện, gia đình cần nhanh chóng báo một trong các cơ quan sau: Trạm y tế; phòng y tế hoặc trung tâm y tế dự phòng quận, huyện; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố; Sở Y tế thành phố... để ngành chức năng kịp thời điều tra, tìm hiểu nguyên nhân gây NĐTP và có hướng xử lý kịp thời. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây NĐTP phải lấy mẫu phân, chất nôn, mẫu thực phẩm... đi kiểm nghiệm, xét nghiệm. Nếu người dân báo chậm, cơ quan chức năng không kịp lấy mẫu để tìm ra nguyên nhân vụ NĐTP". Trước đây, có tình trạng khi xảy ra vụ NĐTP, do người dân báo trễ, khi cơ quan chức năng đến thì không còn mẫu thực phẩm để lấy về xét nghiệm tìm nguyên nhân.

Cách cơ bản để phòng, chống NĐTP hiệu quả nhất, theo bác sĩ Châu Ngọc Tâm, nên thực hiện nghiêm túc 10 nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn sau đây: Chọn thực phẩm an toàn; nấu kỹ thức ăn; ăn ngay khi thức ăn vừa nấu chín; bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín; đun kỹ thực phẩm trước khi ăn; không để lẫn thực phẩm sống và chín, luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ; giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ; bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, gặm nhấm và các động vật khác; sử dụng nguồn nước sạch. Đối với các bếp ăn tập thể ở khu công nghiệp, trường học, công ty, xí nghiệp... nên lưu ý phải lưu mẫu thực phẩm trong 24 giờ để khi xảy ra NĐTP, cơ quan chức năng xét nghiệm mẫu lưu để tìm nguyên nhân gây ngộ độc...

Trị ngộ độc thực phẩm bằng gừng

Khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh thường có cảm giác buồn nôn, tiêu chảy, choáng váng hoặc đôi khi có kèm theo sốt. Với những trường hợp nhẹ, có thể điều trị ở nhà. Những bài thuốc quen thuộc như bí đao, đậu xanh, đậu đen... có tác dụng làm dịu dạ dày, giảm cảm giác buồn nôn, khó chịu cho người bệnh.

Có 3 nguyên nhân chính gây ngộ độc hay gặp, đó là do hóa chất bảo quản thực phẩm (thuốc trừ sâu, hóa chất chống sâu mọt...), do hóa chất dùng trong chế biến thực phẩm (ví dụ phẩm màu trong các loại bánh, xôi, rượu...) và do các vi sinh vật.

Ở người cao tuổi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, các triệu chứng này thường nặng. Nếu nôn nhiều lần và đi ngoài nhiều lần, người bệnh sẽ dễ bị mất nước, mất chất điện giải dẫn đến bị trụy tim mạch và sốc. Vì thế phải rất lưu ý đến những dấu hiệu mất nước, nhất là đối với những người nôn nhiều trên 5 lần và đi ngoài phân lỏng trên 5 lần, sốt cao, miệng khô, môi khô, mắt trũng, khát nước (cần lưu ý: Người già hay bị nặng lại không kêu khát do tuổi cao bị mất cảm giác khát), mạch nhanh, thở nhanh sâu, mệt lả, hay co giật, nước tiểu ít, sẫm màu.

Dân gian có bài thuốc trị ngộ độc thực phẩm bằng gừng khá hiệu quả, dễ áp dụng:

4Gừng, có thể đun nước sôi với vài lát gừng tươi hoặc pha 1 muỗng canh bột gừng với nước nóng để uống cách nhau khoảng 3 - 4 giờ.

4Có thể cho bột gừng vào soda để dễ uống hơn. Có thể uống sang ngày kế tiếp.

4 Ngộ độc hải sản: Gừng sống 15 – 20g, hành tây 15 – 20g nấu với 2 chén nước còn khoảng 1 chén, uống lúc nóng, ngày 2 – 3 lần.

H.Hoa

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Chất xơ có trong đậu ngự giúp đào thải cholesterol, giảm nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh tim mạch nguy hiểm dẫn đến đột quỵ, đau tim...

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Những thói quen tưởng chừng tiện lợi nhưng có thể gây nguy hại cho sức khoẻ.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Dời lịch chạy thận 1 ngày đi ăn cưới, cộng với việc không tuân thủ chế độ ăn kiêng dành cho người suy thận mạn, người phụ nữ 54 tuổi gặp nguy kịch.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 13 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2 có tiền sử mắc bệnh này, ai có dấu hiệu tương tự cần cảnh giác!

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2 có tiền sử mắc bệnh này, ai có dấu hiệu tương tự cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Trước khi bị đột quỵ, nghệ sĩ Phước Sang có tiền sử bị cao huyết áp. Di chứng của đột quỵ cách đây 11 năm khiến thể trạng của anh chỉ tầm 70-80% so với người bình thường.

Vinhomes Ocean Park 2 là khu đô thị đầu tiên của Vinhomes có trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Vinhomes Ocean Park 2 là khu đô thị đầu tiên của Vinhomes có trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Sống khỏe - 16 giờ trước

Ngày 27/3/2024, Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Y tế Well Group (Nhật Bản) để phát triển mô hình Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cao cấp tại Việt Nam.

Top