Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi ở trẻ em, bố mẹ không thể lơ là

Thứ sáu, 20:08 08/03/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Bệnh sởi không có dấu hiệu ngừng tăng, các bác sĩ khuyến cáo các bậc cha mẹ phòng ngừa bệnh cho con, đồng thời không được lơ là, chủ quan để trẻ bị biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bệnh

Số trẻ mắc sởi có xu hướng tăng tại các cơ sơ y tế và bệnh viện nhi trên cả nước khiến cho nhiều bậc phụ huynh lo lắng.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra và dễ bùng phát thành ổ dịch. Trẻ sơ sinh mắc sởi rất nguy hiểm vì sức đề kháng của trẻ còn yếu.

Tác nhân gây bệnh sởi là virus thuộc giống Morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Bệnh sởi là tình trạng nhiễm virus cấp tính. Bệnh vẫn được xem là bệnh nguy hiểm và có thể gây tử vong cho trẻ nhỏ nếu không được phát hiện sớm và điều trị phù hợp.

Bệnh sởi đang có dấu hiệu gia tăng từ cuối năm 2018 đến nay. Ảnh minh họa

Bệnh sởi đang có dấu hiệu gia tăng từ cuối năm 2018 đến nay. Ảnh minh họa

Nhờ vào việc tiêm ngừa vaccine chủ động nên tỷ lệ tử vong do sởi đã giảm đáng kể trên toàn thế giới, hàng năm có khoảng 100.000 bệnh nhân tử vong do mắc sởi chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi. Đa số là ở các nước kém phát triển, tỉ lệ tiêm ngừa phòng sởi thấp.

Sởi lan truyền do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Sự lan truyền từ người bệnh đến người lành có thể xảy ra khi người lành hít phải những giọt không khí chứa virus sởi sau khi người bệnh thải ra môi trường xung quanh 2 tiếng đồng hồ.

Người bệnh có thể lây nhiễm cho người khác trước và sau vài ngày xuất hiện triệu chứng của bệnh.

Nhóm người có nguy cơ cao mắc sởi

Theo ThS.BS Đinh Thạc, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM, người chưa được tiêm ngừa vaccine sởi, nhất là trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây.

Người thường xuyên đi du lịch quốc tế, nhất là du lịch đến các quốc gia đang phát triển nơi mà bệnh sởi xảy ra phổ biến, nếu không chú ý biện pháp phòng ngừa cá nhân thì khả năng bị nhiễm bệnh sẽ rất cao.

Người bị thiếu hụt vitamin A trong chế độ ăn hàng ngày. Nếu không may bị nhiễm sởi rất dễ bị bệnh nặng và có thể gặp những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi.

Triệu chứng bệnh sởi

ThS.BS Đinh Thạc cho biết: Khi bị nhiễm sởi, sau giai đoạn ủ bệnh kéo dài khoảng 7 ngày - 2 tuần, bệnh nhân thường có những triệu chứng thường gặp sau đây: Lúc mới khởi bệnh trẻ thường bị sốt cao (nhiệt độ đo được thường trên 39oC), khi dấu hiệu sốt thuyên giảm sẽ bắt đầu xuất hiện dấu hiệu phát ban đặc trưng của sởi.

Ban sởi mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ. Ngày thứ 2 mọc ở ngực lưng, cánh tay. Ngày thứ 3 mọc ở bụng, mông, đùi, chân. Khi ban mọc tới chân hết sốt và ban bắt đầu bay. Khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”. Ảnh: Internet.

Ban sởi mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ. Ngày thứ 2 mọc ở ngực lưng, cánh tay. Ngày thứ 3 mọc ở bụng, mông, đùi, chân. Khi ban mọc tới chân hết sốt và ban bắt đầu bay. Khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”. Ảnh: Internet.

Ban sởi rất đặc trưng: lúc đầu ban nổi ở sau tai (vùng gáy), sau đó lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và lan ra toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da, đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”.

Ngoài ra, trẻ bị mắc sởi thường có một số triệu chứng kèm theo như: chảy nước mũi, ho hay đỏ mắt, đôi khi trẻ bị tiêu chảy.

Những biến chứng thường gặp

Sự nguy hiểm của bệnh sởi chính là những biến chứng do bệnh gây ra. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ bị những biến chứng nặng nề của bệnh. Những biến chứng thường gặp khi mắc bệnh sởi được ghi nhận tại các cơ sở y tế trong những năm qua cụ thể như sau:

- Biến chứng thường gặp nhất là viêm tai giữa cấp xảy ra ở 1/10 số trẻ bị nhiễm sởi.

- Viêm phổi nặng xảy ra khoảng 1/20 số trường hợp bị mắc sởi, có thể dẫn đến tử vong.

- Viêm não, xảy ra ở khoảng 1/1.000 số người mắc bệnh sởi.

- Tiêu chảy và ói mửa do sởi, thường xảy ra cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ nhũ nhi.

- Mờ hoặc loét giác mạc có thể gây mù lòa, một biến chứng rất nguy hiểm của sởi.

- Suy dinh dưỡng nặng ở trẻ em hậu nhiễm sởi, làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

- Phụ nữ có thai mắc bệnh sởi có thể bị sảy thai, sinh non hay sinh trẻ nhẹ cân.

Chăm sóc trẻ mắc sởi tại nhà rất quan trọng

Khi phát hiện có trẻ mắc sởi, điều quan trọng cần chú ý là thực hiện việc cách ly trẻ bệnh với các trẻ lành. Do bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao nên việc phòng ngừa bệnh, tránh tình trạng lây lan trong cộng đồng là điều phụ huynh cần chú ý.

Mọi người cần giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa và môi trường chung quanh, giữ gìn nơi sinh hoạt thông thoáng, sạch sẽ.

Nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ bằng chế độ ăn với đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đồng thời tăng cường lượng chế độ ăn uống giàu vitamin nhất là vitamin A để bảo vệ đôi mắt của trẻ mắc bệnh sởi (thường trẻ bị nhiễm sởi được bổ sung vitamin A liều cao 2 ngày liên tiếp theo chỉ định của bác sĩ).

Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió, ủ kín trẻ sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.

Biện pháp phòng ngừa hiện nay: chủ động – đơn giản – hiệu quả

Thực hiện chủ động việc tiêm ngừa bệnh sởi: bằng vắc-xin được khuyến cáo khi trẻ đủ 9 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng tại các cơ sở y tế và được miễn phí. Tuy nhiên, việc tiêm một mũi vắc-xin duy nhất không đủ tạo ra miễn dịch bền vững nên cần phải tiêm nhắc lại mũi thứ 2 lúc trẻ được 18 tháng tuổi.

Thực hiện tốt việc cách ly trẻ bệnh: khi phát hiện trẻ bệnh, sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và chữa trị kịp thời, thực hiện cách ly nguồn bệnh tránh lây lan cho cộng đồng.

Đeo khẩu trang y tế khi chăm sóc trẻ bệnh, tránh sự lây nhiễm chéo tại các bệnh viện có bệnh nhân mắc sởi đến các trẻ khác.

Rửa tay sạch sẽ đúng cách trước và sau khi chăm sóc trẻ bệnh để ngăn ngừa sự lây nhiễm chéo từ trẻ bệnh sang trẻ lành.

ThS.BS Đinh Thạc

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 10 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Sống khỏe - 14 giờ trước

Các thử nghiệm ban đầu cho thấy, chỉ cần một giọt máu rất nhỏ có thể phát hiện ba dạng ung thư nguy hiểm nhất và sẽ cần nhiều thời gian hơn nữa để thí nghiệm trên diện rộng thì mới có thể đưa vào thực tiễn.

8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

Sống khỏe - 17 giờ trước

Đối với phụ nữ, việc mang thai, sinh nở hay tuổi tác khiến cơ thể dễ thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Những dưỡng chất đó là gì và chị em nên bổ sung những thực phẩm nào trong chế độ ăn uống hằng ngày?

Giải pháp hỗ trợ bổ sung canxi cho người Việt

Giải pháp hỗ trợ bổ sung canxi cho người Việt

Sống khỏe - 19 giờ trước

Đau nhức xương khớp, mỏi gối, tê tay mỗi khi trái gió trở trời là tình trạng chung của nhiều người cao tuổi khi bước vào giai đoạn xương lão hóa. Nếu trước đây phải sau độ tuổi 50 mới hay xuất hiện các triệu chứng đau xương khớp thì ngày nay độ tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa và phổ biến.

Bé 4 tuổi tử vong do ăn trứng sai cách, người Việt cần bỏ ngay thói quen luộc trứng theo cách này

Bé 4 tuổi tử vong do ăn trứng sai cách, người Việt cần bỏ ngay thói quen luộc trứng theo cách này

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Việc ăn trứng luộc lòng đào, để lâu trong tủ lạnh chính là nguyên nhân gây nên cái chết của bé trai xấu số.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Tập luyện ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp

Tập luyện ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp

Sống khỏe - 22 giờ trước

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy lợi ích của các chương trình tập luyện thể dục với các cường độ khác nhau trong phòng ngừa cũng như điều trị người bệnh nhồi máu cơ tim.

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Loãng xương là một căn bệnh mà lực của xương bị suy giảm, cấu trúc xương bị tổn hại dễ gãy đột ngột khi có lực bên ngoài tác động vào. Xoa bóp xương khớp góp phần phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương.

Top