Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sơ cứu tại nhà khi bé bị sặc sữa

Thứ bảy, 17:00 12/01/2013 | Gia đình

Do hệ thần kinh và một số cơ quan trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh hay bị nghẹt thở do sặc sữa.

Sơ cứu tại nhà khi bé bị sặc sữa 1
Hình minh họa
Các tế bào não của trẻ nhỏ rất nhạy cảm với oxy nên nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ rất dễ bị tổn thương, có thể gây ra tử vong đột ngột. Bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu như: khuôn mặt bị bầm tím, cơ thể co giật, hơi thở đứt quãng, nôn ra sữa hoặc bọt, máu, dung dịch màu đen… để nhận biết khi bé bị nghẹt thở do sặc sữa.

Phòng tránh nguy cơ sặc sữa cho bé

1. Chọn thời điểm cho bú

Bạn nên tránh cho bé bú khi bé đang khóc hoặc cười. Đồng thời không nên đợi đến khi bé đói mới cho bú vì lúc đó bé hay "mút ti" một cách vội vàng, vồ vập nên rất dễ bị nghẹn. Khi bé đã bú no bạn cũng không nên "tham lam" ép bé bú tiếp, sẽ gây ra sự cố phát sinh ngoài ý muốn.

2. Cho bú đúng tư thế

Khi cho bú, bạn nên để bé nằm gọn trong lòng mình, hơi nghiêng người bé ở góc khoảng 30 - 45 độ so với thân trên của mẹ. Không nên vừa nằm vừa cho con bú.

Nếu cho bé bú bình, bạn không nên đặt bé nằm thẳng mà nên để bé nằm hơi dốc người xuống phía dưới một chút (vị trí của đầu cao hơn chân). Bình sữa cũng cần dốc xuôi về phía núm vú để tránh trường hợp bé hít không khí trước khi hút được sữa.

3. Kiểm soát tốc độ bú

Khi bầu sữa đang căng đầy mà bé lại mút quá nhanh, bạn nên dùng đầu ngón tay bấm nhẹ vào vùng thẫm màu ở đầu ngực để hãm tốc độ chảy của sữa. Đối với những bé uống sữa công thức thì bạn nên chú ý lỗ thủng ở núm vú không được quá lớn, tốt nhất là bạn nên sử dụng loại bình sữa có phần chặn dòng sữa hiện đang bán rất nhiều trên thị trường.

4. Chú ý quan sát

Bầu vú của mẹ rất dễ chặn ngang lỗ mũi của bé nên bạn cần phải vừa cho bé bú vừa quan sát biểu hiện trên khuôn mặt bé. Nếu miệng bé trào sữa hoặc vùng da xung quanh miệng và đầu mũi bị đổi màu thì nên dừng cho bú ngay lập tức.

5. "Xả" khí trong dạ dày bé

Sau khi bú xong, bạn nên bế dựng và để đầu bé tựa vào ngực mình, rồi nhè nhẹ vỗ vào lưng bé. Làm như vậy sẽ giúp bé đẩy hết phần khí đang chiếm chỗ trong dạ dày. Hoặc bạn có thể đặt bé nằm, đầu kê cao 15 độ so với mặt giường, đầu tiên nằm nghiêng phải trong 30 phút, sau đó nằm thẳng. Tốt nhất không nên cho bé ngủ ngay sau khi bú để tránh tử vong đột ngột.

Sơ cứu tại nhà khi bé bị sặc sữa

Điều quan trọng nhất khi sơ cứu bé bị sặc sữa mà bạn cần ghi nhớ, đó là thời gian sơ cứu được tính bằng giây. Bởi vậy ngay khi phát hiện bé bị sặc sữa, bạn cần thực hiện các thao tác sơ cứu thật nhanh gọn, dứt khoát, càng nhanh bao nhiêu thì càng giảm độ nguy hiểm cho bé bấy nhiêu.

Đặt bé nằm ở tư thế thích hợp

- Nếu bé bú no rồi bị sặc sữa thì cần đặt bé nằm nghiêng hoặc nằm thẳng nhưng nghiêng mặt về một bên để tránh sữa tràn vào khí quản.

- Nếu bé mới bú đã bị sặc sữa do bú quá vội thì lúc này dạ dày của bé hầu như rỗng không và có nhiều không khí, bạn cần đặt bé nằm ngửa, giữ hai chân song song với mặt giường rồi nghiêng thân trên của bé một góc 45 - 60 độ. Làm như vậy sẽ lợi dụng được áp lực không khí trong khí quản và dạ dày của bé để đẩy dòng sữa tràn ra ngoài khoang miệng.

Hút hết sữa trong họng bé

- Nếu có máy hoặc thiết bị chuyên dụng để hút sữa, bạn cần sử dụng ngay lập tức. Dùng loại ống mềm cho vào khoang miệng và cổ họng của bé để hút hết sữa ra ngoài.

- Nếu không có máy hút sữa, bạn có thể quấn gạc mềm quanh ngón tay rồi đưa vào khoang miệng, xuống đến tận cổ họng của bé để thấm hết sữa, không để cho sữa tràn vào khí quản khi bé hít thở lần nữa.

Kích thích cho bé ho

Vỗ vào lưng hoặc véo nhẹ lòng bàn chân bé để kích thích cho bé ho hoặc khiến bé thấy đau mà khóc. Ho hoặc khóc sẽ giúp bé đẩy hết dung dịch sữa bị tràn vào khí quản ra bên ngoài khoang miệng, khiến bé hít thở dễ dàng.

Tạo áp lực từ bên ngoài

Ngoài các cách trên, bạn có thể đặt hai bàn tay lên phần bụng trên của bé, sau đó ấn nhẹ theo nhịp để làm tăng áp lực ổ bụng. Dưới tác động của cơ hoành và một phần cơ ngực, dung dịch sữa sẽ bị đẩy ra ngoài. Lặp lại động tác như vậy sẽ giúp bé bớt nghẹt thở và hấp thu oxy dễ dàng hơn.

Cần chú ý mỗi lần ấn tay xuống bụng, bạn cần ấn dứt khoát rồi nhanh chóng nới lỏng tay để bé có thể tiếp tục hô hấp.

Sau khi thực hiện các thao tác sơ cứu thành công, dù bé đã hít thở bình thường, bạn cũng nên đưa bé đến bệnh viện để các bác sỹ thăm khám và kiểm tra sức khỏe.
 
Theo Maskonline
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đến bệnh viện lúc 4h sáng, người đàn ông nhận ra bài học đắt giá nhất cuộc đời

Đến bệnh viện lúc 4h sáng, người đàn ông nhận ra bài học đắt giá nhất cuộc đời

Gia đình - 5 giờ trước

Bệnh viện là nơi bạn sẽ nhận ra nhiều bài học đắt giá trong cuộc sống, suy cho cùng không có gì quan trọng bằng sức khỏe.

5 cặp con giáp nếu lấy nhau tình tiền dễ tiêu tán, cuộc sống khó ấm êm, hạnh phúc

5 cặp con giáp nếu lấy nhau tình tiền dễ tiêu tán, cuộc sống khó ấm êm, hạnh phúc

Gia đình - 5 giờ trước

GĐXH - Theo tử vi Trung Quốc, những cặp con giáp xung khắc nếu lấy nhau có thể khiến cả đời họ sống trong nghèo khổ, không thể phất lên được.

Những đứa trẻ IQ cao thường có 4 hành vi lập dị này!

Những đứa trẻ IQ cao thường có 4 hành vi lập dị này!

Nuôi dạy con - 6 giờ trước

Những đứa trẻ có chỉ số IQ cao thường có những "đặc điểm lập dị" như sau.

Cha mẹ quá nghiêm khắc với con cái có 12 dấu hiệu điển hình

Cha mẹ quá nghiêm khắc với con cái có 12 dấu hiệu điển hình

Nuôi dạy con - 7 giờ trước

GĐXH - Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, cha mẹ quá nghiêm khắc với con cái có thể sẽ để lại hậu quả tiêu cực như: Nguy cơ gây ra những hành vi sai trái và tự ti hơn cho con cái.

Cô dâu và bạn gái cũ ẩu đả trong đám cưới, chú rể ngơ ngác đứng nhìn

Cô dâu và bạn gái cũ ẩu đả trong đám cưới, chú rể ngơ ngác đứng nhìn

Chuyện vợ chồng - 12 giờ trước

Bạn gái cũ của chú rể đến phá đám cưới, tiết lộ về mối tình trong quá khứ khiến cô dâu tức giận, huỷ hôn ngay lập tức.

Bà mẹ 6 con thì có tận 5 người vào Harvard tiết lộ bí quyết dạy con, đặc biệt là vào giai đoạn phát triển này

Bà mẹ 6 con thì có tận 5 người vào Harvard tiết lộ bí quyết dạy con, đặc biệt là vào giai đoạn phát triển này

Nuôi dạy con - 13 giờ trước

GĐXH - Những kinh nghiệm dạy con của bà mẹ này được các bậc phụ huynh trên khắp thế giới tin tưởng và áp dụng.

Top 6 chòm sao khó tính nhất hệ hoàng đạo

Top 6 chòm sao khó tính nhất hệ hoàng đạo

Gia đình - 15 giờ trước

GĐXH - Những chòm sao khó tính nhất vòng tròn hoàng đạo dưới đây mỗi người một vẻ, mỗi người một cách thể hiện khác nhau nhưng đều không dễ chung sống.

Nghỉ hưu 9 năm nay, lương mỗi tháng 11 triệu, vậy mà ngày bố nằm viện không có đồng nào: sự thật choáng váng trong cuốn sổ ghi chép

Nghỉ hưu 9 năm nay, lương mỗi tháng 11 triệu, vậy mà ngày bố nằm viện không có đồng nào: sự thật choáng váng trong cuốn sổ ghi chép

Gia đình - 15 giờ trước

Khôn ngoan nửa đời người, vậy mà về già bố tôi mắc bẫy của người thân và bạn bè.

Lương 10 triệu/tháng có nên ở lại Hà Nội, lấy người chồng thu nhập 11 triệu

Lương 10 triệu/tháng có nên ở lại Hà Nội, lấy người chồng thu nhập 11 triệu

Chuyện vợ chồng - 18 giờ trước

Nếu ở lại Hà Nội, lấy người chồng lương 11 triệu/tháng thì tương lai quá mờ mịt. Cô gái băn khoăn: Có nên bỏ bạn trai để về quê sinh sống?

Đại học Harvard: Cha mẹ 'bào mòn' IQ của con bằng 9 thói quen vô tình này

Đại học Harvard: Cha mẹ 'bào mòn' IQ của con bằng 9 thói quen vô tình này

Nuôi dạy con - 18 giờ trước

GĐXH - Các thói quen nuôi dạy con tưởng chừng như vô hại mà cha mẹ ít để ý này lại chính là “thủ phạm” âm thầm khiến cho con trẻ ngày càng trở nên kém thông minh.

Top