Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ 50 năm không bị cảm, 78 tuổi đi bộ 22 tầng nhờ 5 việc ai cũng làm được

Chủ nhật, 13:27 15/09/2019 | Sống khỏe

Vương Mẫn Thanh, cựu Giám đốc phòng khám Nam Trung Hải, Giám đốc văn phòng ủy ban Chăm sóc sức khỏe Trung ương (Trung Quốc) 50 năm không mắc cảm lạnh, không thay đổi cân nặng của mình sau 60 năm.

Bác sĩ Vương Mẫn Thanh tự hào nói: "Rất nhiều người trẻ cơ thể không tốt bằng tôi. Đây là chỉ số để chứng minh, 50 năm tôi không bị cảm, 60 năm thể trọng cơ thể không thay đổi và điện tâm đồ của tôi giống như trong sách giáo khoa, tôi không bị huyết áp cao và tiểu đường".

Bác sĩ 50 năm không bị cảm, 78 tuổi đi bộ 22 tầng nhờ 5 việc ai cũng làm được - Ảnh 1.

Bác sĩ Vương Mẫn Thanh.

Bác sĩ Vương cao 1m70 và nặng 60kg khi 21 tuổi. Kể từ đó, bất luận cuộc sống giàu có hay nghèo khổ, thể trọng của ông luôn duy trì trong khoảng từ 60-64kg trong nhiều năm. Cả đời bác sĩ Vương cũng chưa từng bị sâu răng. Hiện tại ở tuổi 82, ông có 24 chiếc răng. Huyết áp của ông cũng rất ổn định, tất cả đều bình thường và không có sự thay đổi lớn mỗi năm.

Vậy để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, bác sĩ Vương đã làm như thế nào? Dưới đây là 6 phương pháp bảo vệ sức khỏe, được ông sử dụng suốt đời.

1. Chỉ ăn no khoảng 7, 8 phần 

Bác sĩ Vương nói: "Không cần phải ăn kiêng. Tôi cũng thích ăn thịt, hơn nữa còn uống rượu, thích ăn gì thì ăn nấy, nhưng không được ăn quá nhiều, quan trọng là chỉ ăn no đến 7, 8 phần. Vậy như thế nào là ăn no 7, 8 phần, tức là, trước bữa ăn tiếp theo bạn cảm thấy đói là được. Nếu không cảm thấy quá đói trước bữa ăn tiếp theo, tức là bạn đã ăn quá nhiều ở bữa trước. Mỗi bữa ăn, chỉ ăn đến mức cảm thấy đủ, có thể ăn thêm nhưng không ăn."

Nếu ăn quá nhiều, không tiết chế được thức ăn đi vào cơ thể, kết quả mắc "ba cao" – (huyết áp cao, mỡ máu cao, đường huyết cao), béo phì.

2. Thường xuyên vận động

Bác sĩ 50 năm không bị cảm, 78 tuổi đi bộ 22 tầng nhờ 5 việc ai cũng làm được - Ảnh 2.

Có một câu nói "sinh mệnh quyết định ở vận động", nhiều người đã từng nghe qua câu nói này, nhưng bao nhiêu người thực hiện được? Trong cuộc sống, phải thường xuyên vận động, bảo vệ chức năng các cơ quan trong cơ thể mới giúp khỏe mạnh và trưởng thọ.

Bác sĩ Vương nói: "Tôi thường xuyên đi bộ và kiên trì hoạt động thể chất. Bình thường, chỉ cần thời gian không vội, đồ đạc mang theo người không nặng thì hãy đi bộ, đừng đi xe buýt, nếu lên lầu cố gắng không đi thang máy". Khi bác sĩ Vương 78 tuổi, ông đã tự đi cầu thang bộ lên tầng 22, ông không cảm thấy tức ngực hoặc khó thở. Lời khuyên được đưa ra: Tập thể dục phù hợp với thể chất là được, nhưng phải tập luyện đều đặn hàng ngày.

3. Chất lượng giấc ngủ tốt còn quan trọng hơn ăn thức ăn tốt

Bác sĩ 50 năm không bị cảm, 78 tuổi đi bộ 22 tầng nhờ 5 việc ai cũng làm được - Ảnh 3.

Giấc ngủ tốt nhất là từ 11h đêm đến 7h sáng hôm sau. Mỗi tối, bác sĩ Vương lên giường lúc 10h, 10h30 đi vào giấc ngủ, thông thường mỗi ngày ngủ 7-8 tiếng. Bác sĩ Vương khuyên mọi người đừng trì hoãn việc ngủ vì bất cứ lý do gì. Con người một ngày không ăn cơm không vấn đề gì, nhưng nếu một ngày không ngủ, thể lực và hệ miễn dịch đều bị suy giảm. Chỉ có bằng cách đảm bảo giấc ngủ, mới giúp hệ miễn dịch của cơ thể tốt. Hiện nay có rất nhiều người trẻ làm việc quá sức vì thời gian dài thức khuya.

4. Về già đừng để tay chân nhàn rỗi

Bác sĩ 50 năm không bị cảm, 78 tuổi đi bộ 22 tầng nhờ 5 việc ai cũng làm được - Ảnh 4.

Khi bạn nghỉ hưu, hãy tìm việc gì đó để làm, bởi cơ thể con người có tiềm năng rất lớn cần phải sử dụng nó liên tục, nó mới tốt. Nếu cơ thể không làm gì, tất cả chức năng các cơ quan trong cơ thể sẽ bị thoái hóa và co lại.

Trong 20 năm qua, bác sĩ Vương không ngừng tham gia các hoạt động xã hội. Ông cảm thấy rằng, ông cần đem kiến thức sức khỏe để dạy cho mọi người hơn là đem nó sang thế giới bên kia. Cách suy nghĩ và nói chuyện của ông rất minh mẫn, ông thường sử dụng điện thoại di động để nhắn tin, nói chuyện, sử dụng máy tính để viết, lướt internet tìm kiếm thông tin, nhận và gửi email.

5. Tuân theo quy luật tự nhiên

Bác sĩ 50 năm không bị cảm, 78 tuổi đi bộ 22 tầng nhờ 5 việc ai cũng làm được - Ảnh 5.

Đến bữa thì phải ăn, đến giờ nghỉ thì phải nghỉ ngơi, cũng không quên tắm nắng. Bây giờ mọi người sợ ánh nắng mặt trời vào mùa hè và sợ gió thổi vào mùa đông. Mặc dù điều hòa không khí thoải mái nhưng không có sự thay đổi nhiệt độ tự nhiên. Thời gian dài ở trong một môi trường nhiệt độ không đổi sẽ làm giảm khả năng thích ứng với những thay đổi môi trường xung quanh và nhiệt độ của cơ thể. Một khi dịch bệnh bùng phát, những người có khả năng thích nghi môi trường kém sẽ là người đầu tiên bị virus tấn công.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

Sống khỏe - 29 phút trước

Trà xanh có một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống nhiều trà xanh, liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 4 giờ trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 16 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 21 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 23 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Top