Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cả nhà cùng lúc đi tiêm vaccine phòng COVID-19, chăm sóc nhau thế nào?

Thứ ba, 19:06 14/09/2021 | Sống khỏe

GiadinhNet – Sau tiêm vaccine phòng COVID-19 có thể gặp phải những tác dụng phụ khiến cơ thể mệt mỏi. Vậy nếu cả nhà cùng lúc đi tiêm phòng COVID-19 chăm sóc nhau như nào là điều không ít gia đình băn khoăn.

Hiện nay trên địa bàn Hà Nội đang triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 mở rộng. Để không bỏ lỡ tiêm vaccine, vợ chồng anh Nguyễn Thành Luân ở Hà Đông (Hà Nội) cùng đăng ký đi tiêm tại phường. Nhận được giấy thông báo đi tiêm vaccine cùng lúc, hai vợ chồng anh chị đã rất vui. Thế nhưng vợ anh Luân lo lắng bởi chị thấy rất nhiều người đi tiêm về sốt cao, đau người… Chị chỉ sợ cả nhà đi tiêm vaccine phòng COVID-19 không biết sẽ chăm sóc nhau như nào nếu có phản ứng?

PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, Trưởng bộ môn Y học gia đình, Trưởng điểm tiêm vaccine COVID-19 của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, điều băn khoăn này của gia đình cũng là rất thực tế. Ở điểm tiêm có nhiều người cũng hỏi câu hỏi tương tự. Mọi người lo lắng xin được tiêm cách nhau để nhỡ có ốm mệt thì người còn lại chăm sóc.

Thực tế thì cũng có trường hợp cả nhà rủ nhau đi tiêm xong về nhà mệt, nhưng không tới mức cả nhà cùng ốm mệt nặng, không thể làm được gì. Với lại tùy cơ địa từng người, có người có phản ứng, có người lại không có biểu hiện gì sau tiêm. 

"Sau tiêm các phản ứng nhẹ nhàng, cả nhà mệt cùng nghỉ ngơi sẽ nhanh hết. Hơn nữa, có khi đi tiêm cả nhà về cùng ăn uống cùng một chế độ, động viên nhau cũng vui. Còn trường hợp nếu lo lắng quá thì gia đình có thể chia thời gian ra người tiêm trước người tiêm sau. Mọi người cần nhớ sau tiêm vaccine không nên ở một mình, bao giờ cũng phải có những người khác ở cùng" – PGS.TS Kim Thanh chia sẻ.

Cả nhà cùng lúc đi tiêm vaccine phòng COVID-19, chăm sóc nhau thế nào? - Ảnh 2.

Phản ứng sau tiêm vaccine sẽ tùy theo cơ địa từng người

Theo các chuyên gia, nếu gia đình có nhiều người cùng lúc đi tiêm thì có thể chuẩn bị sẵn thuốc hạ sốt, chế độ ăn dinh dưỡng cho cả gia đình… Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng với nhiều rau xanh và trái cây mọng nước như các loại trái cây họ cam quýt, dứa, xoài, chuối, dưa hấu,… có thể giúp giảm đau, giữ nước cho cơ thể sau tiêm.

Điều quan trọng trước khi đi tiêm mọi người cần giữ tinh thần thoải mái, bổ sung đầy đủ nước, ăn uống bình thường như những ngày khác. Mọi người không nên uống rượu, bia hay chất kích thích trước khi tiêm và không có chủ động uống bất kể thuốc gì theo những lời mách bảo để làm ảnh hưởng sức khỏe. Khi đi tiêm sẽ được các bác sĩ tư vấn đầy đủ để thực hiện mũi tiêm chủng thực sự an toàn.

Phản ứng sau tiêm vaccine có thể tức khắc hoặc phản ứng sau. Với phản ứng tức thì ngay lúc tiêm sợ nhất là phản ứng phản vệ. Giống như uống vitamin C cũng có phản vệ và tiêm vaccine cũng không nằm ngoài, nhưng tỷ lệ này vô cùng thấp. Mọi người không nên quá lo lắng. Hơn nữa, ở mọi điểm tiêm chủng đều có thuốc và bố trí xử lý cấp cứu kịp thời ngay.

Thứ 2, sau khi đưa một vaccine vào cơ thể để kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận diện và tạo ra kháng thể cho cơ thể chống lại virus thường có phản ứng chậm hơn. Phản ứng hay gặp là đau tức tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, đau đầu, khó chịu… Thông thường, các phản ứng này sau 24 – 48 giờ là hết.

Do đó để đảm bảo sức khỏe, những ngày sau tiêm mọi người cần tránh những vận động mạnh, uống đủ nước, tăng cường nghỉ ngơi nhiều hơn. Với các gia đình cả nhà cùng đi tiêm vaccine phòng COVID-19 càng nên chú ý hơn. Mọi người chú ý giám sát các biểu hiện theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Nếu như sốt cao thì uống thuốc hạ sốt, không để sốt quá lâu; không chườm đắp bất cứ thứ gì vào chỗ tiêm vì có thể tạo ra nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm. Nếu thấy sốt cao thì mặc quần áo thoáng mát, chườm mát cơ thể và dùng thuốc hạ sốt theo liều khuyến cáo khi sốt cao từ 38độ C. Ngoài ra, mọi người chú ý không uống rượu sau tiêm vì dễ khiến mất nước, làm suy yếu khả năng miễn dịch.

PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh khuyến cáo, trong thời điểm hiện nay khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, nếu có cơ hội được tiêm vaccine cần tiêm chủng ngay vì vaccine tốt nhất là vaccine tiêm sớm nhất. Tất cả những vaccine phòng COVID-19 đưa vào tiêm chủng mở rộng đợt này đều là những vaccine đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo cho phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp để phòng chống COVID-19. Đối với Việt Nam khi đưa vaccine về sử dụng đều đã được Bộ Y tế cho phép và mỗi lô đưa ra cho người dân sử dụng đều có giấy phép xuất xưởng… Do đó, người dân đi tiêm hoàn toàn có thể yên tâm.

Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 thực phẩm tốt cho tinh hoàn, chuyên gia Mỹ khuyến khích nam giới nên ăn thường xuyên để nâng cao sức khỏe sinh sản

5 thực phẩm tốt cho tinh hoàn, chuyên gia Mỹ khuyến khích nam giới nên ăn thường xuyên để nâng cao sức khỏe sinh sản

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Ăn gì tốt cho tinh hoàn luôn là vấn đề được đông đảo nam giới quan tâm.

Bài thuốc điều trị gai đốt sống cổ

Bài thuốc điều trị gai đốt sống cổ

Sống khỏe - 4 giờ trước

Gai đốt sống cổ là tình trạng xương bị thoái hóa tự nhiên do tuổi tác, do bị cọ xát, hoặc tổn thương lâu ngày. Trong y học cổ truyền, điều trị gai đốt sống cổ có nhiều biện pháp như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt và dùng thuốc. Nhiều bài thuốc đã sử dụng có hiệu quả tốt.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

5 bài tập thể dục cho dân văn phòng hay bị đau vai gáy cổ

5 bài tập thể dục cho dân văn phòng hay bị đau vai gáy cổ

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Tập thể dục là cách tốt nhất để phòng bệnh đau vai gáy cổ cho dân văn phòng, những người ngồi nhiều, ít vận động.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 8 giờ trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Màu sắc khác thường ở móng tay, chân biểu hiện bệnh gì?

Màu sắc khác thường ở móng tay, chân biểu hiện bệnh gì?

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Móng tay, chân cùng với da, tóc thuộc lớp ngoài của cơ thể. Đôi khi màu sắc, thay đổi của móng tay, chân cũng là biểu hiện tình trạng sức khỏe bên trong của người.

4 cách tự nhiên chữa mất ngủ hiệu quả

4 cách tự nhiên chữa mất ngủ hiệu quả

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến, có thể sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, khó ngủ hoặc thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại được.

9 biểu hiện cho thấy bạn mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng

9 biểu hiện cho thấy bạn mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Rối loạn trầm cảm nặng có thể bắt đầu ở bất kì tuổi nào, thường nhất trong lứa tuổi 20 -50. Theo các nhà nghiên cứu, tần suất rối loạn trầm cảm nặng bệnh ngày càng gặp nhiều ở nhóm người dưới 20 tuổi có lẽ liên quan đến lạm dụng rượu hoặc ma tuý.

4 việc cần làm ngay khi ngủ dậy để phòng ngừa đột quỵ

4 việc cần làm ngay khi ngủ dậy để phòng ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đột quỵ sau khi ngủ dậy vào sáng sớm có thể gây ra rất nhiều các biến chứng sức khỏe nguy hiểm.

Tìm lại sự tự tin cho người bệnh bằng đông y

Tìm lại sự tự tin cho người bệnh bằng đông y

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bằng đôi bàn tay khéo léo, lương y Trần Thị Mao (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) - thành viên của Viện Phát triển văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã bấm huyệt, xoa bóp chữa bệnh mà không cần dùng thuốc.

Top