Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sea Games 30 ngày càng nóng, các VĐV Việt Nam được xử lý chấn thương thế nào để hồi phục nhanh?

Thứ ba, 13:39 03/12/2019 | Y tế

GiadinhNet - Ngâm mình trong bồn nước nóng, dùng đèn sưởi, chườm túi nước nóng, bôi dầu deep heat… ngay khi bị chấn thương phần mềm là "chống chỉ định".

Theo BSCKI Nguyễn Trọng Thủy, bác sĩ của Đội tuyển bóng đá Việt Nam chia sẻ, chấn thương phân ra 3 loại là: Chấn thương phần mềm, chấn thương khớp và chấn thương xương.

Trong đó, hai loại chấn thương sau cần phải cố định và đưa người bệnh đến cơ sở y tế để chữa trị đúng cách. 80% chấn thương thể thao thuộc về phần mềm, như: Tổn thương gân, cơ, dây chằng với nhiều mức độ khác nhau, có thể do va chạm trực tiếp hoặc bị kéo căng quá mức, vặn xoắn, co rút đột ngột …

Tuyệt đối tranh chườm nóng chấn thương phần mềm

BS Trần Thu Thủy, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết 48 giờ đầu sau chấn thương phần mềm, những biện pháp làm nóng vết thương như: Ngâm mình trong bồn nước nóng, dùng đèn sưởi, chườm túi nước nóng, bôi dầu deep heat... tuyệt đối không được áp dụng.

Đó là do những biện pháp này sẽ làm gia tăng tình trạng xuất huyết tại nơi chấn thương, khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Sea Games 30 ngày càng nóng, các VĐV Việt Nam được xử lý chấn thương thế nào để hồi phục nhanh? - Ảnh 1.

Huỳnh Tấn Sinh đã gặp chấn thương trong chiến thắng của U22 Việt Nam trước Brunie tại Sea Games 30. Anh phải nhờ đến khá nhiều bình xịt lạnh cùng chườm đá và các biện pháp sơ cứu của bác sĩ Choi Ju-young.

So với sử dụng nhiệt (chườm nóng), chườm lạnh thường đem lại hiệu quả cao hơn và lâu dài hơn, nó cũng giúp giảm đau tốt hơn và lâu hơn.

Theo BS Thuỷ, khi bị bong gân, căng cơ hay bầm dập phần mềm, luôn có tình trạng chảy máy ở tổ chức bên dưới. Tình trạng này có thể gây sưng, đau và khiến vết thương lâu lành.

Sea Games 30 ngày càng nóng, các VĐV Việt Nam được xử lý chấn thương thế nào để hồi phục nhanh? - Ảnh 2.

Chườm lạnh hiệu quả tức thì với chấn thương phần mềm

Chườm lạnh tỏ ra hiệu quả cả trong điều trị tức thì (48 giờ đầu sau chấn thương) và trong điều trị phục hồi (sau 48 giờ). Trong khi đó chườm nóng chỉ phát huy tác dụng trong điều trị phục hồi.

Khi bị chấn thương phần mềm, trong 48 giờ đầu, chườm lạnh giúp hạn chế tình trạng chảy máu và phù nề của tổ chức dưới da. Chườm lạnh còn giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm tình trạng sưng nề, giảm co thắt cơ, giảm đau

Sau 48 giờ từ khi bị chấn thương, hiện tượng xuất huyết đã ngừng, mục tiêu của điều trị là giúp cơ quan bị chấn thương phục hồi thông qua luyện tập. Chườm lạnh giúp giảm đau và giảm co thắt cơ, cho phép người bệnh cử động tốt hơn. Có thể chườm đá trong khi tập hoặc ngay trước khi tập. Bạn sẽ thấy ít bị đau hơn và các khớp cũng cử động dễ dàng hơn.

Cách chườm lạnh với vùng chấn thương

Nếu vết thương kín, da không bị rách, không bị khâu, bạn nên xoa một chút dầu baby oil lên vùng sẽ đặt túi chườm (có thể dùng bất cứ loại dầu gì, kể cả dầu ăn sạch). Lót một miếng vải nỉ đã tẩm nước lạnh lên trên lớp dầu. Đặt túi đá lạnh lên trên cùng.

Điều quan trọng là kiểm tra màu da sau 5 phút. Nếu da màu hồng nhạt hoặc đỏ thì nhấc túi ra. Nếu da không chuyển màu hồng thì tiếp tục chườm thêm 5-10 phút. Chỉ cần chườm 20-30 phút. Kéo dài thời gian chẳng những không làm tăng hiệu quả mà còn có thể gây tổn thương da. Ấn nhẹ nhàng lên túi đá có thể giúp làm tăng hiệu quả điều trị.

BS Thuỷ khuyến cáo, nếu da bị rách hoặc có vết khâu thì không được bôi dầu. Khi này cần lót một túi nylon lên vùng định chườm để vết thương không bị ướt (không cần lót miếng vải nỉ nữa). Da có thể bị bỏng hoặc tê cóng nếu không được lót vải.

Chườm bao lâu là đủ?

Lý tưởng nhất là chườm ngay trong vòng 5-10 phút sau khi chấn thương, chườm trong vòng 20-30 phút. Lặp lại sau mỗi 2-3 giờ (khi thức) trong vòng 24-48 giờ đầu.

Chườm nóng hiệu quả khi nào? 

BS Thuỷ khẳng định chườm nóng chỉ hiệu quả khi chấn thương đã xảy ra hơn 48 giờ.

Có thể dùng túi chườm, chai nước nóng, đèn sưởi, kem Deep Heat, để làm giãn mạch, tăng cường dòng máu tới vết thương; Làm giãn cơ, dịu cơn đau.

Chỉ cần làm nóng vùng bị thương ở mức độ vừa phải, không dùng túi chườm quá nóng. Chú ý kiểm tra da đều đặn để tránh nguy cơ bị bỏng.

Khi nào tuyệt đối không chườm nóng hoặc lạnh vùng chấn thương?

Trên vùng da không được khỏe; Trên vùng da ít cảm nhận sự nóng lạnh; Trên vùng da có tuần hoàn máu kém; Bệnh nhân tiểu đường hay người đang bị nhiễm trùng không được chườm lạnh/nóng.

Ngoài ra, cũng không được chườm lạnh trên vùng vai trái nếu bạn bị bệnh tim. Không chườm lạnh ở phía trước và hai bên cổ.

T.Nguyên (ghi)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 6 giờ trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Top