Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bàng hoàng con 2 tuổi đã nhiễm vi khuẩn H.P, nguy cơ ung thư

Thứ bảy, 10:55 01/06/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Nhiễm H.P ở trẻ em hay người lớn đều dẫn đến bệnh lý viêm dạ dày, xuất huyết dạ dày, có thể gây nên ung thư sau này nếu không được điều trị. Nhiều cha mẹ bàng hoàng khi con mình nhỏ tuổi cũng nhiễm H.P. Liệu trẻ nhiễm có cần phải điều trị ngay?. Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia.

Trẻ mắc H.P không nên tự ý mua thuốc điều trị để tránh bị kháng thuốc. Ảnh minh họa

Trẻ mắc H.P không nên tự ý mua thuốc điều trị để tránh bị kháng thuốc. Ảnh minh họa

Ngày càng nhiều trẻ em nhiễm vi khuẩn H.P dạ dày

Chị Trương Thị Nga (ở Hà Nội) vẫn chưa hết bất ngờ khi bác sỹ kết luận cô con gái 5 tuổi của mình bị nhiễm H.P. Trước đó, bé lên cơn đau bụng vùng ức, kèm sốt cao, nôn liên tục. Gia đình mua thuốc cho con uống không đỡ mới đưa vào viện kiểm tra. Sau khi làm chỉ định nội soi dạ dày bằng phương pháp gây mê, kết quả cho thấy bé bị nhiễm vi khuẩn H.P. Ở tình trạng của con nếu không điều trị sẽ có yếu tố nguy cơ cao của ung thư dạ dày về sau.

Tương tự, bé Bi (ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng được xác định mắc H.P khi mới 2 tuổi. Gia đình tình cờ phát hiện con nhiễm vi khuẩn H.P trong một lần con bị ốm phải lấy máu làm các xét nghiệm. Các bác sĩ cho biết chính vi khuẩn H.P đã gây ra ổ loét dạ dày. Bệnh nhi cần được điều trị H.P để ngừa những ổ loét sau này.

PGS.TS Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Duy Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa, gan mật cho biết, đa phần mọi người vẫn nghĩ chỉ người lớn mới nhiễm vi khuẩn H.P. Thực tế, việc trẻ mắc bệnh dạ dày và khuẩn H.P như hai trường hợp trên không còn hiếm. Helicobacter pylori (vi khuẩn H.P) là một trong những nguyên nhân gây loét dạ dày, hành tá tràng và là yếu tố nguy cơ cao của ung thư dạ dày.

Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa, gan mật đã thực hiện nghiên cứu, phân tích số liệu về vi khuẩn H.P dựa trên cá thể của từng bệnh nhân, quan hệ huyết thống của bệnh nhân đó đối với những người thân trong gia đình. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm H.P trong gia đình, đặc biệt là trẻ em càng ngày gia tăng, nhất là khi cha mẹ không đảm bảo vệ sinh ăn uống cho trẻ.

Nước ta có tỷ lệ nhiễm H.P trong gia đình cao hơn tỷ lệ nhiễm chung, đặc biệt là trẻ em. Cụ thể: Tỷ lệ nhiễm H.P ( ) chung: 85,9% trong khi tỷ lệ nhiễm H.P ( ) ở trẻ em dưới 8 tuổi là 96,2%. Điều này hoàn toàn ngược lại so với tỷ lệ ở các nước phát triển, trẻ em là đối tượng nhiễm H.P rất thấp – người lớn chiếm khoảng 80% thì trẻ em chỉ khoảng 20%.

PGS.TS Nguyễn Duy Thắng cho rằng, nguyên nhân khiến trẻ nhiễm vi khuẩn H.P là do chất lượng vệ sinh môi trường sống, thói quen ăn uống không nấu chín, rau không sạch. Thứ hai lây nhiễm qua nước bọt, hôn hít của người lớn với trẻ nhỏ hay việc người lớn nhai mớm cơm cho con, dùng chung bàn chải đánh răng. Ngoài ra, lây qua dụng cụ y tế không được sát khuẩn sạch và do hệ miễn dịch của các bé chưa thực sự hoàn chỉnh nên nguy cơ lây nhiễm cao.

Khi trẻ nhiễm có cần điều trị ngay?

GS Đào Văn Long, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, nhiễm H.P ở trẻ có thể dẫn đến các biến chứng như khó tiêu, viêm dạ dày cấp và mạn. Một số trường hợp bị loét dạ dày tá tràng. H.P cũng gây ra một dạng u mô lympho trên lớp niêm mạc dạ dày khi trẻ lớn lên.

Trong nhiều trường hợp, trẻ bị nhiễm H.P không có biểu hiện gì bất thường. Nếu chưa có triệu chứng gì thì chưa cần điều trị. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ có các biểu hiện sau đây thì nên đưa trẻ đến các cơ sở uy tín để kiểm tra thăm khám như trẻ có biểu hiện đầy bụng, ợ chua, ợ hơi, đau quanh rốn hoặc vùng thượng vị, buồn nôn, nôn ra máu. Hoặc trẻ thường xuyên chán ăn, chậm lớn, đi ngoài phân đen…

Để xác định một người đang bị nhiễm H.P trong dạ dày hay không có ba cách. Đó là nội soi dạ dày, lấy mẫu trong dạ dày xét nghiệm tìm H.P hoặc qua phương pháp test thở C13. Bác sĩ sẽ cho người bệnh uống một viên thuốc, sau đó thổi bong bóng, rồi đo nồng độ sẽ biết người bệnh còn H.P không. Hoặc xét nghiệm phân cũng tìm được vi khuẩn H.P.

Với trẻ dưới 10 tuổi không dùng Tetracyclin vì có thể ảnh hưởng đến men gan. Thiếu niên dưới 18 tuổi do ảnh hưởng tới yếu tố xương hay trẻ bị dị ứng kháng sinh cũng cần lưu ý. Tốt nhất đi khám chuyên khoa tiêu hóa để được khám, tư vấn, chỉ định xét nghiệm tìm H.P và cân nhắc điều trị.

Các chuyên gia khuyến cáo, nguồn lây nhiễm H.P sang trẻ nhỏ chủ yếu là qua đường miệng - miệng hoặc phân - miệng. Những việc tưởng chừng vô hại như hôn trẻ, mớm cơm cho trẻ lại là nguyên nhân gây lây nhiễm H.P cực kỳ dễ dàng. Các bậc cha mẹ cần lưu ý.

Bên cạnh đó, để phòng bệnh nên cách ly không dùng chung đồ ăn khi gia đình có người mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn H.P; vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh... Để làm giảm sự hoạt động của loại vi khuẩn này, những người nhiễm H.P không có triệu chứng nên ăn những loại thực phẩm có nhiều vitamin C như cam, quýt, sơri, mâm xôi...

“Nhiều bậc cha mẹ lo lắng, con nhiễm H.P sẽ bị ung thư dạ dày. Nhưng, vi khuẩn H.P là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày chứ không phải cứ có khuẩn H.P là bị ung thư dạ dày. Trong trường hợp mắc H.P không nên tự ý mua thuốc điều trị để tránh bị kháng thuốc. Khi có các biểu hiện bệnh lâm sàng nên đi khám sớm để được chẩn đoán đúng”.

PGS.TS Nguyễn Duy Thắng

Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Mướp đắng tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn một đến hai lần trong một tuần và nên ăn vào buổi sáng.

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Sống khỏe - 4 giờ trước

Nhồi máu cơ tim cấp là trường hợp cần được điều trị ngay lập tức, vì vậy hầu hết các trường hợp đều được xử lý điều trị ở phòng cấp cứu...

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là một bệnh khá phổ biến hiện nay. Cùng với việc dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng khoa học thì tập luyện thể dục thể thao có vai trò hết sức quan trọng trong phòng và điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

6 biện pháp dưỡng sinh phòng chống bệnh tật trong mùa hè

6 biện pháp dưỡng sinh phòng chống bệnh tật trong mùa hè

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Tiết lập hạ, khởi đầu của mùa hạ năm nay sẽ bắt đầu từ ngày 5/5 dương lịch và theo dự báo sẽ có nắng nóng bất thường xảy ra trong mùa hè. Vậy, mỗi người cần chú ý gì trong dưỡng sinh để dự phòng bệnh tật?

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Ngứa da là tình trạng nhiều người gặp phải trong mùa hè, đặc biệt với những người có vấn đề về da, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Một số biện pháp tại nhà có thể giúp giảm bớt cơn ngứa…

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Sau nửa năm ăn kiêng, cô được không ngờ bị chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng.

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nước dừa là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường vì chỉ số đường huyết đặc biệt thấp. Hơn nữa, hàm lượng magiê trong nước dừa còn giúp cải thiện độ nhạy insulin ở các bệnh nhân tiểu đường.

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nghiên cứu cho thấy có một số phụ gia thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày có thể là nguyên nhân gây nên hội chứng rò rỉ ruột. Bài viết cung cấp một số thông tin để bạn đọc tham khảo.

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Hầu hết các loại vi khuẩn E. coli được biết đến với tác hại là nguyên nhân gây ra tiêu chảy tạm thời và thoáng qua hay một số những nhiễm trùng nặng đường ruột...

Top