Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 dấu hiệu không hề đau, nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua

Chủ nhật, 17:00 18/04/2021 | Sống khỏe

Ai cũng nghĩ mắc ung thư thì sẽ gây đau nhưng ở giai đoạn đầu, dấu hiệu của ung thư sẽ không hề đau vì vậy rất khó phát biết.

Những căn bệnh về thể chất, đặc biệt là ung thư, thường không xuất hiện đột ngột mà có liên quan đến thói quen sinh hoạt không lành mạnh của chúng ta.

Khi nói đến ung thư, người ta sẽ sợ hãi cho rằng đó là án tử, rơi vào ai thì người đó chịu. Xong thực tế, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới: 1/3 số bệnh ung thư hoàn toàn có thể phòng ngừa được, 1/3 số bệnh ung thư có thể chữa khỏi nhờ phát hiện sớm và 1/3 số bệnh ung thư có thể điều trị bằng các biện pháp y tế để kéo dài sự sống và giảm đau.

5 dấu hiệu không hề đau, nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua - Ảnh 1.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng: Bệnh nhân ung thư gan tiến triển từ tế bào gan bình thường, sau đó tăng sinh bất thường, xuất hiện các tổn thương tiền ung thư rồi mới gây ung thư gan, quá trình này có thể kéo dài đến 10 - 20 năm. Trong khoảng thời gian này, nếu như bệnh nhân có thể phát hiện các tổn thương ung thư, họ có thể đi khám và điều trị kịp thời, có thể chữa lành hoặc làm chậm sự phát triển của ung thư gan.

Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân là hiểu đúng về bệnh ung thư, hiểu những dấu hiệu cảnh báo sớm của cơ thể, từ đó phòng và chữa bệnh một cách khoa học.

Ung thư vì sao hầu như không có triệu chứng trong giai đoạn đầu?

Hầu hết các bệnh ung thư đều không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, thậm chí nếu có biểu hiện thì chúng rất nhẹ và dễ bị bỏ qua, tại sao vậy?

Bởi vì lúc này khối u còn nhỏ nên mức độ tổn thương đối với cơ thể con người cũng rất nhỏ. Hơn nữa ở giai đoạn này, khối u ấy phải "đối đầu" với các hệ miễn dịch, hai bên cố gắng để duy trì trạng thái ổn định nên không biểu hiện các triệu chứng như đau dữ dội.

Ngược lại, khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu đau thì nghĩa là miễn dịch của con người đã "thua trận", tế bào ung thư thoát khỏi sự kiềm chế của hệ thống miễn dịch và bắt đầu tấn công các cơ quan khác.

5 dấu hiệu KHÔNG HỀ ĐAU của bệnh ung thư

Không có triệu chứng trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư, nhưng không có nghĩa là cơ thể chúng ta không phát ra tín hiệu nguy hiểm. Các tế bào miễn dịch của con người cực kỳ nhạy cảm. Khi có tế bào đột biến, nó sẽ có một phản ứng bất thường nhẹ, nhưng lại rất dễ bị bỏ qua. Hãy cảnh giác với 5 tín hiệu sau đây của cơ thể.

1. Chảy máu không thể giải thích được

Ngoại trừ thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, việc chảy máu đột ngột ở bất kỳ cơ quan nào trên cơ thể đều là biểu hiện bất thường, có khả năng là tín hiệu cảnh báo sớm các khối u trên cơ thể. Chảy máu thường gặp nhất là chảy máu mũi, ho ra máu và lẫn máu trong phân... có thể là dấu hiệu của ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư đại trực tràng...

5 dấu hiệu không hề đau, nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua - Ảnh 2.

2. Sốt liên tục

Sốt là phản ứng của các tế bào của con người đối với các bệnh nhiễm trùng khác nhau. Thông thường, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn sẽ gây ra sốt nhưng sẽ không kéo dài quá lâu. Nếu sốt tiếp tục kéo dài hơn một tuần, thì bạn phải xem xét các bệnh khác ngoài cảm lạnh. Hầu hết bệnh ung thư giai đoạn đầu đều có triệu chứng sốt, chủ yếu là sốt nhẹ kéo dài 37 đến 38 độ C, đi kèm cảm giác mệt mỏi, cơ thể yếu ớt.

5 dấu hiệu không hề đau, nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua - Ảnh 3.

3. Giảm cân không rõ lý do

Nếu bạn không cố tình giảm cân mà cân nặng vẫn sụt nhanh trong thời gian ngắn thì có nghĩa là chức năng cơ thể đang có vấn đề, có thể là do khối u ác tính gây nên, và bạn cần đi khám kịp thời.

4. Xuất hiện các cục u bất thường

Các cục u bất thường xuất hiện trên cơ thể là đặc điểm rõ ràng nhất mà hầu hết các khối u có thể biểu hiện trong giai đoạn đầu. Khi các cục u dai dẳng hoặc tăng nhanh trên bề mặt của cơ thể, ví dụ như cục u bất thường trên vú, trên cổ, không đối xứng hai bên và có dấu hiệu lớn dần thì tốt nhất nên đến bệnh viện để kiểm tra thêm.

5. Khó nuốt và khó tiêu

Nếu thời gian gần đây, bạn cảm thấy khó nuốt, cổ họng vướng víu mà không liên quan đến chứng cảm cúm hay viêm họng nào thì nên đi khám thực quản sớm vì nó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư thực quản. Ngoài ra, khi ăn uống ở chế độ bình thường mà bạn vẫn thường xuyên bị đầy hơi, khó tiêu, thậm chí còn có cảm giác đau ở rốn, bụng thì rất có thể bạn đã mắc bệnh dạ dày hay xuất hiện khối u nào đó ở hệ thống tiêu hóa.

5 dấu hiệu không hề đau, nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua - Ảnh 4.

Chúng ta nên làm gì để phòng chống bệnh ung thư?

Ung thư ở giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng gì khiến nhiều người phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối khiến bệnh khó điều trị, rút ngắn thời gian sống.

Bác sĩ đề nghị những người trên 40 tuổi nên khám sức khỏe để phòng ngừa ung thư hàng năm. Khác với khám sức khỏe thông thường, cần thực hiện tầm soát khối u tương ứng tùy theo tình trạng cá nhân mỗi người bao gồm:

- Yếu tố giới tính

Phụ nữ tập trung vào tầm soát ung thư cổ tử cung, tầm soát ung thư vú, khám tử cung, buồng trứng và các khám phụ khoa khác. Trọng tâm của việc tầm soát phòng chống ung thư cho nam giới là tầm soát ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, tuyến tụy, tinh hoàn...

5 dấu hiệu không hề đau, nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua - Ảnh 5.

- Yếu tố nghề nghiệp

Các khối u sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường. Những người ở những khu vực ô nhiễm nặng, và một số nhóm nghề nghiệp có nguy cơ cao cần phải khám sức khỏe chống ung thư thường xuyên.

- Yếu tố di truyền

Một số loại ung thư do gen di truyền, nếu trong gia đình có nhiều thế hệ mắc cùng một bệnh ung thư thì cần khám sức khỏe tổng quát định kỳ và tầm soát loại ung thư đó.

Theo cuốn sách “Dấu vết ung thư” do Viện Ung thư Hoa Kỳ xuất bản, 77% trường hợp ung thư là do lối sống, trong đó di truyền chiếm 14% và môi trường chiếm 9%. Nói cách khác, sự xuất hiện của hầu hết các khối u có liên quan mật thiết đến lối sống không lành mạnh của chúng ta. Trong cuộc sống, điều chúng ta có thể làm là đi ngủ sớm và dậy sớm, không hút thuốc, ít uống rượu, tập thể dục thường xuyên, ăn nhiều rau quả để kiểm soát cân nặng, béo phì có thể gây ra nhiều bệnh, trong đó có khối u.

(Nguồn: People's Daily, QQ)

Theo Đậu Đậu (Nhịp Sống Việt)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Loãng xương là một căn bệnh mà lực của xương bị suy giảm, cấu trúc xương bị tổn hại dễ gãy đột ngột khi có lực bên ngoài tác động vào. Xoa bóp xương khớp góp phần phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương.

6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

Sống khỏe - 7 giờ trước

Thêm rau xanh vào chế độ ăn uống vừa tô điểm cho bữa ăn thêm dinh dưỡng và giúp nuôi dưỡng trái tim khỏe mạnh.

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị biến chứng tiểu đường cho biết anh vốn có sức khỏe tốt. Sở thích của anh là uống các loại nước ngọt chứa nhiều đường. Thói quen này đã duy trì từ hồi sinh viên đến trước khi anh nhập viện.

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Ăn thịt đỏ, đồ chiên rán, chế biến sẵn, ăn uống thất thường... tế bào ung thư có thể ghé thăm cơ thể bạn bất cứ lúc nào. Cần tránh xa những đồ ăn dù hấp dẫn, ngon miệng này.

5 loại thuốc có thể gây khô âm đạo và cách xử trí

5 loại thuốc có thể gây khô âm đạo và cách xử trí

Sống khỏe - 9 giờ trước

Khô âm đạo có thể gây cảm giác khó chịu, ngứa, đau, giảm hứng thú trong “cuộc yêu”, nhiễm trùng đường tiết niệu… Có nhiều nguyên nhân gây khô âm đạo, nhưng việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này…

11 loại thực phẩm tăng khả năng sinh sản cho cả 2 giới

11 loại thực phẩm tăng khả năng sinh sản cho cả 2 giới

Sống khỏe - 10 giờ trước

Các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với khả năng sinh sản. Việc hiểu được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch ăn kiêng cho khả năng sinh sản cũng rất cần thiết.

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Người phụ nữ nhập viện cấp cứu vì mất nước nặng, rối loạn điện giải, suy thận cấp. Người nhà cho biết bệnh nhân thường xuyên mua nhiều loại thuốc kháng sinh, uống không theo liều lượng được khuyến cáo.

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Không ai có thể ngờ rằng chính cốc sữa tươi đó lại là "sợi dây cứu mạng" cho hàm răng của nam sinh.

Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ

Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Rau khoai lang là "kho tàng vitamin", riêng lượng vitamin B2 trong rau khoai lang đã nhiều gấp 10 lần so với củ khoai lang. Ngoài ra, loại rau này cũng rất giàu chất xơ, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa...

Top