Hà Nội
23°C / 22-25°C

9 điều cấm kỵ không nhớ kỹ thì ăn gừng rất nguy hiểm

Thứ năm, 09:10 25/02/2016 | Sống khỏe

Sử dụng gừng đúng cách không dễ và rất nhiều người đã mắc sai lầm khi sử dụng gừng trong ăn uống cũng như làm thuốc chữa bệnh.

Người Việt Nam thường có thói quen sử dụng nhiều gia vị trong đó có gừng. Gừng không chỉ là gia vị được yêu thích mà còn là một vị thuốc trong đông y. Gừng đem lại rất nhiều công dụng cho sức khỏe.

Tuy nhiên, sử dụng gừng đúng cách không dễ và rất nhiều người đã mắc sai lầm khi sử dụng gừng trong ăn uống cũng như làm thuốc chữa bệnh.

1. Công dụng của gừng với sức khỏe

- Phòng và chữa ngộ độc thực phẩm: Gừng có tính sát trùng nên có thể sử dụng để phòng và chữa ngộ độc thực phẩm.

Nên ướp gừng với thực phẩm hoặc khi nấu thêm vài lát gừng vào những món ăn ưa gừng như thịt bò, hải sản... để hạn chế những nguy cơ nhiễm bệnh do thực phẩm đem lại.

Nếu bị nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ do vi khuẩn, cũng có thể dùng gừng để điều trị.

- Khắc phục chứng rối loạn dạ dày: Gừng được sử dụng để điều trị các chứng rối loạn dạ dày rất hữu hiệu. Nếu bạn gặp các chứng như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, đầy hơi... thì dùng gừng là cách khắc phục tốt nhất.

- Chống buồn nôn và nôn: Gừng có thể sử dụng trong các trường hợp say tàu xe gây buồn nôn và nôn hoặc khi phụ nữ mang thai gặp tình trạng nôn mửa dữ dội.

- Tốt cho tim mạch: Gừng giúp làm giảm cholesterol, ngăn ngừa chứng đông máu, nhờ thế có thể làm giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do bệnh tim.

- Hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp: Tinh dầu trong củ gừng có tác dụng tiêu đờm và giải quyết các vấn đề về đường hô hấp khác như lạnh, ho, cảm cúm, hen suyễn, khó thở... Bởi vậy sử dụng gừng để điều trị các bệnh về đường hô hấp rất hiệu quả.

- Giảm đau và chống viêm hiệu quả: Gừng có chứa chất men zingibain có tác dụng giảm đau tự nhiên, giảm các cơn đau cơ, viêm khớp, thấp khớp, đau đầu... Có thể dùng gừng xoa vào vùng bị đau giúp giảm đau đầu, đau cơ, căng cơ.

Dùng gừng thường xuyên có thể làm giảm lượng prostaglandin do đó làm giảm các cơn đau thường diễn ra trong cơ thể.

- Hỗ trợ điều trị liệt dương: Gừng có công dụng kích thích sinh dục nên rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh liệt dương, xuất tinh sớm và hiệu quả trong việc điều trị bệnh viêm tinh hoàn ở nam giới.

 

2. Những lưu ý khi ăn gừng:

- Không gọt vỏ: Gừng chỉ giữ được đầy đủ dược tính khi có cả vỏ, vì thế nếu gọt vỏ gừng trước khi sử dụng sẽ khiến gia vị này không phát huy hết tác dụng. Bạn chỉ cần rửa sạch gừng là đã có thể sử dụng.

- Không ăn nhiều gừng: Gừng thuộc tính nhiệt ăn nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người.

- Không dùng gừng cho người bị say nắng: Gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người cảm mạo, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa... Chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt.

Trong trường hợp đi nắng về bị say nắng, say nóng tuyệt đối không được dùng gừng.

- Không ăn gừng bị dập: Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, nó có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.

- Sốt cao không được ăn gừng: Khi có dấu hiệu sốt cao tuyệt đối không ăn gừng vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh cao lên gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.

- Đau dạ dày, đại tràng không ăn gừng: Thành phần của gừng bao gồm các chất chủ yếu hoạt động trên niêm mạch dạ dày, ruột và đại tràng vì thế có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, nếu dạ dày yếu có thể bào mòn và gây ra những vết loét.

Vì thế người đau dạ dày, đại tràng nên tuyệt đối tránh xa thực phẩm này.

- Bệnh về gan không nên ăn gừng: Gừng có tác dụng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan khiến cho những tế bào này bị hoại tử trong tình trạng được kích thích. Vì thế người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng.

Ngoài ra người bị bệnh sỏi mật cũng không nên ăn gừng vì gừng có thể khiến cho các viên sỏi kết tụ trong mật không bài tiết ra ngoài được.

- Người bị bệnh trĩ, xuất huyết không nên ăn gừng: Gừng rất nóng có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu nên những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ không nên ăn gừng để tránh tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

- Phụ nữ có thai hạn chế ăn gừng: Dù gừng rất tốt để giải quyết các tình trạng thai nghén như buồn nôn và nôn nhưng trong thời kỳ cuối của thai kỳ nên hạn chế ăn gừng vì gừng làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thanh niên 30 tuổi tử vong vì bệnh tiểu đường: BS cảnh báo đừng ăn sáng với 3 món khiến đường huyết tăng vọt này

Thanh niên 30 tuổi tử vong vì bệnh tiểu đường: BS cảnh báo đừng ăn sáng với 3 món khiến đường huyết tăng vọt này

Sống khỏe - 1 giờ trước

Trong ngày, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất, quyết định đường huyết cả ngày dài.

Bệnh viện phụ sản An Thịnh dành nhiều phần quà trị giá hàng tỷ đồng cho khách hàng trong tọa đàm 'Giải pháp tài chính toàn diện cho con sự khởi đầu từ vạch đích'

Bệnh viện phụ sản An Thịnh dành nhiều phần quà trị giá hàng tỷ đồng cho khách hàng trong tọa đàm 'Giải pháp tài chính toàn diện cho con sự khởi đầu từ vạch đích'

Sống khỏe - 1 giờ trước

Ngày 16/3/2024, buổi tọa đàm "Giải pháp tài chính toàn diện cho con sự khởi đầu từ vạch đích" tổ chức tại Bệnh viện Phụ sản An Thịnh đã diễn ra thành công rực rỡ.

Vì sao chúng ta ngủ ít hơn và thức dậy sớm hơn khi già đi?

Vì sao chúng ta ngủ ít hơn và thức dậy sớm hơn khi già đi?

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Khi tuổi nhiều lên, nhiều người ngủ ít hơn và thức dậy sớm hơn. Tình trạng này có vẻ là một hiện tượng phổ biến, nhưng chính xác thì nguyên nhân gây ra nó là gì? Bài viết này sẽ đi sâu vào vấn đề này dưới góc độ khoa học và hé lộ những điều bí ẩn cho bạn.

5 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều đường

5 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều đường

Sống khỏe - 4 giờ trước

Ăn nhiều đường không tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người không biết mình đang ăn quá nhiều đường mỗi ngày vì đường có thể nằm ẩn trong thành phần thực phẩm. Vậy có dấu hiệu nào cảnh báo không?

Biến chứng nguy hiểm của tăng men gan

Biến chứng nguy hiểm của tăng men gan

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Men gan tăng cao thường là dấu hiệu cảnh báo tình trạng gan bị viêm hoặc tổn thương. Những triệu chứng men gan tăng khá mơ hồ khiến người bệnh dễ chủ quan, không thăm khám điều trị và kiêng khem hợp lý làm bệnh ngày càng nặng hơn.

Bé 2 tháng tuổi bị tổn thương thần kinh vì hành vi người lớn thường làm mà không hay biết

Bé 2 tháng tuổi bị tổn thương thần kinh vì hành vi người lớn thường làm mà không hay biết

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Thấy con quấy khóc, gia đình bế đung đưa để dỗ, ít ngày sau trẻ nhập viện và được chẩn đoán tổn thương thần kinh do rung lắc.

Trước khi ngủ, uống loại nước này bổ hơn ăn tổ yến, nhân sâm, hạ đường huyết 'nhạy như insulin', lại giảm cân, thải độc hiệu quả: Chợ Việt bán nhiều

Trước khi ngủ, uống loại nước này bổ hơn ăn tổ yến, nhân sâm, hạ đường huyết 'nhạy như insulin', lại giảm cân, thải độc hiệu quả: Chợ Việt bán nhiều

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Đây là loại nước rất quen thuộc với người Việt. Các chuyên gia khuyên uống trước khi đi ngủ để tăng cường tiêu hóa, giải độc rất hiệu quả.

Làm điều này 3 lần một tuần sẽ kéo dài tuổi thọ, bạn đã làm chưa?

Làm điều này 3 lần một tuần sẽ kéo dài tuổi thọ, bạn đã làm chưa?

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Việc rèn luyện thân thể bằng đi bộ cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim, đái tháo đường type 2, loãng xương và một số bệnh ung thư.

Tắm 3 kiểu này, 'mạng sống mỏng hơn giấy'

Tắm 3 kiểu này, 'mạng sống mỏng hơn giấy'

Sống khỏe - 23 giờ trước

Tắm có thể giúp cho cơ thể thư giãn và làm sạch sau một ngày mệt mỏi. Tuy nhiên, tắm không đúng cách cũng có thể gây hại cho sức khỏe.

Hà Nội gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết trong thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều

Hà Nội gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết trong thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Tính từ đầu năm 2024 đến giữa tháng này, Hà Nội ghi nhận 513 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Những thói quen gây sỏi thận ít người biết

Những thói quen gây sỏi thận ít người biết

Bệnh thường gặp

Nhịn tiểu, không uống đủ nước, ăn mặn... là những thói quen có thể gây sỏi thận. Đây là bệnh lý gây ra những cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ, sỏi thận nếu không điều trị kịp thời hoặc không điều trị đúng phương pháp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Top