Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bí quyết giúp gia đình đi chơi vui vẻ và khỏe mạnh

Chủ nhật, 07:00 28/04/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Thời tiết dịp 30/4 trên toàn quốc ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có thể xảy ra mưa rào, mưa đá, dông lốc rải rác, sấm sét, gió giật mạnh. Nóng lạnh bất thường dễ làm trẻ nhỏ viêm đường hô hấp, sốc nhiệt… Làm sao để đi chơi mà không bị đau ốm?


Cho con đi chơi cần trang bị đủ đồ chống nắng. Ảnh minh họa

Cho con đi chơi cần trang bị đủ đồ chống nắng. Ảnh minh họa

Nắng nóng khiến người lớn cũng khó chịu, cộng với môi trường thay đổi, di chuyển nhiều nên rất dễ ốm. Thời tiết mưa nắng thất thường còn làm các vi khuẩn gây bệnh phát triển rất mạnh và nhanh khiến trẻ nhỏ, người già yếu rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Do đó đi chơi bố mẹ cần nhớ kỹ những điều sau để giúp con không bị ốm và luôn khỏe mạnh.

Uống nước đầy đủ

Theo tài liệu của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), ngày nắng nóng đi ngoài trời nhiều sẽ mất nước nhiều, cần chuẩn bị nước lọc, nước hoa quả, các loại đồ uống lành mạnh, hoặc nước đường để giữ cơ thể mát.

Cho trẻ đi chơi dịp lễ, nếu thấy trẻ uể oải, quấy khóc là đã bị mất nhiều nước. Lúc đó bố mẹ cần bổ sung ngay các loại nước dừa, nước hoa quả, nước chanh - muối loãng, nước pha oresol, Aam Panna (kết hợp xoài xanh, đường và các loại gia vị), sữa - bơ làm dịu mát cơ thể, bổ sung chất điện giải. Khi cơ thể đổ mồ hôi cần uống nhiều nước, cần uống 0,4 đến 0,9 lít mỗi giờ.

Kinh nghiệm đi chơi của nhiều người là buổi sáng trước khi ra khỏi nhà nên uống cốc nước chanh pha với chút muối, 1 thìa đường để ngừa say nắng. Nếu trẻ còn bú, mẹ cố gắng cho trẻ bú nhiều hơn so với bình thường, bản thân mẹ cũng cần uống nhiều nước và dưỡng chất hơn.

Theo bác sĩ Đông y Quốc Lễ (Phòng khám Viên Minh Đường, Hà Nội), nên mang theo chai nước để uống cả khi chưa khát nhằm duy trì đủ nước cho cơ thể hoạt động. Bố mẹ luôn nhắc trẻ uống nước kẻo trẻ mải chơi, khi khát tu cả bình nước sẽ không tốt. Cách uống nước đúng là uống từ từ, từng ngụm một.

Tránh uống những đồ uống nhân tạo, soda, đồ uống ngọt có ga, rượu bia, nước đá, nước quá lạnh, kem đá… vì dễ gây viêm họng cấp, viêm đường hô hấp, có thể làm dạ dày bị co thắt, thậm chí còn làm khát hơn, mất nước nhiều hơn.

Ăn uống

Theo Cục Y tế dự phòng, ngày nắng nóng người dân khi đi xa cần thực hiện ăn chín, uống chín, để tránh nhiễm nấm và vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để bảo đảm đủ vitamin, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Để giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, có đủ sức khỏe hết chuyến đi các bác sĩ khuyên nhất thiết không bỏ ăn sáng – vì bữa sáng cần nạp nhiều năng lượng để đủ cho một ngày hoạt động. Cần cho trẻ ăn đảm bảo dinh dưỡng 4 nhóm thức ăn là rau quả, ngũ cốc, chất béo, đạm để tăng sức đề kháng. Nên mang theo đồ ăn vặt để trẻ bổ sung dinh dưỡng kịp thời khi đói.

Không nên ăn vặt hàng quán, mà chỉ nên mua trái cây hay rau quả để giúp cung cấp thêm nước, vitamin cho cơ thể.

Vệ sinh

Nắng nóng nhiều, bệnh truyền nhiễm mùa hè gây ra bởi các loại sâu bệnh và vi khuẩn, vi trùng. Do đó cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Thường xuyên rửa tay với xà phòng, nhất là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi… phòng bệnh.

Đi chơi về cần vệ sinh mũi, họng cho trẻ bằng nước muối. Chăm sóc đường hô hấp cho trẻ bằng cách rửa sạch vùng mũi họng, giữ khô để các dịch nhầy cản vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Buổi tối trước khi đi ngủ có thể xịt thêm thuốc nhỏ mũi để giữ ẩm cho mũi họng.

Khi mồ hôi ra nhiều ở các vùng cổ, mặt, lưng, bẹn… cần chú ý vệ sinh để không bị bít lỗ chân lông, tránh viêm da và nấm da.

Dùng máy điều hòa

Theo PGS. BS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Trưởng khoa Nhi – BV Bạch Mai), bố mẹ nên đặt điều hòa ở mức vừa phải, không để quá thấp, không để gió điều hòa, hay quạt thổi trực tiếp gần vào trẻ.

Mỗi khi từ trong phòng điều hòa ra (hoặc ngược lại là từ ngoài nóng bước vào phòng điều hòa) cần đứng giữa cửa một lúc rồi hãy ra ngoài để cơ thể kịp cân bằng cơ thể giữa nhiệt độ trong nhà - ngoài trời, tránh bị chảy máu cam, đau đầu, ngất xỉu, say nắng, nhất là trẻ nhỏ dễ bị sốc nhiệt.

Hạn chế ra ngoài vào lúc nắng cao điểm

Các bác sĩ khuyên, thời điểm cho trẻ đi chơi nên chọn vào sáng và chiều mát. Nắng nóng thường bừng lên từ 10 - 17h, nắng nóng cao điểm nhất vào khoảng 11 – 15h. Khoàng thời gian này nên hạn chế chơi bời, không ở ngoài trời quá lâu.

Để bảo vệ sức khỏe của trẻ cần:

Giữ trẻ luôn mát mẻ trong thời tiết nóng, hạn chế đi ra ngoài. Nếu cho trẻ ra ngoài chơi trong trường hợp bất khả kháng, cần lưu ý:

Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, đội mũ và đeo kính… chống nắng đầy đủ. Thoa kem chống nắng trẻ em mặt và các vùng da lộ ra ngoài quần áo 20 phút trước khi ra ngoài và thoa lại sau mỗi 2h.

Không bao giờ để con một mình trong xe ô tô, kể cả khi xe đỗ trong bóng râm, – vì trẻ dễ chết do ngạt khí và sốc nhiệt, dẫn tới tử vong.

Không để trẻ ngủ trong xe đẩy vì trẻ có thể bị quá nóng, khó thở. Nếu cho trẻ di chuyển bằng xe đẩy bố mẹ cần che chắn bằng khăn để tránh bụi, nắng nóng. Đảm bảo cho bé ngủ ngon, thoải mái để tránh dẫn đến ốm, bị mệt.

Những đồ không thể thiếu bảo vệ cơ thể trong thời tiết nắng nóng

Đi chơi kỳ nghỉ ngày nắng nóng thường ngại mang nhiều đồ đạc. Nhưng cần mang đồ chống nắng, khăn ướt vì phải đi nhiều ngoài trời nắng.

Nên

Nên mang đồ rộng rãi, chất liệu cotton để thấm mồ hôi. Mang thêm khăn rộng và dày để che nắng khi cần.

Kính râm, mũ rộng vành, khăn dày, khẩu trang, quần áo chống nắng, giày… là rất cần thiết để giúp tránh nóng và các tia độc hại. Giấy ướt có thể lau đỡ mệt mỏi, khó chịu vì mồ hôi. Quần áo chống nắng còn giúp chống lạnh vì về đêm nhiệt độ hay xuống thấp.

Nên tháo giày khi có thể giúp đôi chân luôn thoáng mát và dễ chịu…

Luôn mang theo ô, hoặc mũ, áo mưa dự phòng. Mũ rộng vành che nắng tốt và giữ đầu mát.

Kem chống nắng bảo vệ da, nhưng phải dùng đúng cách. Nên thoa kem vừa phải sẽ giúp da tránh bắt nắng, mà không bị bít lỗ chân lông.

Chủ động mang một số thuốc bổ, và thuốc dự phòng bệnh mùa nắng nóng như thuốc chống rối loạn tiêu hóa, hạ sốt, thuốc chống dị ứng…

Không nên

Không mang đồ bó sát, đồ chật và nhiều tầng lớp, đồ tối máu vì nó hấp thụ nhiệt, gây nóng bức.

Không nên đeo ba lô nặng khi di chuyển, vì nhiệt độ và mồ hôi không thoát ra ngoài được.

Tránh trang phục dày, tối màu. Nên mặc quần áo nhẹ, chất liệu cotton giữ da khô, phần nào tránh mất nước. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng, thấm hút mồ hôi tốt, không quá chật cũng không quá rộng.

Nếu đi biển thì không nên cho trẻ dưới 1 tuổi tắm nhiều lần trong ngày, hoặc ngâm mình dưới nước lâu vì rất dễ bị cảm lạnh, viêm họng, viêm amiđan cấp…

Uyển Hương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Bị chó cắn là tai nạn phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý vết thương đúng cách và tiêm huyết thanh, vaccine phòng dại kịp thời thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Việc cải thiện chế độ ăn uống để bảo vệ trái tim không nhất thiết phải tốn kém. Một số thực phẩm rẻ và sẵn có dưới đây bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Sống khỏe - 5 giờ trước

Dị ứng thực phẩm là một tình trạng rất phổ biến, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một loại protein đặc biệt có trong thức ăn và gây ra một số phản ứng có thể nghiêm trọng. Vậy người bị dị ứng thực phẩm nên ăn uống thế nào để phòng tránh dị ứng?

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ này thường xuyên uống Medrol liều cao để giảm đau, trong khi loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Chất xơ có trong đậu ngự giúp đào thải cholesterol, giảm nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh tim mạch nguy hiểm dẫn đến đột quỵ, đau tim...

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Những thói quen tưởng chừng tiện lợi nhưng có thể gây nguy hại cho sức khoẻ.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Top