Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sơn La: Tín hiệu tích cực cho nỗ lực giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh

Thứ hai, 09:31 26/12/2022 | Dân số và phát triển

GĐXH - Theo Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 02/8/2021 của Bộ Y tế về ban hành danh sách tỉnh, thành phố thuộc các vùng theo tỷ số giới tính khi sinh sử dụng xây dựng đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2021-2025, về tỷ số giới tính khi sinh năm 2020 của tỉnh Sơn La là 118,2/100, đứng đầu cả nước. Với những nỗ lực và giải pháp mạnh mẽ, đúng đắn, tỉ số giới tính khi sinh năm 2022 ở Sơn La tính đến hết tháng 9 (quý III) là 116,2/100; ước đạt cả năm là 117/100, giảm 2,2 điểm% so với cùng kỳ năm 2021.

Cố sinh được con trai và những hệ lụy "thừa nam, thiếu nữ"

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ở Việt Nam bắt đầu từ năm 2006. Sau rất nhiều giải pháp, đề án đã được triển khai, nhưng tình trạng này vẫn chưa được khắc phục.

Theo báo cáo của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), năm 2021, nhiều địa phương tỷ lệ MCBGTKS là 111,5 bé trai/100 bé gái. Dự báo, đến năm 2034, Việt Nam sẽ "dư thừa" 1,5 triệu nam giới lứa tuổi từ 15 - 49 tuổi và đến năm 2059, con số này là 2,5 triệu nam giới (bằng 9,5% dân số nam) nếu tỷ số giới tính khi sinh không giảm.

Trong số các địa phương có tỉ số giới tính khi sinh cao, Sơn La luôn nằm trong tốp đầu. Nguyên nhân của thực trạng này là do tập tục và nhận thức của nhiều người dân vẫn coi trọng con trai hơn con gái, phải đẻ được con trai và tìm mọi cách để sinh được con trai. Quan niệm phải có con trai nối dõi tông đường vẫn còn khá nặng nề không chỉ ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, mà ngay cả ở các thị trấn, thị tứ, các tổ dân phố, cán bộ viên chức Nhà nước...

Sơn La: Tín hiệu tích cực cho nỗ lực giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh - Ảnh 1.

Ra mắt CLB sinh con một bề tại bản Tủm xã Chiềng Khoi, huyện Yên Châu. Ảnh: Mai Nga

Anh Lò Văn Sơn ở bản Chậu, phường Chiềng Cơi, TP Sơn La đã ngấp nghé tuổi 40 nhưng vẫn quyết sinh cho được một cậu con trai. Anh cho biết, với quan niệm của người Thái thì đàn ông, con trai mới là trụ cột gia đình. Nếu không có con trai thì nhà đó coi như "lép vế". Gia đình lại có mình anh là con trai nên ngày nào bố mẹ cũng thúc giục vợ chồng anh "phải cố". Trước sức ép của bố mẹ, anh em họ hàng, anh Sơn và vợ buộc lòng phải cố đẻ thêm một đứa nữa…

Chính từ suy nghĩ của những người như bố mẹ anh Sơn, mà nhiều năm qua, tỉ số  giới tính khi sinh tại các địa phương trong tỉnh Sơn La có sự chênh lệch lớn. Tính đến hết tháng 11/2022, tỉ số giới tính khi sinh của thành phố Sơn La là 121,6 trẻ trai/100 trẻ gái; huyện Sông Mã 120,5/100; huyện Mai Sơn là 119,7/100.  Nguyên nhân là do trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức của một bộ phận người dân về giới tính còn hạn chế, dẫn đến tư tưởng "trọng nam, khinh nữ", gia đình phải có con trai để nối dõi tông đường... Công tác tuyên truyền, phổ biến về giảm thiểu mất cân bằng giới tính gặp khó khăn, do một số cộng tác viên dân số chưa được đào tạo để hoạt động chuyên sâu, nên chưa phát huy hiệu quả...

Theo nhận định của những người làm công tác dân số tỉnh Sơn La, trong 5 năm tới, Sơn La sẽ có khoảng 5 nghìn đến 7 nghìn thanh niên "ế vợ"; trong 10 đến 15 năm tiếp theo, con số "ế vợ" này sẽ lên đến hàng chục nghìn người…Tại nhiều địa phương, mặc dù cán bộ dân số tuyên truyền vận động nhiều lần, nhiều cặp vợ chồng vẫn quyết định sinh bằng được bé trai, chấp nhận mọi hình thức xử phạt.

Nhiều giải pháp ứng phó với mất cân bằng giới tính khi sinh

Những năm qua, những người làm công tác dân số ở tỉnh Sơn La đã nỗ lực hết mình, song việc kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh ở tỉnh vẫn chỉ luẩn quẩn trong vòng nghịch lý "can thiệp sâu, giảm chậm".

Bà Nguyễn Thị Liễu, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Sơn La cho biết: Mất cân bằng giới tính khi sinh gây ra nhiều tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, Sơn La triển khai nhiều giải pháp, trong đó tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, từng bước đưa tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn về mức cân bằng tự nhiên.

Theo bà Nguyễn Thị Liễu, năm 2022, ngành Dân số tỉnh Sơn La bám sát và triển khai các hoạt động theo Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 23/03/2016 của Thủ tướng Chính  phủ về việc phê duyệt đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn  2016-2025; Kế hoạch 205/KH-UBND ngày 01/09/2021 của UBND tỉnh Sơn La  thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh Sơn  La, giai đoạn II (2021-2025); Kế hoạch 100/KH-UBND ngày 31/03/2022 của  UBND tỉnh Sơn La về triển khai, thực hiện công tác dân số và phát triển tỉnh Sơn  La năm 2022. Một trong những giải pháp đang được tiến hành rất được người dân ủng hộ là tiếp tục hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số sinh con đúng chính sách dân số theo Nghị định số 39, đến hết năm 2021 có 244 người được thụ hưởng chính sách, năm 2022 tính đến hết tháng 11/2022, Sơn La có 141 người được hưởng chính sách, đến nay đã chi trả  cho 59 đối tượng, với tổng số tiền là 118 triệu đồng, số còn lại đang thực hiện các  thủ tục thanh toán, chi trả trong năm 2022. 

Sơn La: Tín hiệu tích cực cho nỗ lực giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh - Ảnh 2.

Hội thi tìm hiểu về hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh các trường THPT tỉnh Sơn La. Ảnh: PV

Trong năm 2022, Sơn La đã tiếp tục duy trì sinh hoạt câu lạc bộ bạn gái tiêu biểu tại 34 trường THPT  trên địa bàn 12 huyện, thành phố với 30 buổi sinh hoạt cho 650 lượt người tham dự. Tổ chức cuộc thi viết "Tìm hiểu pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới  tính thai nhi" cho viên chức/ người lao động các đơn vị trong ngành y tế trên địa  bàn tỉnh với 1.227 bài tham dự. Tổ chức 02 hội thi "Tìm hiểu về thực trạng, nguyên nhân hệ lụy và hậu  quả của MCBGTKS" năm 2022 tại 2 Trường THPT Thảo Nguyên và Trường  THPT Mộc Lỵ với hơn 2.000 người tham dự. Tổ chức Hội nghị gặp mặt biểu dương gia đình sinh 2 con gái tiêu biểu tại huyện Mộc  Châu với 30 gia đình được biểu dương và 134 người tham dự Hội nghị. Tổ chức tuyên truyền kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, tư vấn về giới, giới  tính khi sinh và mất cân bằng giới tính khi sinh được 258 buổi với 6.540 lượt  người tham dự. 

Với những giải pháp quyết liệt và mạnh mẽ năm 2022, cùng với sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng và chính quyền ở địa phương, tỉ số giới tính khi sinh ở Sơn La tính đến hết tháng 9 là 116,2/100; ước đạt cả năm là 117/100, giảm 2,2 điểm% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là một tín hiệu tích cực cho nỗ lực của công tác giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh.

"Mất cân bằng giới tính sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước như: tác động tiêu cực đến các chỉ số nhân khẩu học của dân số; đến hôn nhân và gia đình; đến trật tự, an toàn xã hội... Chính vì vậy, chúng tôi luôn nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, vận động; tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp hiệu quả đã đưa đến kết quả tốt trong năm 2022. Tôi cũng mong cả hệ thống chính trị và người dân Sơn La cùng ngành Dân số nỗ lực, phấn đấu đạt được những kết quả cao cho công tác dân số nói chung và giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh nói riêng. Đây là câu chuyện không phải chỉ ngành Dân số mà cần sự chung tay giải quyết của cả cộng đồng và toàn xã hội" – bà Nguyễn Thị Liễu nhấn mạnh.




Mai Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Top