Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bố mẹ cần biết điều này khi con mắc bệnh đường hô hấp

Thứ năm, 08:18 28/12/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Viêm đường hô hấp trên/dưới là bệnh khá phổ biến và dễ tái phát ở trẻ em. Vì vậy, cha mẹ cần có kiến thức đúng để chăm sóc con, nhất là với trẻ sơ sinh trong điều kiện thời tiết có nhiều thay đổi đột ngột như hiện nay.


Thời tiết thay đổi rất dễ khiến trẻ bị viêm đường hô hấp. ẢNH: T.G

Thời tiết thay đổi rất dễ khiến trẻ bị viêm đường hô hấp. ẢNH: T.G

Viêm đường hô hấp trên

Đường hô hấp trên bao gồm mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản - do tiếp xúc trực tiếp với không khí, dẫn đến cảm lạnh, tiếp đó là viêm mũi họng, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tai giữa… Các viêm sưng do nhiều nguyên nhân, nhưng có thể do virus, vi khuẩn, vi nấm (dị vật, bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc lá), do dị ứng thời tiết (những ngày trời lạnh, chuyển mùa đông-xuân).

Triệu chứng chủ yếu là sốt nhẹ, ho, chảy mũi hoặc không chảy mũi, khò khè… Tùy thể trạng mà điều trị triệu chứng. Bệnh nhẹ chỉ cần vệ sinh mũi, họng sạch sẽ, không cần dùng thuốc cũng có thể sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày.

Viêm đường hô hấp dưới

Tỷ lệ mắc phải viêm đường hô hấp dưới quanh năm rất cao, đặc biệt vào mùa lạnh ở miền Bắc và mùa mưa ở miền Nam. Bệnh hay xảy ra sau khi bị cảm cúm, cảm lạnh và hay gặp nặng nhất là hai thể viêm phế quản cấp và viêm phổi vì dễ biến chứng, gây tử vong. Đặc biệt viêm phổi ở trẻ nhỏ diễn biến rất nhanh. Vì thế, cha mẹ phải theo dõi sát diễn biến của trẻ, nhất là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh diễn biến rất nhanh.

Mức độ nguy hiểm của viêm hô hấp dưới không thể xem thường, cần dùng thuốc kháng sinh để chữa trị dứt điểm, nhưng phải có sự hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Cha mẹ không được tự ý cho trẻ dùng kháng sinh vì vi khuẩn dễ kháng thuốc. Một đợt viêm phổi cấp điều trị đúng thường khỏi sau 7-10 ngày, nhưng nếu để biến chứng nặng rất dễ bị tử vong.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, bất kì ai cũng có thể bị bệnh viêm đường hô hấp dưới, nhưng trẻ nhỏ và người già dễ mắc hơn do sức đề kháng, hệ miễn dịch bị suy yếu, dễ bị virus, vi khuẩn tấn công. Hay trẻ mắc các bệnh lý mạn tính ở phổi như bị hen phế quản.

Xử trí ở nhà

Theo lương y Nguyễn Anh Đào (nguyên bác sĩ Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội), khi bị viêm đường hô hấp trên/dưới đều gây chảy nước mũi, nghẹt mũi, tắc mũi (do tăng tiết nhiều ở đường hô hấp trên). Nếu chỉ cảm ho, không khó thở, không có các dấu hiệu nguy hiểm thì có thể chăm sóc tại nhà với vài loại thuốc ho an toàn - loại này bố mẹ cần nhờ bác sĩ, điều dưỡng chuyên khoa hô hấp tư vấn để mua.

Có thể dùng một số thuốc giảm ho an toàn như mật ong (nhấp ít một, 6giờ/1 lần, mỗi lần 1/2 thìa cà phê) hoặc nước quất hấp đường kính (quả quất bỏ hạt, vắt bớt nước, hấp cách thủy 20 phút, chắt lấy nước cho trẻ nhấp miệng ít một).

Nếu bị đau họng, pha nước ấm với chanh mật ong, giúp làm giảm sưng tấy hiệu quả và rất lành tính. Riêng với trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên dùng mật ong vì có thể chứa một số loại mật hoa không an toàn.

Nếu ho có đờm nhầy, có thể xông hơi nước pha thêm tinh dầu bạc hà để hỗ trợ làm sạch đờm nhầy khỏi ngực.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nếu bác sĩ xác định rõ nguyên nhân, có thể dùng kháng sinh, kháng viêm, nhưng cha mẹ không tự ý dùng thuốc cho con khi chưa đi khám, chưa có chỉ định của bác sĩ. Khi thấy trẻ bị cảm, ho có thể dùng nhóm “thuốc ho an toàn” chế từ thảo dược, nhưng cần có tư vấn của bác sĩ. Bạn nên cho con nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước để tránh mất nước.

Cách phòng bệnh hô hấp khi giao mùa

Theo hướng dẫn của Bệnh viện Nhi Trung ương về phòng bệnh đường hô hấp trên/dưới khi thời tiết giao mùa như sau:

- Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh, trực tiếp với người bệnh, tránh các yếu tố có hại cho đường hô hấp như: Bụi, hơi nóng, khí nóng, khí độc…

Với trẻ em:

- Giữ vệ sinh và bảo quản sữa mẹ tránh nhiễm khuẩn. Tránh nằm phòng điều hòa, sinh hoạt ngoài trời lâu khi trời lạnh, chuyển mùa

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng: Trẻ bé bú nhiều hơn. Trẻ lớn cho ăn đồ dễ ăn, giàu dinh dưỡng, vi chất, tăng cường hoa quả.

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ 2 lần/ngày sau bữa ăn. Luôn rửa tay bằng xà phòng, trước khi ăn.

- Giữ ấm cơ thể khi trời trở, gió lạnh, mưa. Đeo khẩu trang khi ra đường để tránh tiếp xúc trực tiếp với khói bụi ô nhiễm hoặc hít phải các dị vật, vi sinh vật không tốt.

- Môi trường sống thông thoáng, tránh ẩm thấp và nơi đông người. Tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc lào trong căn phòng có trẻ em. Hạn chế sử dụng than, củi… vì có khí độc hại.

-Tránh học, làm việc ở nơi nhiệt độ quá thấp.

Cha mẹ phân biệt viêm hô hấp trên và dưới để có cách xử lý phù hợp khi trở trời, chữa trị kịp thời bệnh sẽ không thể tiến triển nặng hơn, tránh để lại những di chứng khó chữa.

Ngoài ra, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khuyên rằng, cần cho trẻ đi viện ngay khi có một trong các triệu chứng sau: Trẻ ăn uống (bú) kém, bỏ bữa, sốt không rõ ràng, hay nôn trớ, giấc ngủ không ngon. Trẻ nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày…và sức khỏe không tốt lên sau 2 ngày điều trị. Hoặc trẻ được bố chăm sóc tại nhà 1 tuần mà không bớt, nôn, ho có đàm đặc như mủ, ho ra máu, sốt cao liên tục 2 ngày, khó thở, thở nhanh hơn 50 lần/1 phút, rút lõm lồng ngực…

Hàng ngày cần vệ sinh mũi, thông mũi trước khi ăn (bú) để tránh bị nôn.

Không tự ý nhỏ các thuốc co mạch kéo dài cho trẻ.

Không nhỏ nước ép tỏi cho trẻ vì dễ gây bỏng niêm mạc của trẻ.

Không tự đặt khí dung cho con tại nhà, vì không tiệt khuẩn sẽ làm trẻ ốm thêm.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng

Uyển Hương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Sau 50 ngày được chăm sóc hậu phẫu tại Trung tâm Ghép phổi – Bệnh viện Phổi Trung ương, người bệnh Phạm Anh Thư đã hoàn toàn khỏe mạnh và được xuất viện

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai liên tục quá tải bệnh nhân, trong đó nhiều người ở độ tuổi 32-45.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Đau nửa đầu tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng chứng bệnh này gây phiền toái đến sức khỏe cũng như đời sống của người mắc.

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Niacin (hay vitamin B3), đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và quản lý mức cholesterol cao.

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Bị chó cắn là tai nạn phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý vết thương đúng cách và tiêm huyết thanh, vaccine phòng dại kịp thời thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Việc cải thiện chế độ ăn uống để bảo vệ trái tim không nhất thiết phải tốn kém. Một số thực phẩm rẻ và sẵn có dưới đây bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Sống khỏe - 11 giờ trước

Dị ứng thực phẩm là một tình trạng rất phổ biến, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một loại protein đặc biệt có trong thức ăn và gây ra một số phản ứng có thể nghiêm trọng. Vậy người bị dị ứng thực phẩm nên ăn uống thế nào để phòng tránh dị ứng?

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ này thường xuyên uống Medrol liều cao để giảm đau, trong khi loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Top