Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bố mẹ biết gì về vi khuẩn phế cầu?

Thứ tư, 09:00 02/12/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Viêm phổi, viêm màng não mủ, nhiễm trùng huyết… những căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với trẻ em, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân có thể là do vi khuẩn hoặc siêu vi, trong đó vi khuẩn phế cầu, tên khoa học Streptococcus pneumoniae (S. pneumoniae) cũng là vi khuẩn gây nên. Nhưng liệu các bậc phụ huynh có con nhỏ trong độ tuổi này đã hiểu biết đúng về loại vi khuẩn phế cầu nguy hiểm này chưa?

Nhiều bố mẹ vẫn chủ quan vì “con chỉ bị cảm”

Thời tiết giao mùa cùng sức đề kháng kém là những nguyên nhân khiến trẻ rất dễ mắc những căn bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra. Thường những căn bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra rất khó phát hiện do những triệu chứng tương tự như cảm thông thường. Với trẻ nhỏ sẽ có một số biểu hiện như trẻ khóc đêm thường xuyên và bỏ bú kéo dài. Với bé lớn, triệu chứng thường là đau đầu, nôn ói, ho nhiều, ớn lạnh, sốt cao, vã mồ hôi, thở nhanh, đau ngực, đau cơ, ho ra đờm.

Như trường hợp của chị Vân Phương (Q. Thủ Đức, TP.HCM), chị cho hay: “Ban đầu thấy con gái bị sốt, tôi cứ tưởng bé bị cảm ho thông thường nên cho bé uống thuốc hạ sốt và siro ho có sẵn trong tủ thuốc gia đình. Đến ngày thứ 3 mà bé vẫn không hết sốt nên tôi đưa bé vào bệnh viện. Bác sĩ cũng kê toa cho bé nhưng 2 ngày sau, bé vẫn sốt nên tôi lại đưa bé đến bệnh viện. Lúc này, bệnh viện giữ lại để làm xét nghiệm. Sau một ngày làm tất cả các xét nghiệm và uống kháng sinh thì bác sĩ cho hay bé bị viêm phổi. Bệnh trở nặng và bé phải nằm lại viện điều trị hơn 1 tuần”.

Có thể thấy còn rất nhiều phụ huynh có thói quen tự mua thuốc cho trẻ, chỉ đến khi bệnh trở nặng thì mới đưa trẻ đến bệnh viện

Hiểu chưa đủ, biết chưa sâu

Khi được hỏi về vi khuẩn phế cầu, chị Lê Thị Mỹ Giang (Q,7, TP.HCM) và chị Phạm Hương (Q. 10, TP.HCM) đều có cùng câu trả lời là mới nghe qua loại khuẩn này lần đầu tiên. Còn khi hỏi về các loại bệnh như viêm màng não, viêm phổi hay nhiễm trùng máu thì cả hai cũng cùng cho biết là đã từng nghe qua nhưng chỉ lưu ý đến viêm phổi vì báo chí có nhắc đến nhiều và chỉ biết vệ sinh tai cho trẻ để tránh viêm tai giữa chứ không hiểu rõ về nguyên nhân cũng như cách phòng bệnh.

 

Hãy chủ động tìm hiểu về các loại bệnh và vắc-xin phòng ngừa để bảo vệ con
Hãy chủ động tìm hiểu về các loại bệnh và vắc-xin phòng ngừa để bảo vệ con

 

Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh có con dưới 5 tuổi khi được hỏi về quá trình tiêm ngừa cho trẻ đều khẳng định trẻ đã được tiêm ngừa đầy đủ. Nhưng khi được hỏi chính xác hơn về tiêm ngừa vi khuẩn phế cầu thì đa số đều không rõ đã cho con tiêm rồi hay chưa như trường hợp của chị Nguyễn Ngọc Duyên (Q.Gò Vấp, TP.HCM); Trần Thị Dạ Trúc (Đà Lạt, Lâm Đồng); Nguyễn Như Anh (Q.3. TP.HCM).

Các chị chỉ biết con đã được tiêm ngừa viêm màng não nhưng không biết có phải đó là tiêm ngừa vi khuẩn phế cầu hay không (viêm màng não có nhiều nguyên nhân gây bệnh, vi khuẩn phế cầu, vi khuẩn Hib, .v.v.)

Sự thiếu sót này một phần phụ huynh chưa được tiếp cận nhiều thông tin về vi khuẩn phế cầu; mặt khác, khi tiêm ngừa, phụ huynh không được bác sĩ tư vấn cũng như giải thích cặn kẽ về các mũi tiêm.

Hãy bảo vệ trẻ ngay từ sớm

Phụ huynh có con nhỏ nên chủ động hơn trong việc tìm kiếm thông tin về các loại vắc-xin đã có mặt tại Việt Nam bên cạnh các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia.

Hiện nay trên thế giới đã có vắc-xin thế hệ mới giúp ngăn ngừa vi khuẩn phế cầu. Vắc-xin này đã được nghiên cứu, phát triển và kiểm nghiệm lâm sàng trong vòng 15 năm, được cấp phép sử dụng ở 120 quốc gia như Mỹ, Canada và 1 số nước tại khu vực châu Á, châu Đại Dương, bờ Thái Bình Dương và được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng tại nhiều nơi trên thế giới.

 

Tiêm ngừa là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ trẻ từ sớm
Tiêm ngừa là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ trẻ từ sớm

Cùng với việc tiêm vắc-xin phòng bệnh, theo các chuyên gia bệnh truyền nhiễm, giữ ấm cơ thể cho trẻ trong mùa mưa và mùa lạnh, cho trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu đời, giữ vệ sinh môi trường sinh hoạt và giữ vệ sinh cơ thể trẻ cũng là một những cách có thể làm giảm được nguy cơ mắc các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây nên.

 

Gặp bác sĩ để tư vấn về tiêm ngừa và truy cập website www.tiemngua.com để biết thêm thông tin và cách phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra.

Chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng được thực hiện bởi Hội Y học Dự phòng Việt Nam và VPĐD GSK Pte Ltd tại TP Hồ Chí Minh. 

PV/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 7 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 18 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 18 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

Sống khỏe - 23 giờ trước

Một chế độ ăn uống đa dạng giàu trái cây, rau và chất béo lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt, làm chậm sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Top