Hà Nội
23°C / 22-25°C

7 bộ phận trên cơ thể bạn không nên chạm tay vào

Thứ ba, 17:13 09/06/2015 | Sống khỏe

Một số bộ phận trên cơ thể nếu bạn chạm tay vào sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây hại cho sức khỏe.

1. Đôi tai

Theo Men's Health, bạn không nên chạm ngón tay hay bất cứ thứ gì vào trong tai của mình. Giáo sư John K Niparko, trưởng khoa tai mũi họng của Đại học Y khoa Keck cho biết:

“Khi bạn ngoáy tai sẽ làm rách làn da mỏng ở đường ống tai. Nếu bạn cảm thấy ngứa tai, hãy đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra”.

Giáo sư Niparko cũng cho hay ngứa tai có thể là do triệu chứng vảy sáp, eczema hay nhiễm trùng do bơi lội… Bạn sẽ được điều trị, vệ sinh tai và giữ ẩm da nếu gặp phải những căn bệnh này.

Tai là vùng da nhạy cảm có thể bị rách nếu bạn chạm tay vào. Ảnh: Men'shealth.

2. Khuôn mặt

Bạn có thể dùng tay để rửa mặt hay chăm sóc da. Ngoài ra, bạn nên hạn chế chạm tay vào mặt.

Theo Adnan Nasir, một cố vấn về da liễu của tạp chí Men’s Health, vi khuẩn ở đây sẽ tích tụ và xâm nhập qua những lỗ chân lông vào cơ thể.

Ngoài ra, đầu ngón tay cũng chứa nhiều dầu và gây mụn nhọt trên làn da nhạy cảm của khuôn mặt.

3. Mắt

Bạn không nên dụi hay chạm tay vào mắt. Hành động này sẽ vô tình làm cho vi khuẩn xâm nhập nhanh chóng, gây hại cho mắt như viêm giác mạc, đau mắt đỏ…

Đây là khu vực nhạy cảm của cơ thể, vì vậy, nếu cảm thấy ngứa, khô, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra thay vì chạm tay vào đó.

4. Miệng

Nghiên cứu mới đây của Anh cho thấy những người chán nản trong công việc thường chạm tay vào hoặc xung quanh miệng trung bình 23,6 lần/giờ trong khi những người bận rộn cũng chạm vào miệng 6,3 lần/giờ.

Theo một nghiên cứu khác công bố trên tạp chí Journal of Applied Microbiology, 25-35% mầm bệnh được truyền từ ngón tay vào miệng khi hai bộ phận này tiếp xúc với nhau.

5. Mũi

Một nghiên cứu năm 2006 cho thấy, ngoáy mũi sẽ tăng 51% nguy cơ nhiễm vi khuẩn tụ cầu staphylococcus aureus vào cơ thể. Bởi vây, nếu bạn có thói quen này, hãy dừng lại ngay!

6. Vùng da dưới móng tay

Rất nhiều vi khuẩn trong đó có tụ cầu sinh sống ở vùng da dưới móng tay. David De Berker, một bác sĩ da liễu của Trung tâm Da liễu Anh, khuyên:

“Bạn nên cắt gọn và chăm sóc móng tay sạch sẽ để giảm nguy cơ nhễm khuẩn. Bạn nên dùng bàn chải vệ sinh móng tay nhẹ nhàng và thường xuyên để loại bỏ mảnh vụn, bụi bẩn”.

Bên cạnh đó, vùng da này còn là môi trường cho nấm men phát triển. Đây là loại vi khuẩn có thể gây ra nhiều vấn đề, đặc biệt là bong móng.

7. Hậu môn

Hậu môn chứa nhiều vi khuẩn có khả năng gây hại. Do vậy những người có thói quen gãi hoặc chọc ngoáy vào vị trí này có thể khiến nó bị tổn thương.

Các chuyên gia y khoa khuyến cáo bạn nên rửa tay thật sạch sau khi đi vệ sinh và trước bữa ăn.

Theo Zing.vn

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 10 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 20 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 20 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

Top