Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sĩ tử "lều chõng lai kinh" méo mặt vì dịch vụ chặt chém nở rộ mùa thi

Thứ tư, 10:24 03/07/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Những ngày đầu tháng 7, khi hàng trăm nghìn thí sinh đổ về các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM thì cũng là lúc các loại hình dịch vụ ăn theo kỳ thi Đại học – Cao đẳng 2013 đột ngột nâng giá chóng mặt.

> Độc giả theo dõi Toàn cảnh thi ĐH - CĐ năm 2013 Tại đây

Sĩ tử "lều chõng lai kinh" méo mặt vì dịch vụ chặt chém nở rộ mùa thi 1

Nhà nghỉ cũng cho thuê trọ.

Từ các khu nhà trọ bình dân đến nhà nghỉ cao cấp, từ quán cơm bình dân đến cửa hàng pho-to tài liệu, thí sinh (và các bậc phụ huynh đi kèm – PV) đều phải “cắn răng” chấp nhận bị chặt chém bởi mức chi phí cao gấp nhiều lần ngày thường.

3 ngày thuê trọ bằng cả tháng thuê phòng

Khu vực làng Đại học thuộc quận Thủ Đức (TP.HCM) tập trung hơn chục trường đại học danh tiếng với nhiều lĩnh vực, ngành nghề phong phú. Dịp thi tuyển sinh ĐH – CĐ đợt 1, khu vực này cũng vì thế trở nên hết sức nhộn nhịp bởi sự tập trung của đông đảo sĩ tử từ khắp nơi đổ về. “Đến hẹn lại lên”, các dịch vụ tại đây cũng theo đó “bủa vây”, ra sức “chặt chém” các thí sinh để tận dụng cơ hội mỗi năm chỉ có một.

Trong vai một thí sinh từ tỉnh lẻ lên TP.HCM tìm phòng dự thi, PV Báo GĐ&XH Cuối tuần đã tìm đến những ngõ ngách của khu làng Đại học quận Thủ Đức (TP.HCM) để kiếm cho mình một khu trọ. Vừa đặt chân xuống bến xe buýt trước khu du lịch Suối Tiên, người viết lập tức được cánh xe ôm (đóng vai trò môi giới – PV), rồi chủ các quán xá ven đường “chăm sóc” nhiệt tình. Một bác xe ôm giọng vồn vã: “Cháu đi thi đúng không? Đã có chỗ nghỉ chưa, bác giới thiệu cho. Nhà trọ sạch sẽ,thoáng mát và gần điểm thi”.

Theo sự chỉ dẫn, chúng tôi quyết định tới một con hẻm sâu gần bãi giữ xe của trường Đại học khoa học tự nhiên. Con hẻm chỉ dài khoảng 20m nhưng tập trung tới 4 khu nhà trọ, mỗi khu không dưới 10 phòng. Tại khu trọ này thì bình thường, một phòng có giá dao động từ 1-1,5 triệu đồng. Thế nhưng, khi đặt vấn đề thuê phòng trong 3 ngày dự thi, bà chủ không ngần ngại “chém”: 650.000 đồng/3 ngày. Nhìn xung quanh phòng trọ có giá ngang nhà nghỉ bình dân ở vùng ngoại ô thành phố, tôi thấy ớn lạnh vì sự hôi hám, ẩm ướt. Phòng trọ rất nhỏ với sức chứa 2 người, nền tường đã bong tróc, cũ nát lại không có tiện nghi gì bên trong, kể cả những thứ thiết yếu như quạt, đèn, chiếu, màn. Khu nhà tắm và nhà vệ sinh thiết kế ngoài khá xa cũng đã xuống cấp. Khi tôi trả giá thì chị chủ khu trọ cho biết: “Giá đó là “mềm” lắm rồi em trai ạ. Mấy khu xung quanh đây không có giá đó đâu, nếu không tin em cứ đi xem thử. Còn thuê nhà nghỉ thì cũng vậy, mấy chủ nhà nghỉ gần trường học nhìn em là thí sinh đi thi, họ cũng sẽ chém giá ngay”. Tìm tới khu phòng trọ thứ 3 nằm sâu trong ngõ khuất. Chúng tôi thấy khu này có vẻ sạch sẽ, an ninh tốt hơn khi cổng khóa, tường cao. Gặp người đàn ông trẻ tên Nam, anh ta mời chào: “Chỗ anh rất tốt mà giá cả cũng phải chăng, gần trường”. Nói có một mình đi thi và cần một phòng yên tĩnh thì Nam bảo: “Nếu em ở riêng một mình thì trong 3 ngày, em cho anh xin 900.000 đồng, còn nếu không anh sẽ sắp xếp cho em ở cùng với mấy đứa khác cũng đi thi nhưng muốn tìm thêm người để chia bớt tiền phòng”.

Giá phòng trọ đắt đỏ là thế, lại không đáp ứng được vệ sinh nhưng vì sĩ tử đổ xô về dự thi quá đông, nên đa số các bậc phụ huynh đều ngậm ngùi chấp nhận thuê phòng tá túc. Ngoài giá phòng trọ, các quán cơm ở làng Đại học Thủ Đức cũng bắt đầu nở rộ các dịch vụ “chặt chém”. Trước đây, những quán cơm bình dân này chuyên phục vụ sinh viên, giá cả phải chăng và luôn có người trông giữ xe, nhưng mùa thi thì các quán tha hồ diễn trò “móc tiền” phụ huynh và sĩ tử. Tại quán B. (sát cổng trường ĐH Thủ Đức), cách đây chỉ hơn tuần lễ giá mỗi suất cơm chỉ 15.000 đồng, thì nay đã tăng gấp đôi. Thậm chí, các chủ quán còn thu 6000 đồng/xe phí trông giữ. Gặng hỏi chị chủ quán về mức giá cao như thế thì thí sinh ai dám ăn, chị cho biết: “Bọn chị cũng là dân làm ăn nên phải thế thôi em ạ. Cũng thương những em đi thi lắm nhưng tới những ngày này buộc phải tăng vì nó theo dây chuyền rồi. Cứ vào tháng 7 là những chủ hàng, đầu mối chợ tăng giá ào ào. Bọn chị nhập về giá cao nên cũng phải bán cao thôi. Như quán chị đây còn bán phù hợp đấy, chứ mấy quán khác họ sẽ nâng giá nữa để kiếm lời, phải sau mấy ngày thi cử thì giá cả mới ổn trở lại”.

Theo chị chủ quán cho biết, thì trong những ngày thi này mấy quán photocopy rồi những chỗ gửi xe tự phát rồi những quán cóc mới thực là “kiếm ăn” được. Chị dẫn chứng: “Thường ngày đã có cả trăm lượt sinh viên vào photo tài liệu, sách vở rồi, nay lại thêm cả nghìn đứa đi thi rất cần tài liệu, sách vở để học bài thì mấy quán photo giàu nhanh lắm. Cạnh trường thi còn có mấy chỗ gửi xe cạnh những quán nước nữa, chỉ cần một sợi dây, vài ba cái cột nhỏ, cái bút và tập giấy là có thu nhập cả triệu bạc một ngày. Xe máy cứ 6000 đồng tới 9000 đồng, xe đạp là 3000 đồng/lượt, cho dù đắt nhưng vẫn khối người vào gửi đấy”.

Muốn… “được chặt chém” phải đặt tiền trước

Những ngày trước kỳ thi ĐH – CĐ đợt 1, tại Hà Nội, các dịch vụ thiết yếu phục vụ sĩ tử cũng đắt đỏ không kém TP.HCM. Tuy nhiên, dù biết bị “chặt chém”, các phụ huynh ở ngoại tỉnh đưa con lên thi vẫn phải “tặc lưỡi” chấp nhận. Thậm chí, điều nghịch lý đã diễn ra tại nhiều khu vực tập trung dày đặc các điểm thi, khi các sĩ tử (hoặc phụ huynh theo kèm – PV) muốn được thuê dịch vụ “chặt chém” còn phải đặt tiền trước.

Điều này cũng có thể lý giải, bởi nhu cầu quá cao của hàng trăm ngàn thí sinh đột ngột đổ về khiến số lượng nhà, phòng trọ cho thuê không đủ đáp ứng. Tại khu vực sát trường ĐH KHXH&NV Hà Nội (quận Thanh Xuân), la liệt những tờ rơi, giấy A4 được dán trên tường hoặc phát cho các sĩ tử lai kinh cần phòng trò. Tuy nhiên, khi liên lạc theo số điện thoại (hoặc địa chỉ) ghi trên giấy, câu trả lời nhận được phần lớn là “hết phòng”. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết đây là một cách chủ trọ ép sĩ tử phải bỏ thêm tiền thuê giá cao kiếm lời. Một người phát tờ rơi tại khu vực trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tiết lộ: “Nếu muốn, thí sinh vẫn có thể kiếm phòng nhưng với giá thấp nhất 250.000 đồng/ngày”. Các nhà nghỉ gần khu vực tập trung đông trường thi tại khu vực quận Cầu Giấy, giá thuê phòng thậm chí còn đội lên 500 đến 700.000 đồng/ngày mà vẫn rất khó kiếm.

Bởi nắm bắt được thị trường “khan” phòng thuê như vậy, nên nhiều phụ huynh từng có kinh nghiệm đưa con đi thi các năm trước thậm chí đã phải lên Hà Nội từ trước nhiều ngày, hoặc nhờ người thân đặt tiền để giữ phòng. Chị Nguyễn Xuân Hà (Thái Nguyên) cho biết: “Cách đây nửa tháng, tôi đã phải đặt 300.000 để thuê nhà cho con chuẩn bị thi ở trường ĐH Cảnh sát nhân dân. Mình ở thế nào cũng được nhưng phải chuẩn bị cho con tử tế trong mấy ngày thi”.

Trở lại khu vực gần trường ĐH KHXH&NV Hà Nội liên lạc theo địa chỉ ghi trên một tờ rơi yêu cầu thuê phòng, chúng tôi cũng được chị Lan (người có phòng cho thuê – PV) đòi hỏi phải đặt trước 50% số tiền trọn gói 2 triệu đồng/3 ngày. Giả đồng ý, chúng tôi được dẫn đến một căn phòng tồi tàn, chỉ rộng chưa đầy 12m2. Thấy chúng tôi tỏ vẻ ngần ngừ, chị Lan đã “bồi” ngay bằng giọng đầy đe dọa: “Nhà chị có 5 phòng cho thuê, mà người ta đặt tiền thuê hết 4 phòng cả tháng trước rồi. Em không quyết định, quay lại chẳng còn mà thuê đâu”.

Lấy cớ không mang đủ tiền để đặt cọc, chúng tôi vội “tháo chạy” sau lời hẹn “sẽ quay lại đặt tiền trước giờ đi làm sáng mai”. Không hiểu những người chủ nhà kể trên có thấy mình bất nhẫn khi tận dụng mấy ngày thi đại học để “bóp cổ” những người dân lỡ sinh ra trong thân phận “tỉnh lẻ”?

“Cắn răng” chịu bị “moi tiền”

Trò chuyện cùng người viết, bác Tâm (quê Vĩnh Long) đưa con lên thi Đại học đợt này cho biết: “Bác với em nó mãi mới tìm được cái phòng này đấy. Mà cũng phải nhờ người quen tìm giúp, nên chủ nhà họ mới cho thuê với giá 2,5 triệu cho 15 ngày. Biết là quá đắt nhưng vẫn chấp nhận vì đây là cơ hội của con mình, cả đời nó mới có một lần nên cho dù phải vay thêm hay đắt nữa bác vẫn cố”. Đây cũng chính là tâm lý chung của tất cả những bậc cha mẹ có con đi thi vì cả mười mấy năm ăn học của con cái mới có một dịp nên họ sẵn sàng “đầu tư mạo hiểm”. “Trước mắt cứ lo cho cháu nó cái cơ hội bằng chúng bằng bạn này đã. Rồi sau về nhà sẽ tìm cách làm ăn trả nợ dần”, bác tâm sự. 
Hữu Tuấn – Phúc Nhi
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ô tô khách chở 40 công nhân lật ngang khi tránh xe máy ở Long An

Ô tô khách chở 40 công nhân lật ngang khi tránh xe máy ở Long An

Xã hội - 5 giờ trước

Nam thanh niên lái xe máy đột ngột băng ngang qua quốc lộ 1. Cùng lúc, xe khách chở 40 công nhân chạy đến né tránh khiến phương tiện này mất lái, lật ngang.

2 người thương vong sau vụ nổ ở khu công nghiệp

2 người thương vong sau vụ nổ ở khu công nghiệp

Xã hội - 7 giờ trước

Cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ vụ nổ xảy ra tại khu công nghiệp Cẩm Khê (Phú Thọ) khiến 1 người tử vong.

Nam Định: Sông, kênh mương xung quanh làng nghề tái chế nhôm đặc quánh, bốc mùi

Nam Định: Sông, kênh mương xung quanh làng nghề tái chế nhôm đặc quánh, bốc mùi

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Suốt thời gian qua tại làng nghề đúc nhôm tại thôn Bình Yên, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đang “bức tử” hầu hết các sông ngòi, kênh mương, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân sinh sống nơi đây và các vùng lân cận.

Tên trộm ranh ma và tội ác kinh hoàng phía sau chiếc xe máy bí ẩn (P1): Người khách trọ

Tên trộm ranh ma và tội ác kinh hoàng phía sau chiếc xe máy bí ẩn (P1): Người khách trọ

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Một ngày cuối tháng 1/2024, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) nhận được tin báo về vụ mất trộm xe máy tại phường Thượng Đình. Khi tiến hành điều tra, phải mất rất nhiều công sức các anh mới tìm ra đối tượng. Tuy nhiên, vào thời điểm đầu tiên, chính các điều tra viên cũng không ngờ rằng, tên trộm xe máy ấy đang che giấu một hành vi tội ác ghê rợn.

24 người chết vì TNGT trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5

24 người chết vì TNGT trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5

Xã hội - 7 giờ trước

Tai nạn giảm trên cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết và bị thương) so với ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5 năm ngoái.

Vụ phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội: Bố mẹ nạn nhân đã đến nhận con

Vụ phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội: Bố mẹ nạn nhân đã đến nhận con

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Vụ phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội đã trở thành tâm điểm mạng xã hội trong 2 ngày gần đây. Diễn biến vụ việc đang được cập nhật.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Bảy ngày 27/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Tài xế ô tô ở TPHCM chờ kẹt xe đến cạn xăng trong ngày đi chơi lễ

Tài xế ô tô ở TPHCM chờ kẹt xe đến cạn xăng trong ngày đi chơi lễ

Xã hội - 10 giờ trước

Lượng xe trên đường Võ Nguyên Giáp, Mai Chí Thọ (hướng vào cao tốc) tăng cao, nhiều đoạn xảy ra ùn tắc. Một số phương tiện chờ lên cao tốc quá lâu dẫn đến cạn xăng, chủ xe mệt mỏi quay về.

Đoàn xe sang rước dâu dừng, đỗ giữa đường ở Hải Dương chụp ảnh

Đoàn xe sang rước dâu dừng, đỗ giữa đường ở Hải Dương chụp ảnh

Xã hội - 11 giờ trước

Một đoàn xe sang rước dâu ở Hải Dương đã dừng giữa đường để quay phim, chụp ảnh, gây mất an toàn cho nhiều phương tiện đi đường.

Thông tin mới nhất vụ lật thuyền trên sông Chanh làm 4 người mất tích

Thông tin mới nhất vụ lật thuyền trên sông Chanh làm 4 người mất tích

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Vào sáng nay, thi thể nạn nhân thứ 4 là chị Nguyễn Thị H (SN 1982) được lực lượng cứu hộ, cứu nạn tìm thấy tại khu vực cửa sông Bạch Đằng, gần cầu sông Chanh 2, cách vị trí lật thuyền khoảng 400m.

Top