Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh đột quỵ ngày càng trẻ hóa vì các thói quen xấu nhiều người mắc

Thứ năm, 19:00 01/04/2021 | Sống khỏe

GiadinhNet – Đột quỵ đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa do lối sống không lành mạnh, thường xuyên bị stress, thói quen ăn uống chưa hợp lý, hút thuốc lá, uống rượu bia…Tuy nhiên, phần lớn những người trẻ bị đột quỵ lại nhập viện muộn vì chủ quan không nghĩ rằng mình mắc căn bệnh này.


Bệnh có xu hướng gia tăng ở người trẻ

Đang đi chợ cùng chồng, chị Đinh Thị H (38 tuổi, ở Thanh Thủy, Phú Thọ) đột nhiên bị đau đầu, chóng mặt, nôn nhiều, sau đó, suy giảm ý thức, ngã gục tại chợ và rơi vào hôn mê. Chị H được đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện sau đó chuyển lên Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng rối loạn ý thức, liệt nửa người trái, cơ lực yếu.

Tại bệnh viện, hình ảnh chụp số hóa cho thấy, bệnh nhân bị nhồi máu não tắc động mạch thân nền. Nhận định tiên lượng nặng, các bác sĩ lập tức tiến hành can thiệp lấy huyết khối. Ngay sau khi kết thúc thủ thuật, người bệnh đã qua cơn nguy kịch, dần hồi phục cơ lực và cải thiện ý thức hơn.

Bệnh đột quỵ ngày càng trẻ hóa vì các thói quen xấu nhiều người mắc - Ảnh 2.

Bác sĩ Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai thăm khám cho người bệnh bị đột quỵ. Ảnh BV


Không chỉ bệnh nhân H, thực tế, tại các bệnh viện trên cả nước ngày càng tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân đột quỵ nhập viện. Nhiều trường hợp may mắn được cứu sống vì được phát hiện sớm, cấp cứu trong "giờ vàng". Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp đã không qua khỏi do vào viện muộn, không còn cơ hội điều trị.

Điều đáng nói, theo các bác sĩ, không chỉ người cao tuổi, số bệnh nhân là người trẻ bị đột quỵ ngày càng có xu hướng gia tăng, trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó số lượng nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.

Thông tin từ Trung tâm Đột quỵ não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho thấy, trong năm 2020, đơn vị này đã ghi nhận và điều trị cho nhiều trường hợp trong độ tuổi thanh thiếu niên bị đột quỵ não.

Còn tại Bệnh viện Bạch Mai, PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ cho biết, số bệnh nhân trẻ chiếm gần 10% số bệnh nhân đột quỵ nói chung tại Trung tâm. "Đây là con số không nhỏ và có xu hướng ngày càng gia tăng", PGS.TS Mai Duy Tôn nói.

Theo Giám đốc Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai, phần lớn những người trẻ bị đột quỵ lại nhập viện muộn vì chủ quan không nghĩ rằng mình bị đột quỵ. Điều này khiến bản thân người bệnh mất đi cơ hội hồi phục trong giờ vàng và để lại hệ lụy đáng tiếc về sức khỏe, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Tại sao còn trẻ đã bị đột quỵ?

Nói về căn bệnh đột quỵ, BS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cho biết: Đột quỵ có thể xảy ra bất ngờ với bất kì ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe mà không hề có những dấu hiệu báo trước.

Với thực tế đột quỵ đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, theo BS Khiêm, điều này có thể do thực trạng lối sống không lành mạnh, thường xuyên bị stress, thói quen ăn uống chưa hợp lý (ăn nhiều muối, chất béo), hút thuốc lá, uống rượu bia…

Bệnh đột quỵ ngày càng trẻ hóa vì các thói quen xấu nhiều người mắc - Ảnh 3.

Hút thuốc lá, uống rượu bia và tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh là các thói quen xấu khiến người trẻ dễ mắc bệnh. Ảnh minh họa


Bên cạnh đó, đột quỵ ở người trẻ cũng có thể là do bệnh lý tim mạch, dị dạng mạch máu não, một số trường hợp phụ nữ bị đột quỵ do uống thuốc tránh thai, thuốc kích thích gây viêm hoặc vỡ mạch máu.

Đề cập cụ thể hơn đến lý do người trẻ có nguy cơ bị đột quỵ, theo BS Phạm Văn Cường, Trung tâm Đột quỵ não, Bệnh viên Trung ương Quân đội 108, có 6 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này. 

Một là, bệnh lý dị dạng mạch máu não. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên đột quỵ chảy máu não ở những người trẻ tuổi.

"Sự phát triển bất thường của mạch máu não có thể gây nên những túi phình – với thành mạch máu mỏng, là nguyên nhân có thể gây xuất huyết não. Hoặc mạch máu có thể bị bóc tách gây hẹp, tắc mạch – nhồi máu não", BS Cường thông tin.

"Thủ phạm" thứ hai là do tình trạng hút thuốc lá. Theo đó, có khoảng 50% số bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi có tiền sử hút thuốc lá. Thực tế, thời gian qua, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận không ít trường hợp bị đột quỵ vì có tiền sử hút thuốc lá lâu năm, có người sử dụng 1,5 bao thuốc/ngày.

Nguyên nhân thứ ba được BS Cường chỉ ra đó là tình trạng rối loạn chuyển hóa mỡ máu. Cụ thể, người trẻ hiện nay với thói quen ăn uống có hại sức khỏe như ăn quá nhiều thức ăn nhanh, đồ chiên xào, thực phẩm chế biến sẵn…nên ngày càng đối diện với các bệnh lý mạch máu lớn và nhỏ sớm hơn (bệnh lý đột quỵ, tim mạch …)

Cũng theo BS Cường, các nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy khoảng 10% các bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi có thừa cân. Tại Việt Nam, dù chưa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề này, tuy nhiên có một thực trạng là trong những năm qua (từ 2014 đến 2020), tỷ lệ người béo phì tại Việt Nam đã tăng 33%, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Đây là hệ lụy của chế độ ăn uống không khoa học, ngồi máy tính, sử dụng điện thoại quá nhiều hơn là tham gia các hoạt động thể dục, thể thao để tăng cường sức khỏe.

Một nguyên nhân khác khiến tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ gia tăng là do bệnh lý tăng huyết áp. Theo số liệu của Hội Tim mạch Việt Nam thì cứ 4 người từ 25 - 49 tuổi thì có một người tăng huyết áp và đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên đột quỵ ở người trẻ.

Cùng với đó, đái tháo đường gặp ở 30% bệnh nhân đột quỵ trẻ. Theo đó, nhiều ca bệnh được ghi nhận ở trẻ nhỏ từ 9 đến 13 tuổi, thanh niên từ 20 đến dưới 30 tuổi. Thói quen ăn uống thay đổi, lối sống không lành mạnh, ô nhiễm môi trường khiến độ tuổi mắc tiểu đường càng trẻ.

Ngoài ra, uống rượu bia, đặc biệt là rượu nặng cũng có liên quan chặt chẽ đến sự tăng lên của bệnh lý chảy máu não ở bệnh nhân trẻ tuổi.

Để giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ khi còn trẻ, các chuyên gia khuyến cáo, việc quan trọng là đẩy lùi các yếu tố nguy cơ, tức là tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh, tích cực vận động thể dục thể thao, hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, các thực phẩm chế biến sẵn, nói không với thuốc lá, hạn chế bia rượu… Đồng thời, khám sức khỏe định kỳ để giúp phát hiện các yếu tố nguy cơ (nếu có), từ đó, có biện pháp can thiệp kịp thời.

Mai Thùy

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

Sống khỏe - 34 phút trước

Một chế độ ăn uống đa dạng giàu trái cây, rau và chất béo lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt, làm chậm sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Sống khỏe - 44 phút trước

P. được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới mang gene lặn KRT1 với đột biến mới gây bệnh da vảy cá ly thượng bì nông kết hợp chứng rậm lông.

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 5 giờ trước

Một số đồ uống có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường. Vậy đồ uống nào tốt và xấu với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Đối với người bị cao huyết áp thì việc uống thuốc huyết áp đúng thời điểm hàng ngày là rất quan trọng để duy trì huyết áp ổn định trong suốt cả ngày và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Chạy bộ tập thể dục nếu thấy có cơn đau tức ngực bất thường, nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, cảm giác mệt mỏi... cần được thăm khám y tế.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 20 giờ trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Sống khỏe - 21 giờ trước

TP.HCM, 15/4/2024, Pfizer (Việt Nam), VNVC, và Bệnh Viên Đa Khoa Tâm Anh TP.Hồ Chí Minh đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tăng cường giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm

4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Cơ thể nữ giới luôn thay đổi, nhưng đôi khi những thay đổi lại là dấu hiệu bệnh ung thư ở phụ nữ.

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Top