Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cẩm nang đối phó với sốt xuất huyết cho cả gia đình

Thứ năm, 08:00 15/08/2019 | Sống khỏe

Sốt xuất huyết thường khiến cơ thể mệt lả đến mức bỏ ăn, cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, uống đúng thuốc hạ sốt và xét nghiệm máu hàng ngày.

Sốt xuất huyết khiến cơ thể mệt lả, suy kiệt thế nào?

Sốt xuất huyết thường bắt đầu với triệu chứng sốt cao liên miên 4-7 ngày. Người bệnh nhức đầu dữ dội, đau mỏi hốc mắt, đau khớp và cơ, buồn nôn, ói mửa và mệt lả đến mức bỏ ăn. Cơ thể kiệt quệ như vậy, song đây mới chỉ là vài triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ nhất.

Cẩm nang đối phó với sốt xuất huyết cho cả gia đình - Ảnh 1.

Diễn biến sốt xuất huyết không chỉ nặng, mà còn khó lường. Sau 4 ngày sốt, bệnh nhân có thể vật vã với các tổn thương bên trong mạch máu và bạch huyết. Cơ thể bứt rứt khó chịu, da khô, tiểu ít, vã mồ hôi lạnh... là những triệu chứng thoát mạch và cô đặc máu. Còn đau gan, đau bụng, đại tiện phân đen, phát ban da, bầm môi, chảy máu cam, chảy máu chân răng... cho thấy cơ thể đã giảm tiểu cầu đến mức xuất huyết.

Triệu chứng nặng nhất là sốc. Người bệnh cảm nhận rõ máu đang chảy ồ ạt trong cơ thể, huyết áp thấp đến choáng váng, thân nhiệt tụt xuống dưới 35 độ C đắp bao nhiêu chăn cũng vẫn lạnh. Lúc này, sốc mất máu quá nhiều, huyết tương tăng nhanh dẫn đến tràn dịch màng phổi, cơ thể rơi vào hôn mê do não phù, tính mạng như ngàn cân treo trên sợi tóc.

Xét nghiệm gì, uống thuốc nào khi 'sống chung' với sốt xuất huyết?

Ngay khi nghi ngờ sốt xuất huyết, trẻ cần đi xét nghiệm ngay để phát hiện mắc bệnh hay không, mức độ nặng hay nhẹ, điều trị tại nhà hay nhập viện cấp cứu... Tùy theo số ngày bệnh, mà bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm phù hợp. Xét nghiệm kháng nguyên NS1 cho phép chẩn đoán sốt xuất huyết trong 3 ngày đầu. Từ ngày thứ 4, sử dụng xét nghiệm kháng thể IgM.

Cũng từ ngày thứ 4 trở đi, bệnh nhân phải làm thêm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu hàng ngày để theo dõi bệnh. Nếu thấy lượng tiểu cầu giảm thấp, dung tích hồng cầu hematocrit tăng cao, thì phải nhập viện ngay, bởi đây là dấu hiệu bệnh trở nặng. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm xét nghiệm điện giải, gan, thận... để kiểm soát biến chứng khó lường.

Cẩm nang đối phó với sốt xuất huyết cho cả gia đình - Ảnh 2.

Thuốc hạ sốt đặc biệt quan trọng với người sốt xuất huyết. Uống sai thuốc, quá liều, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong 4-7 ngày đầu bị sốt, chỉ được sử dụng thuốc hạ sốt chứa thành phần paracetamol đơn chất. Tuyệt đối không dùng aspirin, analgin và ibuprofen, vì chúng có tác dụng phụ ngăn tập kết tiểu cầu, gây xuất huyết dạ dày dữ dội, chảy máu đến mất mạng.

Liều dùng paracetamol là 10-15mg/kg cân nặng trong 4-6h. Ví dụ, trẻ nhỏ 17-25kg chỉ uống một gói Hapacol 250mg là đủ liều hạ sốt. Tổng liều trong 24h, trẻ nhỏ không uống quá 1.000mg paracetamol (4 gói hạ sốt 250mg), còn người lớn dùng không quá 2.000mg (4 viên hạ sốt 500mg).

Trẻ bỏ ăn, mệt lả vì sốt xuất huyết phải làm sao?

Sốt xuất huyết khiến cơ thể suy kiệt, do đó, người bệnh cần phải nghỉ ngơi, ăn đủ chất, uống nhiều nước, bổ sung nhiều vitamin... để nâng cao thể trạng.

Cơn sốt cao thường khiến trẻ bỏ ăn, hoặc nếu có ăn thì cũng mất cảm giác ngon miệng. Càng ăn uống kém, trẻ càng mệt lả, tạo điều kiện cho vi trùng tấn công gây biến chứng. Vì vậy, hãy gắng cho bé ăn những món giàu dinh dưỡng nhưng lỏng, mềm, dễ tiêu. Soup, bún, phở, cháo gà, cơm nát, bò băm... rất hợp khẩu vị trẻ sốt và nên chia thành 4-5 bữa.

Cẩm nang đối phó với sốt xuất huyết cho cả gia đình - Ảnh 3.

Trẻ sốt xuất huyết thường mất nhiều nước và điện giải do đổ mồ hôi, nôn ói. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất là trẻ nhịn tiểu 6 tiếng, nước tiểu màu sậm, môi khô, khóc không ra nước mắt... Do đó, cha mẹ cần chú ý cho trẻ uống nhiều oresol, nước sôi để nguội, nước trái cây, nước ép rau má, nước hầm xương, nước cháo pha muối...

photo-3

Hapacol 250 với hoạt chất chính là paracetamol có mùi cam, vị ngọt giúp bé giảm nhanh cơn sốt. Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (288 Bis Nguyễn Văn Cừ, phường An Hoà, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Liên hệ: 0292.3891433.

Giấy tiếp nhận QC: 0759/14/QLD-TT. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

Sống khỏe - 31 phút trước

Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 12 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 23 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Top