Hà Nội
23°C / 22-25°C

Biến chứng nguy hiểm từ tiêm filler không đảm bảo

Thứ năm, 15:00 07/06/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet - Mấy ngày gần đây, cư dân mạng đặc biệt là phái đẹp vô cùng hoang mang trước sự lan truyền của bức ảnh cô gái 23 tuổi bị tai biến mũi đầy ổ mủ sau khi tiêm chất làm đầy (filler). Trong khi đó, theo các chuyên gia y tế, bị biến chứng khi tiêm filler nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử, thậm chí tử vong.


TS.BS Phạm Cao Kiêm đang điều trị cho bệnh nhân Đoàn Thị M.     Ảnh: B.LOAN

TS.BS Phạm Cao Kiêm đang điều trị cho bệnh nhân Đoàn Thị M. Ảnh: B.LOAN

Hoại tử mũi vì tiêm filler

Dân cư mạng đang lan truyền hình ảnh cô gái với chiếc mũi bị biến chứng, đầy ổ mủ sau khi tiêm chất làm đầy tại cơ sở thẩm mỹ không uy tín. Đó là trường hợp của chị Đoàn Thị M (23 tuổi, ở Thanh Thuỷ, Phú Thọ) bị biến chứng sau khi tiêm filler 5 ngày, tại một cơ sở Spa trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội. Theo thông tin từ Bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh nhân Đoàn Thị M nhập viện trong tình trạng toàn bộ tháp mũi bị sưng nề, tiết dịch, nhiều ổ mủ lan rộng trên đỉnh và sống mũi. Kết quả xét nghiệm cho thấy có rất nhiều tế bào gai trung tính, tiên lượng vùng mũi của bệnh nhân sẽ để lại sẹo. Hiện tại, bệnh nhân đang được điều trị chống nhiễm khuẩn, giảm phù nề và chườm nóng.

Được biết, sau 1 ngày tiêm filler có tên là Vinci, bệnh nhân thấy mũi đỏ, đau và tiết dịch dưới da. Ngay lập tức, Đoàn Thị M quay trở lại spa thì được tiêm mũi giảm phù nề Hyalurolidase. Tuy nhiên, sau khi tiêm, tình trạng của M càng trầm trọng hơn. Bệnh nhân cũng mang đến lọ filler đã tiêm thì đây là sản phẩm được nhập qua đường tiểu ngạch. Ban lãnh đạo Bệnh viện Da liễu Trung ương đã quyết định miễn viện phí điều trị cho Đoàn Thị M.

Không chỉ trường hợp của Đoàn Thị M, thời gian qua, trên mạng xã hội đã có rất nhiều chia sẻ về các trường hợp biến chứng sau tiêm filler. Người dùng Nguyễn Huyền (Hà Nội) đã chia sẻ hình ảnh một người bạn bị hoại tử mũi vì tiêm filler. Đồng thời, đưa ra lời cảnh tỉnh cho những ai đang có ý định sử dụng dịch vụ tiêm chất làm đầy thì nên “tránh xa” các cơ sở thẩm mỹ không uy tín, filler có giá rẻ và không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Theo TS.BS Phạm Cao Kiêm, Khoa Phẫu thuật tạo hình và Phục hồi chức năng (Bệnh viện Da liễu Trung ương), bệnh viện thường xuyên tiếp nhận và điều trị các ca biến chứng từ chất làm đầy, chủ yếu là biến chứng vùng cằm và mũi. Nếu bệnh nhân sớm được điều trị thì sẽ đạt được kết quả như mong muốn. Tuy nhiên, trong trường hợp vùng hoại tử đã thâm nhập vào cơ thể thì nguy cơ để lại di chứng là khó tránh. Đặc biệt, việc xuất hiện nhiều ổ mủ như trường hợp bệnh nhân Đoàn Thị M thì dễ dẫn đến nguy cơ để lại sẹo vùng mũi.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, một đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết đã nắm được thông tin về trường hợp Đoàn Thị M. Thời gian tới, Sở Y tế Hà Nội sẽ tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra các cơ sở thẩm mỹ đang hoạt động trên địa bàn.

Biến chứng khó lường từ filler


Đoàn Thị M bị hoại tử mũi sau 5 ngày tiêm filler.

Đoàn Thị M bị hoại tử mũi sau 5 ngày tiêm filler.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, Th.S, Bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn (Hà Nội) cho biết: “Bản chất của biến chứng sau tiêm filler là gây tắc mạch máu ở các vị trí khác nhau, nếu nhẹ như tắc mạch máu tại chỗ sẽ dẫn đến hoại tử tại chỗ; nặng thì có thể gây thiếu máu vùng mạch máu phân phối, dẫn đến hoại tử khu vực. Ví dụ như tiêm filler mũi, trong trường hợp xấu, filler dẫn vào mạch máu tại khu vực thì sẽ ảnh hưởng tới vùng mắt, nguy cơ hoại tử võng mạc, gây mù mắt. Trong trường hợp filler dẫn vào khu vực não bộ thì tắc mạch máu não dẫn đến các di chứng về thần kinh, gây tử vong. Chính vì vậy, các hoạt động xâm lấn như tiêm, chọc, gây chảy máu phải được thực hiện bởi bác sĩ. Nếu vi phạm nguyên tắc này thì khách hàng khó tránh khỏi biến chứng khi tiêm. Chỉ có bác sĩ được đào tạo kỹ thuật tiêm mới nắm rõ vùng tiêm, vị trí giải phẫu, tránh được các mạch máu chủ, tránh được các biến chứng không mong muốn”.

Cũng theo Th.s, Bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn, một sản phẩm filler đạt chuẩn phải được chứng nhận bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDI) hoặc chứng nhận CE Marking (chứng nhận hàng hoá bắt buộc, còn gọi là hộ chiếu thương mại vào thị trường EU), tuân thủ theo pháp luật của Liên minh châu Âu (EU) và được phép lưu thông tự do trên thị trường châu Âu. Trên thị trường Việt Nam, sản phẩm filler đủ cơ sở pháp lý là phải được Bộ Y tế kiểm định, cho phép nhập khẩu và cấp phép lưu hành trên thị trường. Hiện nay, chỉ số ít sản phẩm filler đủ cơ sở pháp lý lưu hành trên thị trường như Restylane, Juvederm của Pháp...

“Quy định về lưu hành filler hiện nay khá chặt chẽ. Tuy nhiên, trên thực tế, chất làm đầy không rõ nguồn gốc đang được bán “loạn” trên thị trường, hoặc có nguồn gốc xuất xứ nhưng được nhập khẩu qua đường tiểu ngạch. Nếu filler không được Bộ Y tế cấp phép lưu hành sẽ không thể kiểm soát được nguồn gốc và chất lượng, có nhiều sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc, hoặc filler được làm từ mỡ nhân tạo, mỡ động vật chất lượng kém. Nhiều ca biến chứng xẩy ra mà chính người tiêm cũng không thể biết được chất lượng thực sự của filler. Ví dụ như filler có nguồn gốc từ mỡ nhân tạo thì không thể tan khi được tiêm vào cơ thể, nguy cơ gây tắc và biến chứng rất cao. Trường hợp thiếu máu do chất làm đầy gây nên thì gần không thể xử lý được, dễ dẫn đến tử vong”, Th.s Bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn thông tin.

Ths Bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn nhấn mạnh: “Khách hàng không nên phó mặc tính mạng mình cho các cơ sở thẩm mỹ không đủ cơ sở pháp lý, không đủ yếu tố pháp lý hoạt động. Bởi tiêm filler tưởng đơn giản nhưng nếu người làm không có kỹ thuật tiêm thì rất dễ gây ra biến chứng không mong muốn. Chính vì vậy, người thực hiện các hoạt động xâm lấn phải là bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ được đào tạo về filler hoặc bác sĩ thẩm mỹ được được cấp chứng chỉ hành nghề, vì chỉ bác sĩ mới nắm rõ về vô trùng, giải phẫu, bản chất và nguồn gốc của thuốc tiêm”.

Filler (chất làm đầy) được sử dụng để làm đầy các rãnh nhăn trên vùng khuôn mặt, nâng mũi, độn cằm, tạo hình môi trái tim, thậm chí là độn mông. Đây được xem là hình thức thẩm mỹ tiên tiến, hiện đại, không sử dụng dao kéo, chỉ mất từ 10 – 30 phút thực hiện filler phát huy “tác dụng” và cho vẻ đẹp ngay tức thì. Theo các bác sĩ, chất làm đầy rất dễ gây ra biến chứng khôn lường nên phường pháp làm đẹp này đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật rất cao, nguồn gốc của filler cũng phải rõ nguồn gốc xuất xứ. Để không bị xẩy ra các biến chứng ngoài ý muốn, người được tiêm filler phải được tiêm bởi các bác sĩ có chuyên môn, tại những cơ sở y tế tin tưởng, có đủ yếu tố pháp lý hoạt động.

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 7 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 18 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Top