Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bé trai sốt 5 ngày không khỏi, nhiễm trùng cao gấp 13 lần thông thường: Bác sĩ nhắc mẹ việc cần làm khi con bị sốt

Thứ sáu, 08:00 19/07/2019 | Sống khỏe

Bác sĩ Trần Kiếm Thao phát hiện bạch cầu tăng cao khoảng 35000 tế bào/mm3 máu. Chỉ số nhiễm trùng cao gấp 13 lần thông thường.

B.S Trần Kiếm Thao, khoa Nhi Thận, bệnh viện Asia University Hospital, chia sẻ về trường hợp bé Tiểu Triều (7 tháng tuổi) sốt kéo dài 5 ngày không khỏi.

Tiến hành lấy máu xét nghiệm cho bệnh nhi, bác sĩ Trần Kiếm Thao rất ngạc nhiên khi phát hiện bạch cầu tăng cao khoảng 35000 tế bào/mm3 máu. Chỉ số nhiễm trùng cao gấp 13 lần thông thường.

Tiến hành siêu âm thận, bác sĩ cũng phát hiện cả hai quả thận của bé đều bị viêm. Lấy nước tiểu xét nghiệm là do vi khuẩn E. coli gây ra tình trạng viêm mô kẽ thận ở thận trái và viêm thận bể thận cấp tính ở cả hai quả thận.


Viêm mô kẽ thận ở thận trái và viêm thận bể thận cấp tính ở cả hai quả thận

Viêm mô kẽ thận ở thận trái và viêm thận bể thận cấp tính ở cả hai quả thận

B.S Trần Kiếm Thao điều trị cho bệnh nhi bằng cách tiêm tĩnh mạch kháng sinh trong khoảng 7 ngày và bé đã xuất viện. Tuy nhiên, viêm mô kẽ thận được xem là trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu nghiêm trọng, nên sau khi xuất viện, bệnh nhi vẫn cần điều trị kháng sinh kéo dài hơn 3 tuần.

B.S Trần Kiếm Thao cho biết: "Nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong số những ca nhiễm trùng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Chủ yếu là do vi khuẩn trong đường ruột hoặc phân, từ âm đạo theo niệu đạo xâm nhập vào trong bàng quang hoặc thận. Trẻ dưới 1 tuổi nếu dị tật đường tiết niệu sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Bé gái trên 1 tuổi do niệu đạo ngắn nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang, nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ cao hơn bé trai.

Trẻ sơ sinh mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu thường không có triệu chứng rõ ràng. Nếu bé bị sốt, nghĩa là bệnh đã tiến triển thành viêm thận bể thận, nghiêm trọng hơn là biến tính thành viêm mô kẽ thận ác tính. Nếu bệnh nhi không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến thận ứ mủ, sẹo thận, tăng huyết áp, protein niệu.

Nếu trẻ sốt kéo dài hơn 3 ngày, cho dù triệu chứng rõ ràng hay không thì các bậc cha mẹ cần cảnh giác và đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra. Cha mẹ cũng nên lưu tâm tần suất trẻ đi tiểu, và vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ cho trẻ để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu".

Theo Helino

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 48 phút trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 4 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 14 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 14 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

Sống khỏe - 19 giờ trước

Một chế độ ăn uống đa dạng giàu trái cây, rau và chất béo lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt, làm chậm sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Sống khỏe - 19 giờ trước

P. được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới mang gene lặn KRT1 với đột biến mới gây bệnh da vảy cá ly thượng bì nông kết hợp chứng rậm lông.

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 1 ngày trước

Một số đồ uống có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường. Vậy đồ uống nào tốt và xấu với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Đối với người bị cao huyết áp thì việc uống thuốc huyết áp đúng thời điểm hàng ngày là rất quan trọng để duy trì huyết áp ổn định trong suốt cả ngày và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Chạy bộ tập thể dục nếu thấy có cơn đau tức ngực bất thường, nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, cảm giác mệt mỏi... cần được thăm khám y tế.

Top