Hà Nội
23°C / 22-25°C

Số ca tử vong tại Mỹ bất ngờ tăng vọt trở lại, gần 900 người Nga thiệt mạng sau một đêm

GiadinhNet - Đến sáng nay, 29/4, thế giới có hơn 3.138.000 người nhiễm, gần 218.000 người tử vong do dịch COVID-19. Dù dịch bệnh có chiều hướng được kiểm soát nhưng các chuyên gia đều đang lo sợ làn sóng lây nhiễm thứ hai bùng phát, khi nhiều nước trên thế giới đang nới lỏng các bịện pháp hạn chế.

Số ca tử vong tại Mỹ bất ngờ tăng vọt trở lại, gần 900 người Nga thiệt mạng sau một đêm - Ảnh 1.

Số ca tử vong trong ngày tại Mỹ bất ngờ tăng gấp đôi

Tính đến 8h45 sáng nay 29/4 (theo giờ Việt Nam) thế giới ghi nhận 3.138.097 người nhiễm, 217.968 người tử vong. Đến nay đã có 955.695 người được chữa khỏi, vẫn còn 56.965 người trong tình trạng nguy kịch (chiếm 3%).

Trong 24 giờ qua, Mỹ vẫn là nước có số trường hợp mắc và tử vong cao nhất thế giới. Nếu như tình hình dịch tại các nước Tây Ban Nha, Italy, Pháp, Anh, Đức đã qua đỉnh dịch và đang có xu hướng giảm, thì Mỹ lại tiếp tục chứng kiến số ca nhiễm và đặc biệt là số ca tử vong vì dịch COVID-19 tăng vọt lên.

Đến sáng nay, Mỹ có thêm 25.409 ca nhiễm mới và số ca tử vong trong 24 giờ qua lên đến 2.470 người (gần gấp đôi so với ngày hôm qua). Tổng số người nhiễm bệnh và tử vong tại Mỹ đã lên tới 1.035.765 và 59.266.

Số ca tử vong tại Mỹ bất ngờ tăng vọt trở lại, gần 900 người Nga thiệt mạng sau một đêm - Ảnh 3.

Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Washington D.C, Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)

Số ca mắc COVID-19 của Mỹ hiện đã vượt quá 1 triệu, bỏ xa quốc gia đứng thứ hai là Tây Ban Nha, gấp hơn 4 lần (232.128 ca bệnh), gấp hơn 12,5 lần Trung Quốc nơi khởi phát dịch bệnh (82.836).

Châu Âu tới sáng 29/4 đã có tổng cộng hơn 1,32 triệu ca mắc COVID-19, trong đó gần 127.000 trường hợp tử vong. Nhiều nước đã vượt qua đỉnh dịch, khi số ca bệnh mới phát sinh và ca tử vong tại hầu hết các nước ở châu lục này đang giảm những ngày gần đây. Tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến tuần trước, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất về "Lộ trình Dỡ bỏ lệnh phong tỏa". Hiện một số nước thành viên đã nới lỏng và công bố kế hoạch hủy bỏ các biện pháp hạn chế.

Số ca tử vong tại Mỹ bất ngờ tăng vọt trở lại, gần 900 người Nga thiệt mạng sau một đêm - Ảnh 4.

Tính đến nay, số ca nhiễm ở Tây Ban Nha tăng lên 232.128 người. Ảnh minh hoạ

Đến sáng nay, Tây Ban Nha ghi nhận 301 ca tử vong do mắc bệnh COVID-19 (giảm 30 ca). Số ca tử vong do COVID-19 tại quốc gia này là 23.822, số người nhiễm COVID-19 là 232.128.

Các nước Italy, Pháp, Anh đều ghi nhận số ca mắc mới khoảng hơn 2.000 người và số ca tử vong trong khoảng hơn 300 người. Riêng Đức, số ca nhiễm mới chỉ hơn 1.000 và số ca tử vong gần 200 người.

Trong khi các nước trên có số ca nhiễm mới và tử vong giảm thì nước Anh vẫn có số ca nhiễm mới và tử vong tăng. Đến sáng nay, quốc gia này có thêm 3.996 ca nhiễm mới và 586 người thiệt mạng vì dịch bệnh.

Số ca nhiễm và tử vong tăng kỷ lục, Nga vẫn sẽ tổ chức duyệt binh kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít

Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 nước Nga thông báo, quốc gia này đã ghi nhận số ca mắc mới tăng kỷ lục trong 24 giờ qua với 6.411 ca mắc COVID-19.

Hiện nước Nga đứng thứ 8 thế giới về số người mắc COVID-19 với tổng số người mắc bệnh là 93.558, trong đó có 867 người đã tử vong. Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày hôm qua (28/4) đã tuyên bố kéo dài giãn cách xã hội tại Nga tới ngày 11/5 nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus. Tuy vậy, Tổng thống Nga vẫn tuyên bố sẽ tổ chức cuộc duyệt binh các lực lượng không quân vào ngày kỷ niệm 75 năm Chiến thắng phát xít (9/5).


Số ca tử vong tại Mỹ bất ngờ tăng vọt trở lại, gần 900 người Nga thiệt mạng sau một đêm - Ảnh 5.

Nhân viên phun thuốc khử trùng trên tàu điện ngầm tại Moscow nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

Tại Singapore, số ca mắc COVID-19 đã có xu hướng giảm trong những ngày gần đây. Đến sáng nay, quốc gia này có thêm 528 ca nhiễm mới, không có ca tử vong nào. Tổng số ca nhiễm tại Singapore hiện là 14.951, trong đó có 24 người tử vong. Tuy nhiên, các chuyên gia dịch tễ đang lo ngại tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng nước này. 

Hiện mỗi ngày quốc gia này có 17/25 ca nhiễm mới không tìm thấy nguồn lây nhiễm. Điều này tương đương với 68% trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng bị mất dấu trường hợp F0 và có nhiều người có thể nhiễm bệnh mà không biết hoặc chưa được phát hiện. Để đối phó với làn sóng lây nhiễm thứ hai, Singapore đã gia hạn lệnh đóng cửa đất nước tới ngày 1/6.

Đông Nam Á (ASEAN) đã ghi nhận 1.249 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca lên 41.928, trong đó có 1.477 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, toàn khối ASEAN có 32 ca tử vong. Đến nay các nước chưa ghi nhận ca tử vong nào gồm có Việt Nam, Campuchia, Lào và Timor-Leste. Quốc gia trong khối ASEAN có nhiều ca tử vong nhất tới nay là Indonesia với 773 ca.

Thế giới lo ngại làn sóng lây nhiễm thứ hai

Cụm từ "Làn sóng lây nhiễm thứ hai" được nhắc nhiều vào thời điểm hiện tại đang khiến các chuyên gia dịch tễ trên thế giới lo ngại sự bùng phát dịch bệnh, khi các quốc gia đang dần nới lỏng các biện pháp hạn chế và phong tỏa - biện pháp đã giúp các nước hạn chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2 trong suốt thời gian qua.

Sự lo ngại này được đặt ra khi virus SARS-CoV-2 được đánh giá là đang rất "biến ảo" với khả năng lây lan nguy hiểm, khó lường. Dich bệnh COVID-19 đang chứng kiến hàng loạt yếu tố "bất thường". Có tới 1/3 số ca dương tính với virus tại Trung Quốc, gần 50% ca nhiễm tại Nga không có triệu chứng. Tới nay có gần 200 ca ở Hàn Quốc dương tính trở lại với virus SARS-CoV-2 chỉ sau một thời gian ngắn được xác định khỏi bệnh. Thế giới cũng xuất hiện rất nhiều ca mắc có thời gian ủ bệnh rất lâu và nhiều ca không xác định được nguồn gốc lây nhiễm (tại Singapore là 68%).

Số ca tử vong tại Mỹ bất ngờ tăng vọt trở lại, gần 900 người Nga thiệt mạng sau một đêm - Ảnh 6.

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc, ngày 12/4. (Ảnh: THX/TTXVN)

Việc lo ngại về "làn sóng lây nhiễm thứ hai" càng có cơ sở, nhất là sau khi Singapore, quốc gia từng được coi như "hình mẫu" chống dịch thành công giai đoạn đầu, sau 1 tháng đã trở thành "điểm nóng" dịch COVID-19 của châu Á và Đông Nam Á nói riêng.

Singapore được đánh giá đã kiểm soát hiệu quả "làn sóng lây nhiễm thứ nhất" nhờ các biện pháp mạnh như cách ly nghiêm ngặt, hạn chế đi lại, kiểm soát biên giới chặt chẽ, truy dấu tích cực người nghi ngờ mắc bệnh cùng với tỷ lệ xét nghiệm hàng loạt hàng đầu thế giới... Tuy nhiên, tình hình đã bắt đầu vượt tầm kiểm soát khi các hoạt động tập trung đông người trở lại, các trường học, nhà hàng vẫn tiếp tục mở cửa bình thường. Bắt đầu là ổ dịch bùng phát tại nhà hàng ở khu vui chơi giải trí Safra Jurong đầu tháng 3, tiếp đó là tình trạng lây lan mạnh trong các khu tập thể dành cho lao động nhập cư...

Tại Trung Quốc, đầu tháng 4, khi thành phố Vũ Hán vừa được gỡ bỏ lệnh cách ly, thì ngày 23/4, tại thành phố Cáp Nhĩ Tân - một trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa, cơ sở công nghiệp quan trọng ở vùng Đông Bắc đã phải phong tỏa vì sự lây lan từ 1 ca bệnh là du học sinh, 22 tuổi, trở về từ New York (Mỹ) hồi tháng 3. Đến nay thành phố này đã có trên 80 người mắc bệnh, trở thành nguy cơ cao biến thành phố 11 triệu dân trở thành tâm dịch của làn sóng lây nhiễm thứ hai tại quốc gia này.

Câu chuyện tiếp theo mang tính cảnh báo chính là tại Nhật Bản, quốc gia từng được coi là mô hình thành công trong việc khống chế COVID-19 đã bất ngờ để dịch bệnh gia tăng. Điều đó bắt nguồn từ việc tỉnh Hokkaido, miền Bắc nước này gỡ bỏ phong tỏa quá sớm, trở thành một trong những nguyên nhân khiến làn sóng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 quay trở lại vào ngày 19/3. Khi số ca mắc mới tăng tới 80% trong chưa đầy 1 tháng, chính quyền tỉnh Hokkaido đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp trở lại.

Số ca tử vong tại Mỹ bất ngờ tăng vọt trở lại, gần 900 người Nga thiệt mạng sau một đêm - Ảnh 7.

Người dân di chuyển trên đường phố tại Tokyo, Nhật Bản ngày 8/4/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tại Mỹ, các chuyên gia cũng đang lo lắng làn sóng bùng phát dịch bệnh sẽ quay trở lại rất nhanh, dù tâm dịch New York và một số bang đã hạ nhiệt. Phó Giáo sư về dịch tễ tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ) Justin Lessler lý giải dịch bệnh cũng như những đám cháy, khi có sẵn nguồn nhiên liệu, chúng sẽ bùng phát không kiểm soát. Còn nếu chúng ta kiểm soát được thì cũng giống như nguồn nhiên liệu dù dần cạn kiệt, chúng vẫn sẽ cháy âm ỉ. Dịch bệnh đã tạm lắng dịu vẫn có thể tái bùng phát khi có những điều kiện thích hợp. Đặc biệt, nguy cơ này càng nghiêm trọng hơn khi rất nhiều người nhiễm bệnh không hề có triệu chứng hoặc người tái nhiễm sau khi được công bố khỏi. Nhiều những người mang mầm bệnh tồn tại trong cộng đồng. Chính Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo những người đã khỏi bệnh vẫn có nguy cơ bị tái nhiễm.

H.Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 2 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 6 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top