Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ cảnh báo: Thường xuyên ngoáy mũi sẽ phải chịu 3 hậu quả, thậm chí có thể mất mạng

Thứ năm, 19:52 05/12/2019 | Sống khỏe

Nhiều người thích dùng tay ngoáy mũi khi cảm thấy không thoải mái. Ngoáy mũi vừa là một việc làm không tao nhã, mà còn che giấu những rủi ro về sức khỏe mà bạn khó có thể tưởng tượng được.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhiễm trùng phần mũi do ngoáy mũi rất dễ dẫn đến nhiễm trùng nội sọ. Các tĩnh mạch ở mũi tương thông với tĩnh mạch ở nội sọ, ở giữa không có van, cũng đồng nghĩa là ở giữa không có bất cứ rào cản nào. Khi ngoáy mũi, vi khuẩn ở trên tay sẽ đi vào khoang mũi, dẫn đến nhiễm trùng khoang mũi, ví dụ như viêm tiền đình mũi, lao mũi… Các mầm bệnh của nhiễm trùng mũi sẽ thông qua tĩnh mạch đi vào nội sọ, gây nhiễm trùng nội sọ. Do vậy, ngoáy mũi cũng có thể dẫn đến mất mạng.

Bác sĩ cảnh báo: Thường xuyên ngoáy mũi sẽ phải chịu 3 hậu quả, thậm chí có thể mất mạng - Ảnh 1.

Ngoài ra, ngoáy mũi còn có thể xuất hiện những nguy hiểm sau:

1. Ngoáy mũi gây viêm hoặc nhiễm trùng

Thường xuyên ngoáy mũi, nếu niêm mạc mũi bị tổn thương, thì rất dễ gây nhiễm trùng, gây viêm tiền đình mũi và viêm xương xoang mũi dưới. Viêm có thể lan đến mũi bên trong, hầu họng và hốc mũi. Viêm mũi mãn tính có thể trở thành nguyên nhân của việc khứu giác không nhạy bén sau khi trưởng thành hoặc thậm chí là biến đổi thành ung thư vòm họng.

Bởi vì khoang mũi rất bẩn, chứa rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn, sau khi ngoáy mũi, nếu bạn không rửa tay kịp thời, tiếp xúc ngay với đồ ăn, đồ chơi có thể gây ra các bệnh về đường ruột. Ngoài ra, ngón tay đi vào khoang mũi cũng có thể đem vi khuẩn gây bệnh vào trong mũi.

Bác sĩ cảnh báo: Thường xuyên ngoáy mũi sẽ phải chịu 3 hậu quả, thậm chí có thể mất mạng - Ảnh 2.

Thường xuyên ngoáy mũi, nếu niêm mạc mũi bị tổn thương, thì rất dễ gây nhiễm trùng, gây viêm tiền đình mũi và viêm xương xoang mũi dưới.

2. Gây tổn thương lông mũi và các mô khác của mũi

Trong mũi có phát triển lông mũi, khi hít thở không khí bên ngoài, nó là rào cản cuối cũng để ngăn chặn bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Thường xuyên dùng tay ngoáy mũi sẽ khiến lông mũi bị rụng, các chất bẩn từ không khí bên ngoài vào mũi sẽ kích thích trực tiếp niêm mạc mũi, mũi rất dễ xuất hiện triệu chứng ngứa, đặc biệt đối với những người dễ bị dị ứng sẽ làm nặng thêm tình trạng viêm mũi dị ứng.

Da ở lỗ mũi thường bị ma sát cơ học, dễ làm tổn thương biểu mô, cộng với kích thích tiết dịch ở khoang mũi, sẽ dẫn đến viêm mũi tiền đình, da mũi bị khô, đau và hình thành sưng đỏ ở mũi.

Bác sĩ cảnh báo: Thường xuyên ngoáy mũi sẽ phải chịu 3 hậu quả, thậm chí có thể mất mạng - Ảnh 3.

Thường xuyên dùng tay ngoáy mũi sẽ khiến lông mũi bị rụng, các chất bẩn từ không khí bên ngoài vào mũi sẽ kích thích trực tiếp niêm mạc mũi.

3. Chảy máu mũi

Một khi các mao mạch trong niêm mạc mũi bị vỡ, chảy máu mũi có thể xảy ra. Đặc biệt là bộ phận tiền đình mũi và Turbinates mũi cấp dưới (các mạng xương, mạch máu và mô hình vỏ trong các đường mũi), có rất nhiều các mao mạch, khi bị tác động từ bên ngoài rất dễ dẫn đến bị chảy máu.

Các bước rửa mũi đúng cách và hiệu quả?

Mũi cũng cần được chăm sóc, giữ gìn vệ sinh mỗi ngày có tác dụng tích cực đến hệ hô hấp, giúp phòng tránh nhiều bệnh lý lây lan qua đường hô hấp một cách hiệu quả.

Cụ thể, mỗi ngày, chúng ta nên vệ sinh mũi bằng các phương pháp truyền thống như rửa mũi bằng nước sạch, nước muối sinh lý, nhưng tốt nhất là dùng các sản phẩm dung dịch xịt mũi có chứa nước biển sâu, ở dạng phun sương.

Bác sĩ cảnh báo: Thường xuyên ngoáy mũi sẽ phải chịu 3 hậu quả, thậm chí có thể mất mạng - Ảnh 4.

Mỗi ngày, chúng ta nên vệ sinh mũi bằng các phương pháp truyền thống như rửa mũi bằng nước sạch, nước muối sinh lý...

Bước 1: Rửa tay sạch với xà phòng và lau khô. Sau đó, lắc đều chai dung dịch xịt mũi nhiều lần trước khi sử dụng.

Bước 2: Nếu là người lớn thì có thể đứng hoặc ngồi, hơi cúi người về phía trước và cúi đầu xuống. Trước khi rửa mũi, nên hỉ hết dịch mũi trong hố mũi ra ngoài nếu có.

Còn nếu là trẻ nhỏ, nên đặt trẻ nằm nghiêng một bên và lót khăn dưới đầu, cổ cho trẻ. Cần giữ nhẹ đầu trẻ để phòng khi trẻ giãy giụa trong quá trình rửa mũi, có thể làm mũi bị tổn thương.

Bước 3: Đặt đầu chai xịt mũi vào trong lỗ mũi, xịt nhanh nhưng không quá mạnh để dung dịch đi vào trong mũi.

Bước 4: Hỉ mũi nhẹ nhàng và lau sạch bằng khăn mềm.

Chú ý, trong khi xịt và sau khi xịt, không nên hít quá mạnh vì sẽ khiến dung dịch đi thẳng xuống họng mà không đọng lại trong hố mũi để làm sạch mũi.

Bên cạnh đó, hãy cầm chai xịt mũi bằng tay trái khi xịt vào mũi phải và cầm chai xịt mũi bằng tay phải nếu xịt vào mũi bên trái, đảm bảo dung dịch được xịt vào hướng thành ngoài của mũi để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Theo Helino


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 14 giờ trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 15 giờ trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Top