Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bí quyết để trẻ cứng cáp, thông minh

Thứ tư, 09:52 31/08/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet - Sau khi “vượt cạn”thành công, được ôm em bé vào lòng, ngắm nhìn con miệt mài bú mẹ là niềm hạnh phúc vô bờ của người phụ nữ. Hầu như, người mẹ nào cũng muốn truyền hết tình mẫu tử thiêng liêng qua dòng sữa ngọt ngào, để con từng giây phút lớn lên, cứng cáp trong vòng tay yêu thương...

Nhân viên y tế hướng dẫn sản phụ cho con bú. Ảnh: Thanh Huyền
Nhân viên y tế hướng dẫn sản phụ cho con bú. Ảnh: Thanh Huyền

Hãy cho con bú những giọt sữa đầu tiên

Vừa ngắm con gái nhỏ 3 ngày tuổi bú mẹ say sưa, chị Trần Nguyễn Thảo Nguyên (28 tuổi, ở huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) vừa chia sẻ niềm vui với chúng tôi: "Bé nặng 3,6kg, là con thứ hai của tôi. Khi vừa sinh xong, các bác sĩ đã cho bé nằm cạnh tôi. Thấy con, tôi cảm thấy tan biến hết mọi đau đớn, mệt nhọc. Ngay khi đó, tôi cho con bú liền những giọt sữa đầu tiên giàu chất dinh dưỡng". Người thân của chị Nguyên cũng cho chị ăn các món ăn bồi bổ, lợi sữa và uống nhiều nước để mau tiết sữa. Nhờ vậy, chỉ trong buổi chiều cùng ngày sau khi sinh em bé, chị đã tiết ra nhiều sữa, đáp ứng được nhu cầu của bé. Chị Nguyên chia sẻ thêm: "Trước đây, con gái đầu lòng của tôi cũng được bú mẹ hoàn toàn đến 2 tuổi. Hết thời gian hậu sản, đi làm trở lại, tôi vẫn duy trì cho con bú, bằng cách vắt sữa để ở nhà cho người thân giúp bé bú. Nhờ bú sữa mẹ, bé khỏe mạnh, ít bệnh và ngày càng lanh lợi, ngoan ngoãn. Những lúc cho con bú, tôi cảm nhận được sự quấn quít của con, nên tinh thần thoải mái, phấn chấn hơn".

Theo BS Phạm Thị Linh, Trưởng khoa Hậu sản (Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ): Sữa mẹ đem lại nhiều lợi ích to lớn cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ từ khi mới chào đời. Sữa mẹ có đủ các chất dinh dưỡng với nồng độ cần thiết cho trẻ, giúp trẻ tiêu hóa tốt. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ được nuôi bằng sữa mẹ phát triển tốt hơn, giúp trẻ ít tăng cân quá mức cần thiết, giảm nguy cơ béo phì sau này. Đối với trẻ sinh thiếu tháng, trẻ nào được nuôi bằng sữa mẹ sẽ phát triển hơn, thông minh hơn những trẻ được nuôi bằng sữa ngoài. Trong khi đó, tất cả các loại sữa bột đều có thể gây dị ứng cho trẻ đủ tháng, nhẹ cân, sinh thường hoặc sinh mổ. Nuôi con bằng sữa mẹ còn đem lại lợi ích cho mẹ, giúp mẹ mau hồi phục vóc dáng, tử cung dễ co lại đúng kích thước và giảm chảy máu sau sinh. Cho con bú sữa mẹ còn có tác dụng trì hoãn thời điểm rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt (tuy nhiên, người mẹ cũng cần trao đổi với bác sĩ về cách ngừa thai). Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng và có thể giúp giảm nguy cơ loãng xương khi đến thời kỳ mãn kinh.

Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ tiết kiệm thời gian, tiền bạc

Có thể thấy, nuôi con bằng sữa mẹ sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc do không phải tốn tiền mua sữa, không tốn thời gian pha sữa cho con. Người mẹ có thể cho con bú bất cứ lúc nào trẻ đói, thỏa mãn được nhu cầu của trẻ. Thời gian cho con bú chính là lúc mẹ và con được nghỉ ngơi, giải trí. Hơn nữa, sự tiếp xúc giữa hai cơ thể khi người mẹ ẵm con cho bú, giúp trẻ tự tin, có cảm giác an toàn, ấm áp hơn. Nuôi con bằng sữa mẹ còn đem lại lợi ích cho xã hội. Kinh phí cho y tế của một đất nước mà trẻ được bú mẹ hoàn toàn thấp hơn những nước mà trẻ không được bú mẹ hoàn toàn vì phải tốn chi phí cho bệnh tật, thuốc men và bệnh viện. Bên cạnh đó, việc cho con bú sữa mẹ cũng góp phần bảo vệ môi trường sống vì như thế sẽ có ít chai sữa và các vật dụng liên quan đến việc cho con bú ngoài thải ra môi trường hơn.

Hiện nay, nhiều bệnh viện đã áp dụng chương trình "Da kề da" cho tất cả sản phụ sau sinh. Theo đó, sau khi mẹ sinh thường cũng như sinh mổ, mẹ và bé được nằm bên nhau trên bàn sinh cũng như bàn mổ. Sau đó trẻ được bú mẹ tại thời điểm đó, được bú những giọt sữa non giàu hàm lượng dinh dưỡng, có tác dụng như thuốc kháng sinh, được coi như một loại vaccine tự nhiên tuyệt đối an toàn. Sau khi trẻ bú với phản xạ nút vú thì lượng sữa sẽ được tiết ra một cách liên tục nhiều nhất là sau sinh 2 ngày, cùng lúc sản phụ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thì nguồn sữa sẽ được duy trì. Sản phụ không cần làm gì trên bầu vú vừa không có tác dụng vừa mất vệ sinh đôi khi gây nhiễm trùng cho mẹ và bé.

Một số bà mẹ vừa đi làm, vừa nuôi con nhỏ, nên đôi khi áp lực công việc ảnh hưởng đến việc tiết sữa. BS Phạm Thị Linh khuyến cáo: "Các bà mẹ nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, không cho trẻ bú được thì nên vắt sữa ra bỏ hoặc bảo quản đúng cách để trẻ sử dụng". Vệ sinh dụng cụ vắt sữa là khâu rất quan trọng, nước phải đủ sôi đảm bảo diệt chết vi khuẩn. Sau khi vắt nên để sữa vào tủ lạnh càng sớm càng tốt. Nếu để trong ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ có thể giữ được trong 1-3 ngày. Dự trữ sữa mẹ trong ngăn đá: Thời gian tối đa có thể lên tới 3 tháng (phụ thuộc vào nhiệt độ trong ngăn đá và tần suất đóng – mở cửa tủ). Không nên bảo quản sữa mẹ ở cánh cửa ngăn đá vì nhiệt độ ở đó thường không chính xác. Khi muốn đưa sữa lên ngăn đá, nên đặt sữa trong ngăn mát trước rồi chuyển lên ngăn đá. Tương tự, khi muốn rã đông, nên chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát khoảng 1/2-1 ngày trước khi mang sữa ra bên ngoài. Tuy nhiên, không nên bảo quản sữa mẹ quá lâu mà nên cho bé dùng sớm nhất có thể. Trẻ được khuyến cáo bú mẹ hoàn toàn kéo dài trên 24 tháng, càng lâu càng tốt.

Trường hợp trẻ không được bú sữa mẹ: Khi mẹ bị áp xe vú, khi mẹ mang thai 4 – 5 tháng hay mẹ mắc các bệnh kinh niên như lao phổi (đặc biệt trong thời gian bộc phát), suy tim nặng, thiếu máu nặng, AIDS…

Chìa khóa cho sự phát triển bền vững

Tuần lễ Thế giới nuôi con bằng sữa mẹ năm 2016 đã diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới nhằm khuyến khích và tăng cường việc nuôi con bằng sữa mẹ. Tuần lễ Thế giới nuôi con bằng sữa mẹ năm nay có chủ đề “Nuôi con bằng sữa mẹ - chìa khóa cho sự phát triển bền vững” nhấn mạnh tầm quan trọng của nuôi con bằng sữa mẹ trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trong hệ thống tiếp tục truyền thông sâu rộng cho các cấp, các ngành và người dân về tầm quan trọng, mối liên hệ giữa nuôi con bằng sữa mẹ với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững bao gồm giảm nghèo, xóa nạn đói, cải thiện sức khỏe, thúc đẩy khả năng học tập, duy trì bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe, đáp ứng với hậu quả của biến đổi khí hậu, tiết kiệm năng lượng và tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy hợp tác đa ngành trong chăm sóc sức khỏe và đảm bảo quyền con người. Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tiếp tục truyền thông cho người sử dụng lao động về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ để hỗ trợ thiết thực cho bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ đến 24 tháng hoặc lâu hơn và cách duy trì nguồn sữa khi bà mẹ trở lại làm việc sau 6 tháng nghỉ thai sản. Đồng thời, tổ chức hoạt động tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ cho các phụ nữ mang thai, bà mẹ, gia đình về lợi ích của việc cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, cách cho con bú đúng, cách duy trì buồng sữa, cách vắt sữa, bảo quản sữa...

Bên cạnh đó, các bệnh viện đa khoa các tuyến, bệnh viện chuyên khoa sản, nhi thực hiện và duy trì “10 điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ” tuân thủ Nghị định 100/2014/NĐ-CP ngày 6/11/2014 của Chính phủ về kinh doanh, sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo; tăng cường thực hiện chăm sóc thết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong, ngay sau đẻ theo Quyết định số 4673/QĐ-BYT ngày 10/11/2014 để góp phần nâng cao tỷ lệ trẻ được bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh...

T.N

Thu Sương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Có nhiều nguyên nhân gây hình thành sỏi thận, trong đó phổ biến là do lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh, ít uống nước. Do đó, khi bị sỏi thận, một trong những biện pháp quan trọng người bệnh cần làm là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.

Những tác hại khi bạn ăn quá nhanh

Những tác hại khi bạn ăn quá nhanh

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Thời gian thích hợp cho một bữa ăn là 20-30 phút. Việc ăn quá nhanh khiến cơ thể khó hấp thu các chất dinh dưỡng, dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Khoảng 50% người lớn có ít nhất một lần bị đau đầu trong năm, một số trường hợp thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Vì thế, người dân nên biết các yếu tố cảnh báo nguy hiểm.

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân viêm màng não có tiền sử khỏe mạnh nhưng thường xuyên ăn nem chua, thịt lợn tái.

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

Sống khỏe - 5 giờ trước

Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 18 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Top