Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ BV ĐH Y Dược TP HCM hướng dẫn 3 bài tập giảm khó thở rất cần thiết cho F0 chưa tới được bệnh viện

Thứ sáu, 08:05 27/08/2021 | Sống khỏe

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Như Vinh, trong tình huống bệnh nhân mắc COVID-19 khó thở có thể áp dụng 3 bài tập thở: chúm môi, thở bụng và thở Buteyko để cải thiện chức năng hô hấp trong lúc chờ đợi nhân viên y tế tới hỗ trợ.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Như Vinh, trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, giảng viên Đại học Y dược TP HCM cho hay, trong thời điểm hiện nay nếu không may mắc bệnh COVID-19 có thể áp dụng các bài tập giảm khó thở.

Hiện nay, phần lớn các trường hợp mắc COVID-19 là không có triệu chứng, chiếm khoảng 80% ca bệnh. Trong số người mắc COVID-19 có triệu chứng sẽ gặp phải các triệu chứng như: sốt, ho khan, mệt mỏi, khạc đờm, khó thở, đau cơ/khớp, đau họng, đau đầu, ớn lạnh, buồn nôn/ nôn, nghẹt mũi, tiêu chảy, ho ra máu, viêm kết mạc.

 Bác sĩ BV ĐH Y Dược TP HCM hướng dẫn 3 bài tập giảm khó thở rất cần thiết cho F0 chưa tới được bệnh viện - Ảnh 1.

Trong đó, triệu chứng khó thở chiếm tới 18,6% các trường hợp mắc có triệu chứng. Như vậy, trong 5 người mắc COVID-19 có triệu chứng sẽ có 1 người có khó thở.

Theo bác sĩ Như Vinh việc giả quyết vấn đề khó thở cho bệnh nhân COVID-19 là rất cấp thiết hiện nay. Nếu một người mắc COVID-19 có khó thở trong lúc chờ đợi sự hỗ trợ của nhân viên y tế, bệnh nhân có thể tự tập thở giảm bớt khó thở. Dưới đây là các bài tập để giảm khó thở:

Bài tập 1: Thở chúm môi

Bài tập này có thể giảm bớt sự khó chịu cho người bệnh. Phương pháp này bệnh nhân có thể học theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Khi chúng ta thở ra, đường dẫn khí (ống dẫn khí) bị xẹp hết, khí bên trong phổi khó đi ra hết. Thở chúm môi làm giảm áp lực trong đường dẫn khí, giúp khí trong phổi ra được hết. Nhờ đó mà bệnh nhân cảm thấy đỡ khó thở, cải thiện chức năng hô hấp của phổi hiệu quả.

Cách thở: Người bệnh ngồi ở tư thế thoải mái, buông lỏng cơ thể. Hít vào bằng mũi, nín thở (1-3 giây), chúm môi và thở ra bằng miệng.

Lưu ý thời gian hít vào sẽ chỉ ngắn bằng một nửa thời gian thở ra. Ví dụ, hít vào đếm 1,2, nín thở đếm từ 1,2, thở ra đếm từ 1,2,3,4 sau đó lại tiếp tục một chu kỳ hít vào thở ra.

Bài tập thứ 2: Thở bằng bụng (cơ hoành)

Bác sĩ Như Vinh cho biết, có 2 nhóm cơ tham gia vào quá trình thở bụng: cơ liên sườn và hoành. Khi chúng ta hít vào cơ liên sườn sẽ co làm cho lồng ngực giãn nở để không khí đi vào, còn cơ hoành kéo xuống để không khí đi vào.

Với người mắc các bệnh lý phổi như phổi mãn tính cơ hoành sẽ bị yếu đi. Cho nên tất cả các động tác hít thở sẽ bị dồn vào cơ liên sườn, khi đó bệnh nhân thở sẽ nhanh mệt và đau hai bên sườn. Trong tình huống đó cần phải tập cơ hoành, việc thở mới được cải thiện.

Cách thở như sau:

Ngồi hơi ngửa hoặc nằm thật thoải mái một tay để trên ngực, 1 tay để dưới bụng: khi thở làm sao tay trên ngực ít di chuyển còn tay ở bụng phình lên khi hít vào và xẹp khi thở ra.

Bác sĩ Như Vinh cho biết, trong lúc bệnh nhân chờ nhân viên y tế tới vừa tập thở chúm môi, sau thời gian nghỉ có thể chuyển sang thở cơ hoành sẽ hiệu quả cải thiện hô hấp.

Riêng đối với bài tập cơ hoành rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh hô hấp mãn tính. Mỗi lần hít thở có thể áp dụng 3-5, thậm chí 10 lần tuỳ theo khả năng của mỗi người. Một ngày tập thở 3-5 tới 6 lần có thể giúp rèn luyện cơ hoành.

Bài tập thứ 3: Buteyko

Bác sĩ Vinh cho biết, bài tập thở Buteyko được đặt theo tên của người tìm ra phương pháp này (Konstantin Buteyko). Ông là bác sĩ người Ukraine. Ông đã tìm ra phương pháp thở Buteyko để giúp ích cho những người bị bệnh hen suyễn nặng vào năm 1950. Phương pháp thở này còn được áp dụng cho các bệnh nhân khó thở khác như: tim mạch, có vấn đề về tâm lý lo lắng.

Nguyên tắc thở này là có một quãng thời gian nín thở hơi lâu: Hít vào nhẹ nhàng sau đó thở ra, sau đó hít vào thở ra và nín thở tới khi không chịu được sau đó thở ra nhẹ nhàng. Cách thở này có thể ngồi hoặc nằm.

Cách thở này sẽ tốt cho các trường hợp F0 tại nhà có tâm lý lo lắng, hoảng sợ do dịch bệnh mặc dù phổi chưa tổn thương. Cách thở này giúp cải thiện tình trạng khó thở hoặc giúp cho người có bệnh lý hô hấp mãn tính.

Theo Doanh nghiệp tiếp thị

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

Sống khỏe - 1 giờ trước

Một trái tim khỏe mạnh tác động tích cực tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống: thể chất được cải thiện, tuổi thọ cao hơn, tinh thần thoải mái hơn,... Tất cả những lợi ích tuyệt vời đó sẽ có được khi bạn biết chăm sóc trái tim đúng cách.

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

Sống khỏe - 3 giờ trước

Trà xanh có một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống nhiều trà xanh, liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 7 giờ trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 19 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top