Hà Nội
23°C / 22-25°C

Càng mưa gió lạnh giá càng cần cái ôm đầu tiên để con khỏe mạnh

Thứ hai, 21:00 30/11/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet – Nhiều em bé sinh non đã ra đời và khỏe mạnh nhờ "cái ôm đầu tiên".



Diệu kỳ  “Da kề da”

Mặc dù đã hơn một tháng trôi qua nhưng gia đình chị Hồ Thị Khay, thôn Ta Xía (xã Hướng Lộc, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) vẫn không quên được buổi “vượt cạn” song sinh có một không hai tại nhà thông qua sự hướng dẫn qua điện thoại của nữ hộ sinh Nguyễn Thị Thương, nhân viên y tế Trạm y tế xã Hướng Lộc. 

Hôm ấy chị Khay trở dạ đúng lúc nước lũ cuồn cuộn đổ về, cả vùng bị mất điện…Vì mưa lớn, lũ xiết nên đường tới Trạm y tế bị chia cắt. Gia đình gọi điện đến Trạm y tế xã cầu cứu. Nhân viên y tế cấp tốc lên đường đến nhà sản phụ nhưng cũng chỉ đi được nửa đường vì nước dâng cao, không qua cầu được. Chị Thương đành hướng dẫn gia đình đỡ đẻ qua điện thoại. May mắn, chị Khay sinh con dạ nên đẻ dễ dàng 1 bé gái.

20 phút sau chị Khay lại trở dạ, oái oăm là lần này em bé lại ra ngược. Nữ hộ sinh Thương vừa trấn an sản phụ, vừa hướng dẫn các bà đỡ đẻ bất đắc dĩ xử lý thai ngược và bé gái thứ hai đã chào đời với tiếng khóc yếu ớt. Ngay lập tức, chị Thương hướng dẫn sản phụ ủ ấm con bằng phương pháp "da kề da" để bé sớm ổn định sức khỏe.

Càng mưa gió lạnh giá càng cần cái ôm đầu tiên để con khỏe mạnh - Ảnh 2.

Ca sinh đôi ở thôn Ta Xía.


Những năm trước có chuyện về bé sơ sinh của vợ chồng anh Phúc - chị Tiên (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Lấy nhau 6 năm chị mới mang thai, được 27 tuần tuổi thì chị bị vỡ ối và sinh bé gái nặng 900g và suy hô hấp. Bác sĩ BV Phụ sản TP Cần Thơ đã hỗ trợ bé thở bằng máy và áp dụng phương pháp "da kề da" liên tục với mẹ. 45 ngày sau bé đã đạt cân nặng 1,7kg, sức khỏe tốt… khiến cả nhà nghẹn ngào xúc động với sức sống kỳ diệu này.

Trường hợp bé sinh non khác khi mới 27 tuần tuổi của sản phụ N.T.H (Cà Mau), ra đời với 1,2kg nên suy hô hấp và thiếu máu nặng, phải thở máy và kết hợp "da kề da". Bằng nỗ lực của bác sĩ, sau 2 tháng điều trị bé đã cứng cáp hơn với cân nặng 2,1kg. Qua khám tổng quát, mắt bé không bị mờ, phản xạ tốt, bú mẹ giỏi, hô hấp ổn định.

Phương pháp "Da kề da" còn gọi là "Cái ôm đầu tiên, ấp Kangaroo" đã được các bệnh viện phụ sản thực hiện cho các bà mẹ sinh non, cùng với sự kiên trì của bác sĩ, sự nhẫn nại của cha mẹ đã như một phép màu giúp trẻ sinh non, thiếu tháng, nhẹ cân đã lớn lên trong niềm hạnh phúc của bố mẹ.

Càng mưa gió lạnh giá càng cần cái ôm đầu tiên để con khỏe mạnh - Ảnh 3.

Sau khi sinh con rất cần được mẹ ấp.


"Da kề da" sau sinh mang đến nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé

Phương pháp "da kề da" cho trẻ sau sinh được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo áp dụng, và ở Việt Nam thực hiện từ 2014 đã có những hiệu quả tích cực cho mẹ và bé sau sinh.

Theo tài liệu hướng dẫn của Bác sĩ Bùi Minh Phúc (Khoa sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long), tiếp xúc "da kề da" là đặt bé không mặc quần áo nằm trên ngực, hoặc bụng trần của mẹ: Đầu bé đặt nghiêng một bên. Mặt, ngực, bụng và chân của bé áp sát người mẹ, không có khoảng cách. Trẻ có thể mặc bỉm và đội mũ, đầu nghiêng về một bên, trên mình đắp một tấm chăn ấm. Da kề da như thế sau sinh 30 – 60 phút ngay sau sinh, và lặp đi lặp lại càng nhiều càng tốt trong những tuần đầu sau sinh.

Tiếp xúc da kề da là một cách tuyệt vời nhất để mẹ con hòa nhập, truyền cho nhau tình yêu thương, sẵn sàng một quá trình nuôi nấng, chăm sóc con của mẹ bắt đầu, kết nối tình mẫu tử, phụ tử và mang đến rất nhiều lợi ích lớn lao từ cái chạm da kề da giữa cha mẹ và trẻ.

Càng mưa gió lạnh giá càng cần cái ôm đầu tiên để con khỏe mạnh - Ảnh 4.

Trẻ cũng "da kề da" với bố sau khi được ấp lần đầu với mẹ. Ảnh minh họa.


Lợi ích trông thấy không chỉ ngay lúc trẻ ra đời là được giữ ấm, ổn định nhịp tim, nhịp thở và đường huyết, được bú sớm, sữa mẹ về sớm và nhiều hơn… Lâu dài là trẻ ít quấy khóc, phát triển não bộ tốt hơn, kích thích hệ tiêu hóa, giúp bé tăng cân đều, tăng cường hệ miễn dịch tốt…

Lý giải của các bác sĩ là trẻ đang ấm áp trong tử cung của mẹ khi ra môi trường tự nhiên lạnh hơn trẻ dễ bị hạ thân nhiệt. Được mẹ ủ ấm da kề da ngay giúp trẻ có cảm giác quen thuộc, được mẹ âu yếm, vuốt ve và sự nâng lên hạ xuống đều đặn theo hơi thở của mẹ giúp trẻ ngủ tự nhiên với giấc sâu và dài hơn (so với khi phải tách rời mẹ), được nghỉ ngơi sau khi ra khỏi cơ thể mẹ và tốt cho cả quá trình phát triển của trẻ sau này.

Trẻ được ủ ấm sẽ giảm bớt tiêu hao năng lượng giữ ấm, tự điều chỉnh được nhịp tim, nhịp thở ổn định, đường huyết ở mức cao và ổn định hơn những trẻ không được áp dụng phương pháp này.

Da kề da giúp bé nhanh chóng lấy lại trạng thái cân bằng, các dây thần kinh phế vị được kích hoạt, làm tăng kích thước các vi mao trong lòng ruột của bé, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột, mang đến một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và ổn định tăng cân. Đồng thời giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn, ít bị rối loạn tiêu hóa, giảm sử dụng mỡ nâu và đường máu nên trẻ tăng cân tốt hơn. Tóm lại da kề da là bước khởi đầu giúp cho trẻ khỏe mạnh phát triển tiếp ở môi trường mới - đặc biệt cần thiết với trẻ sinh mổ (vì không được tiếp xúc với hệ sinh vật lành ở đường sinh của bà mẹ).

Càng mưa gió lạnh giá càng cần cái ôm đầu tiên để con khỏe mạnh - Ảnh 5.

"Da kề da" là cách đầu tiên để gắn kết tình cảm cha mẹ với con, mang đến cho con sự an toàn gần gũi. Ảnh minh họa.


Trẻ sinh mổ khi được da kề da cũng có rất nhiều lợi ích. Tình trạng sinh mổ khiến mẹ cho trẻ bú muộn, giảm tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ ngay từ đầu. Da kề da giúp giải quyết tình trạng trẻ lười bú sau khi cách ly mẹ mổ một thời gian nhất định. Trong thời gian đợi mẹ ổn định để được da kề da thì trẻ nên được tiếp xúc da với bố trước, mang đến sự an toàn cho con sau sinh.

Đối với mẹ, da kề da con lại càng nhiều lợi ích. Sau khi sinh, người mẹ thường đau đớn và mệt mỏi, việc tiếp xúc da kề da khiến cơ thể người mẹ giảm tiết cortisol (chất gây căng thẳng). Tiếp xúc với con như một liều thuốc giảm đau, giúp mẹ thoải mái, mãn nguyện và hạnh phúc, huyết áp dần về trạng thái ổn định, các cơn đau biến mất, sự hạnh phúc dâng trào và hạn chế được khả năng trầm cảm sau sinh rất lớn.

Da kề da với mẹ, bố là cách đầu tiên để gắn kết tình cảm cha mẹ với con, mang đến cho con sự an toàn che chở, sự gần gũi nhất định.

Hiện nay da kề da đã được thực hiện rộng rãi tại các bệnh viện ở Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng và hiểu rõ tác dụng, vì vậy các bác sĩ cần hướng dẫn da kề da cho mẹ và bé ngay sau sinh và hướng dẫn duy trì trong thời gian tiếp theo. Đồng thời tuyên truyền về rất nhiều lợi ích cho trẻ như ổn định thân nhiệt, hệ hô hấp, bú mẹ sớm và hấp thu dinh dưỡng tốt, tăng tình cảm mẹ và con, đặc biệt là giảm các hỗ trợ về y tế cho bé (nhất là bé sinh non, nhẹ cân, hoặc mắc nhiễm trùng nặng như viêm phổi hoặc tiêu chảy).

Phương pháp "Da kề da" đơn giản, hiệu quả, có thể thực hiện được ở mọi hoàn cảnh mẹ sinh con, rất tốt cho tất cả trẻ sơ sinh – trẻ có bệnh, đẻ non và cả trẻ sinh bằng phương pháp mổ đẻ... với các bước đơn giản đã cứu sống hàng nghìn trẻ sơ sinh và ngăn ngừa hàng trăm nghìn ca biến chứng mỗi năm do các thực hành có hại, hoặc lỗi thời trong chăm sóc trẻ mới chào đời. "Da kề da" có thể được thực hiện ở tất cả các phòng đẻ, áp dụng ở mọi bệnh viện huyện, trạm y tế xã ở vùng sâu hay các vùng khó tiếp cận - những nơi có tỷ lệ tử vong sơ sinh cao.

Tầm quan trọng của tiếp xúc da kề da tại các thời điểm khác nhau:

"Da kề da" thực hành đơn giản, gồm 4 bước chính:

- Lau khô trẻ cẩn thận ngay lập tức sau khi sinh;

- Tiếp xúc "da kề da" ngay lập tức;

- Kẹp và cắt dây rốn kịp thời một cách thích hợp;

- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.

Da kề da nên được thực hiện thường xuyên, để có hiệu quả thực sự cha mẹ cần thực hiện thường xuyên chứ không chỉ ngay sau sinh. Ở từng thời điểm mang đến những hiệu quả thiết thực:

- 0-90 phút sau khi sinh: Quan trọng cho sự phát triển não bộ của trẻ;

- 0-6 giờ sau khi sinh: Giúp ổn định nhịp thở và nhịp tim trong giai đoạn phục hồi;

- 6-24 giờ sau khi sinh: Giúp bé hình thành lịch bú mẹ và chu kỳ ngủ ổn định;

- 12h – 8 tuần sau sinh: Củng cố sự gắn bó mẹ con.

Trẻ cũng có thể được da kề da với bố. Đối với mẹ sinh mổ tiếp xúc da kề da cần được thực hiện khi mẹ tỉnh táo, ổn định sức khỏe.

Uyển Hương



Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

Sống khỏe - 3 giờ trước

Thêm rau xanh vào chế độ ăn uống vừa tô điểm cho bữa ăn thêm dinh dưỡng và giúp nuôi dưỡng trái tim khỏe mạnh.

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị biến chứng tiểu đường cho biết anh vốn có sức khỏe tốt. Sở thích của anh là uống các loại nước ngọt chứa nhiều đường. Thói quen này đã duy trì từ hồi sinh viên đến trước khi anh nhập viện.

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Ăn thịt đỏ, đồ chiên rán, chế biến sẵn, ăn uống thất thường... tế bào ung thư có thể ghé thăm cơ thể bạn bất cứ lúc nào. Cần tránh xa những đồ ăn dù hấp dẫn, ngon miệng này.

5 loại thuốc có thể gây khô âm đạo và cách xử trí

5 loại thuốc có thể gây khô âm đạo và cách xử trí

Sống khỏe - 5 giờ trước

Khô âm đạo có thể gây cảm giác khó chịu, ngứa, đau, giảm hứng thú trong “cuộc yêu”, nhiễm trùng đường tiết niệu… Có nhiều nguyên nhân gây khô âm đạo, nhưng việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này…

11 loại thực phẩm tăng khả năng sinh sản cho cả 2 giới

11 loại thực phẩm tăng khả năng sinh sản cho cả 2 giới

Sống khỏe - 6 giờ trước

Các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với khả năng sinh sản. Việc hiểu được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch ăn kiêng cho khả năng sinh sản cũng rất cần thiết.

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Người phụ nữ nhập viện cấp cứu vì mất nước nặng, rối loạn điện giải, suy thận cấp. Người nhà cho biết bệnh nhân thường xuyên mua nhiều loại thuốc kháng sinh, uống không theo liều lượng được khuyến cáo.

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Mẹ và bé - 23 giờ trước

Không ai có thể ngờ rằng chính cốc sữa tươi đó lại là "sợi dây cứu mạng" cho hàm răng của nam sinh.

Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ

Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Rau khoai lang là "kho tàng vitamin", riêng lượng vitamin B2 trong rau khoai lang đã nhiều gấp 10 lần so với củ khoai lang. Ngoài ra, loại rau này cũng rất giàu chất xơ, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa...

Công thức "vàng" cho bữa ăn nhẹ dinh dưỡng, tiện lợi từ sữa tươi và yến mạch

Công thức "vàng" cho bữa ăn nhẹ dinh dưỡng, tiện lợi từ sữa tươi và yến mạch

Sống khỏe - 1 ngày trước

"Tầm 4h chiều là lúc cơ thể thèm ăn nhất sau khi đã sử dụng hết năng lượng từ bữa trưa và trải qua mấy tiếng làm việc căng thẳng nhất trong ngày. Những lúc "yếu lòng" này thường được vượt qua suôn sẻ nếu có sẵn ít trái cây, hũ sữa chua hay thanh yến mạch. Riêng tôi thường mang sẵn trong túi một hộp sữa tươi bổ sung ngũ cốc TH true MILK LIGHT MEAL".

Phình động mạch chủ cần chú ý gì trong chế độ ăn?

Phình động mạch chủ cần chú ý gì trong chế độ ăn?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Mặc dù khó tránh được tất cả các yếu tố nguy cơ của chứng phình động mạch chủ nhưng việc ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ và tránh một số tác nhân có hại sẽ giúp ích rất nhiều trong việc ngăn ngừa chứng phình động mạch chủ.

Top