Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảnh báo: Giấy gói đồ ăn nhanh có thể làm cơ thể bạn nhiễm độc tố

Chủ nhật, 15:27 13/10/2019 | Sống khỏe

Các nhà khoa học cho biết, giấy gói bánh mì kẹp thịt (burger) và hộp đựng pizza chứa chất hóa học độc hại, có tên PFAS, có thể xâm nhập cơ thể.

Các nhà khoa học cho biết, giấy gói bánh mì kẹp thịt (burger) và hộp đựng pizza chứa chất hóa học độc hại, có tên PFAS, có thể xâm nhập cơ thể. Thường xuyên ăn đồ ăn nhanh có thể làm tăng nguy cơ bị vô sinh hoặc ung thư và thủ phạm được cho là bắt nguồn từ chính lớp giấy gói.

Nhóm nghiên cứu người Mỹ phát hiện thấy, trong máu những người thường xuyên đặt đồ ăn nhanh mang về có hàm lượng PFAS nhiều hơn những người nấu ăn tại nhà. Đây là kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Environmental Health Perspective.

Cảnh báo: Giấy gói đồ ăn nhanh có thể làm cơ thể bạn nhiễm độc tố  - Ảnh 1.

Một nghiên cứu trước đó cũng của nhóm khoa học gia này xác nhận, PFAS thường được sử dụng để làm bao bì trong ngành công nghiệp đồ ăn nhanh bởi chúng rất bền và không dính dầu mỡ.

Nhưng hợp chất do con người tạo ra này lại có mối liên hệ với bệnh ung thư, vô sinh, bệnh tuyến giáp và tình trạng ức chế miễn dịch.

Nghiên cứu của các nhà nghiên cứu của Viện Silient Spring ở bang Massachusettes

Các nhà nghiên cứu của Viện Silient Spring ở bang Massachusettes đã phân tích dữ liệu của 10.106 người tham gia trong cuộc tổng điều tra dinh dưỡng và sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ (NHANES). Người tham gia được hỏi về chế độ ăn nói chung của mình: Về những thực phẩm họ đã tiêu thụ trong 4 khoảng thời gian khác nhau từ 24 giờ, 7 ngày, 30 ngày và 12 tháng trước. Họ cũng cung cấp mẫu máu của mình – chúng sẽ được phân tích để tìm kiếm dấu hiệu của các chất hóa học PFAS khác nhau.

Các chuyên gia phát hiện thấy, những người ăn nhiều bữa ăn tại nhà hơn thì có hàm lượng PFAS thấp hơn đáng kể trong cơ thể. Phần lớn những bữa ăn này gồm các loại thực phẩm mua tại cửa tiệm rau củ/siêu thị.

Ngược lại, những người hay ăn đồ ăn nhanh kiểu mua mang về hay thường xuyên dùng bữa ở nhà hàng – trong đó có các tiệm pizza – có xu hướng chứa hàm lượng PFAS cao hơn.

Cảnh báo: Giấy gói đồ ăn nhanh có thể làm cơ thể bạn nhiễm độc tố  - Ảnh 2.

"Rò rỉ" hóa chất

Ngoài ra, những người tiêu thụ nhiều bỏng ngô làm từ lò vi sóng hơn cũng sở hữu hàm lượng PFAS trong cơ thể cao hơn nhiều. Nguyên nhân chính là tình trạng rò rỉ hóa chất từ các túi đựng bỏng ngô.

Nhóm khoa học gia lưu ý thêm, 4 chất hóa học PFAS được phát hiện trong mẫu máu người tham gia điều trị và liên quan tới thói quen ăn nhiều bỏng ngô, trước đây đã được phát hiện trong các túi đựng bỏng ngô làm từ lò vi sóng.

Cảnh báo: Giấy gói đồ ăn nhanh có thể làm cơ thể bạn nhiễm độc tố  - Ảnh 3.

Nhà nghiên cứu Kathryn RodgersStaff

Kết luận chung ở đây là đồ ăn của bạn càng ít tiếp xúc với bao bì đóng gói chúng bao nhiêu thì bạn càng giảm bấy nhiên nguy cơ phơi nhiễm PFAS cũng như các hóa chất độc hại khác

Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Laurel Schaider, một nhà hoa học môi trường tại Silent Spring, cho biết: "Đây là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra mối liên hệ giữa các nguồn thực phẩm khác nhau và tình trạng phơi nhiễm PFAS trong dân số Mỹ. Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra sự di chuyển của các chất hóa học PFAS từ bao bì thực phẩm vào chính thực phẩm có thể là nguồn phơi nhiễm chủ yếu với những hóa chất này của người tiêu dùng".

Cảnh báo: Giấy gói đồ ăn nhanh có thể làm cơ thể bạn nhiễm độc tố  - Ảnh 4.

Nhà khoa học Kathryn Rodgers, thành viên nhóm nghiên cứu, tiết lộ thêm, những phát hiện trên giúp người tiêu dùng tránh dùng một số thực phẩm nhất định: "Kết luận chung ở đây là đồ ăn của bạn càng ít tiếp xúc với bao bì đóng gói chúng bao nhiêu thì bạn càng giảm bấy nhiên nguy cơ phơi nhiễm PFAS cũng như các hóa chất độc hại khác.

Rất hi vọng, các nghiên cứu mới này sẽ giúp người tiêu dùng tránh được những nguy cơ phơi nhiễm trên cũng như buộc nhà sản xuất phải phát triển vật liệu làm bao bì thực phẩm an toàn hơn".

Một hạn chế của nghiên cứu là dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian các năm 2003 và 2004. Thời điểm này, nhiều nhà sản xuất thực phẩm vẫn sử dụng PFAS chuỗi dài, vốn sau đó được thay thế bằng các vật liệu mới hơn.

Nhóm khoa học bày tỏ, mặc dù nghiên cứu của họ không trực tiếp phân tích bao bì thực phẩm hoặc bản thân thực phẩm để tìm kiếm dấu hiệu PFAS, nó vẫn cho kết quả tương đồng với nhiều nghiên cứu trước đó.

Theo Helino

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai cách tập thể dục 'lạ' nhưng rất hiệu quả để khống chế tiểu đường

Hai cách tập thể dục 'lạ' nhưng rất hiệu quả để khống chế tiểu đường

Sống khỏe - 1 giờ trước

Tập thể dục nhẹ nhàng và vào những thời điểm ít người nghĩ đến có thể đem lại tác dụng bất ngờ.

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 3 giờ trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Người đàn ông có mạch máu vôi hóa như ruột bút chì, qua đời vì mê 1 thực phẩm

Người đàn ông có mạch máu vôi hóa như ruột bút chì, qua đời vì mê 1 thực phẩm

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Bản thân ông Chen (Đài Loan, Trung Quốc) cũng sửng sốt khi nhìn kết quả hình ảnh X-quang chụp mạch máu bị vôi hóa, tắc nghẽn nghiêm trọng của mình.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày mới bơm máu vào cơ thể tốt nhất? Liều lượng sắt cần uống là bao nhiêu?

Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày mới bơm máu vào cơ thể tốt nhất? Liều lượng sắt cần uống là bao nhiêu?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Việc bổ sung sắt đúng thời điểm, đúng liều lượng sẽ giúp quá trình tạo máu diễn ra tốt nhất. Nếu không tuân thủ thì bạn có nguy cơ thiếu sắt hoặc thừa sắt, đều rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Ăn rau đay giảm cholesterol xấu và nhiều lợi ích sức khỏe khác

Ăn rau đay giảm cholesterol xấu và nhiều lợi ích sức khỏe khác

Sống khỏe - 6 giờ trước

Rau đay là loại rau phổ biến, nhiều người rất mê rau đay nấu canh nhưng có những người không thích. Loại rau này có những lợi ích sức khỏe bất ngờ không phải ai cũng biết.

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Có nhiều nguyên nhân gây hình thành sỏi thận, trong đó phổ biến là do lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh, ít uống nước. Do đó, khi bị sỏi thận, một trong những biện pháp quan trọng người bệnh cần làm là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.

Những tác hại khi bạn ăn quá nhanh

Những tác hại khi bạn ăn quá nhanh

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Thời gian thích hợp cho một bữa ăn là 20-30 phút. Việc ăn quá nhanh khiến cơ thể khó hấp thu các chất dinh dưỡng, dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Khoảng 50% người lớn có ít nhất một lần bị đau đầu trong năm, một số trường hợp thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Vì thế, người dân nên biết các yếu tố cảnh báo nguy hiểm.

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân viêm màng não có tiền sử khỏe mạnh nhưng thường xuyên ăn nem chua, thịt lợn tái.

Top