Hà Nội
23°C / 22-25°C

2 loại vi khuẩn trong miệng có thể là 'động lực' của ung thư đại trực tràng và ung thư tuyến tụy, người bị bệnh nha chu càng cần chú ý

Thứ bảy, 19:31 06/03/2021 | Sống khỏe

Một số vi khuẩn tưởng vô hại nhưng trong một số trường hợp, có thể gây ra cho chúng ta rất nhiều rắc rối, bao gồm cả khả năng gây bệnh ung thư.

Hiện nay ung thư là nguyên nhân chính gây tử vong thứ hai trên thế giới. Có hàng trăm loại ung thư , nhưng bệnh do vi khuẩn gây ra thì rất hiếm. Đề cập đến vấn đề này, hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến trường hợp ung thư dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra.

Vi khuẩn Helicobacter pylori phát triển trong dạ dày nên có thể gây ung thư dạ dày là điều dễ hiểu. Nhưng đã có khi nào bạn nghĩ đến khả năng vi khuẩn trong miệng có thể liên quan đến ung thư đại trực tràng và ung thư tuyến tụy hay chưa?

Miệng con người ước tính chứa hàng trăm loại vi khuẩn, và tổng số vi khuẩn có thể lên tới hàng chục tỷ. Tuy nhiên, mặc dù số lượng lớn như vậy nhưng các vi khuẩn lại thường "chung sống hòa bình" với chúng ta.

2 loại vi khuẩn trong miệng có thể là động lực của ung thư đại trực tràng và ung thư tuyến tụy, người bị bệnh nha chu càng cần chú ý - Ảnh 1.

Thế nhưng, các mầm bệnh có thể có tác động đến sự phát triển ung thư trong đường tiêu hóa cũng được tìm thấy trong khoang miệng. Một số loài cụ thể đã được xác định có tương quan mạnh với ung thư miệng, chẳng hạn như Streptococcus, Peptostreptococcus, Prevotella, Fusobacterium, Porphyromonas gingivalis và Capnocytophaga gingivalis...

Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Khoa Vi sinh Y học, Đại học Khoa học Y tế Poznań, Ba Lan, đã xác định được rằng các vi khuẩn quanh miệng như Fusobacterium nucleatum và Porphyromonas gingivalis cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của ung thư đại trực tràng và tuyến tụy.

Sau 5 năm nghiên cứu, các nhà nghiên cứu của Virginia Tech đã phát hiện ra rằng vi khuẩn Fusobacterium nucleatum có liên quan mật thiết đến sự xuất hiện của ung thư đại trực tràng.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng Fusobacterium nucleatum có liên quan đến ung thư đại trực tràng được công bố lần đầu tiên vào năm 2012. Tính đến nay, có hơn 40 báo cáo nghiên cứu liên quan. Ngoài việc xác nhận vấn đề, nghiên cứu mới này cũng cho chúng ta hiểu được rằng vi khuẩn đường miệng Fusobacterium nucleatum góp phần vào sự xuất hiện và di căn của ung thư đại trực tràng như thế nào.

2 loại vi khuẩn trong miệng có thể là động lực của ung thư đại trực tràng và ung thư tuyến tụy, người bị bệnh nha chu càng cần chú ý - Ảnh 2.

Tiến sĩ Daniel Slade, phó giáo sư khoa hóa sinh tại trường Cao đẳng Nông nghiệp và Khoa học Đời sống, đồng thời là một nhà nghiên cứu liên kết tại Fralin Life Sciences, cho biết: "Khám phá của nhóm chúng tôi cho thấy sự lây nhiễm với những vi khuẩn này bắt đầu sự di cư của tế bào ung thư. Đây là thông tin quan trọng bởi vì 90% trường hợp tử vong liên quan đến ung thư là do các khối u không chính gốc hoặc các vị trí đã di căn đến một nơi khác trong cơ thể".

Slade và các đồng nghiệp đã báo cáo kết quả của họ trên tạp chí Science Signaling.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vi khuẩn Fusobacterium nucleatum xâm nhập trực tiếp vào các khối u ruột kết. Những vi khuẩn này được cho là chủ yếu di chuyển qua máu đến các vị trí khác nhau trong cơ thể, nơi chúng cũng có liên quan đến các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ở não, gan và tim, và gây sinh non ở phụ nữ mang thai. Vệ sinh răng miệng kém có thể khiến vi khuẩn di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể, nơi có ung thư. Ngoài ra, bằng chứng còn cho thấy mối liên hệ giữa bệnh nướu răng nghiêm trọng và ung thư đại trực tràng.

Ngoài ra, trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người bị bệnh nha chu rất dễ bị ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên, lý do lại chưa được giải thích rõ ràng.

Trong một hội nghị học thuật về ung thư vào tháng 4/16, Tiến sĩ Jiyoung Ahn, người nhận Giải thưởng Phát triển Sự nghiệp của Daniel và Janet Mordecai năm 2012, đã trình bày những phát hiện quan trọng tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ về mối liên hệ giữa vi khuẩn được tìm thấy trong miệng của mọi người với nguy cơ phát triển ung thư tuyến tụy. Công trình của cô hiện đã được đăng trên một tạp chí y sinh học uy tín.

2 loại vi khuẩn trong miệng có thể là động lực của ung thư đại trực tràng và ung thư tuyến tụy, người bị bệnh nha chu càng cần chú ý - Ảnh 3.

Ahn và các đồng nghiệp của cô phát hiện ra rằng Porphyromonas gingivalis và Aggregatibacter actinomycetemcomitans, hai loài vi khuẩn có liên quan đến bệnh nha chu, có liên quan đến việc tăng hơn 50% nguy cơ ung thư tuyến tụy. Cụ thể, 2 vi khuẩn này làm tăng tỉ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tụy 59% và 50%.

Thật trùng hợp, hai loại vi khuẩn này từ lâu đã được phát hiện là nguyên nhân gây ra bệnh nha chu. Do đó, nghiên cứu mới này cuối cùng có thể giải thích tại sao những người bị bệnh nha chu dễ bị ung thư tuyến tụy.

Ung thư tuyến tụy là một căn bệnh gây tử vong cao, và hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng cho đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Ung thư tuyến tụy được coi là một trong những bệnh ung thư nguy hiểm nhất, vì sự khởi phát của nó rất bí ẩn và các triệu chứng ban đầu không điển hình. Mặc dù việc phát hiện và điều trị ung thư tuyến tụy đã có nhiều tiến bộ, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của ung thư tuyến tụy chỉ là 9%, thấp nhất trong số các loại ung thư.

Về lý do tại sao hai loại vi khuẩn này làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tụy, hiện vẫn chưa được biết rõ. Ý kiến cá nhân của tác giả nghiên cứu là chúng cũng có thể đi qua vết thương miệng (bệnh nha chu), đi vào tuần hoàn máu, rồi đến tuyến tụy, từ đó góp phần gây ra ung thư tuyến tụy.

Vì vậy, những nghiên cứu này cho chúng ta biết rằng một số vi khuẩn tưởng vô hại nhưng trong một số trường hợp, có thể gây ra cho chúng ta rất nhiều rắc rối, bao gồm cả khả năng gây bệnh ung thư.

Theo TT (Nhịp Sống Việt)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Sống khỏe - 1 giờ trước

Dị ứng thực phẩm là một tình trạng rất phổ biến, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một loại protein đặc biệt có trong thức ăn và gây ra một số phản ứng có thể nghiêm trọng. Vậy người bị dị ứng thực phẩm nên ăn uống thế nào để phòng tránh dị ứng?

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ này thường xuyên uống Medrol liều cao để giảm đau, trong khi loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Chất xơ có trong đậu ngự giúp đào thải cholesterol, giảm nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh tim mạch nguy hiểm dẫn đến đột quỵ, đau tim...

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Những thói quen tưởng chừng tiện lợi nhưng có thể gây nguy hại cho sức khoẻ.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Dời lịch chạy thận 1 ngày đi ăn cưới, cộng với việc không tuân thủ chế độ ăn kiêng dành cho người suy thận mạn, người phụ nữ 54 tuổi gặp nguy kịch.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 20 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Top