Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sau khi ăn dành 30 phút để làm việc này, bệnh nhân tiểu đường sẽ vừa hạ đường huyết nhanh lại còn phòng ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim, thận, mắt

Thứ bảy, 11:30 15/01/2022 | Bệnh thường gặp

Theo bác sĩ Li Aiguo, bệnh nhân tiểu đường nên tập thể dục sau bữa ăn 1 tiếng đồng hồ, giữ thói quen này sẽ có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra, thời gian mỗi bài tập không được dưới 30 phút, cũng không được quá 1 tiếng đồng hồ, và điều quan trọng là phải lựa chọn cường độ tập phù hợp với bản thân, để lượng mỡ và calo trong cơ thể được tiêu hao tốt, đồng thời cũng không gây hạ đường huyết quá mức.

Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường đều biết đến vai trò của việc tập thể dục đối với việc kiểm soát lượng đường trong máu. Nhưng điều đó không có nghĩa là người bệnh có thể tập quá nhiều hay tập sai thời điểm. Đặc biệt là tập thể dục sau mỗi bữa ăn, bệnh nhân không nên tập quá sớm hay quá muộn.

Vậy bệnh nhân tiểu đường nên tập thể dục vào thời điểm nào sau bữa ăn? Bác sĩ nội tiết Li Aiguo (chuyên gia Khoa Nội tiết của Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật) sẽ đưa ra lời khuyên ngay sau đây.

Thời điểm tốt nhất để bệnh nhân tiểu đường tập thể dục là khi nào?

Theo bác sĩ Li Aiguo, bệnh nhân tiểu đường nên tập thể dục sau bữa ăn 1 tiếng đồng hồ, giữ thói quen này sẽ có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra, thời gian mỗi bài tập không được dưới 30 phút, cũng không được quá 1 tiếng đồng hồ, và điều quan trọng là phải lựa chọn cường độ tập phù hợp với bản thân, để lượng mỡ và calo trong cơ thể được tiêu hao tốt, đồng thời cũng không gây hạ đường huyết quá mức.

e2e579555db64780b131b033e95c459e.jpeg

Bệnh nhân tiểu đường nên tập thể dục sau bữa ăn 1 tiếng đồng hồ, không dưới 30 phút và không quá 1 tiếng đồng hồ.

Nhưng vì sao lại nên tập thể dục sau bữa ăn 1 tiếng? Bác sĩ giải thích rằng, lúc này dạ dày đã tiêu hóa được một phần thức ăn, người bệnh không còn quá no, hơn nữa đây là thời điểm đường huyết đạt đỉnh, việc vận động hợp lý có tác dụng hạ đường huyết rất tốt. Tuy nhiên bạn nên ghi nhớ một số lưu ý trước khi tập để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường cần lưu ý gì khi tập thể dục sau bữa ăn?

1. Theo dõi lượng đường trong máu của bạn trước khi tập

Do đường huyết của bệnh nhân tiểu đường rất dễ tăng cao sau bữa ăn nên nếu bệnh nhân bị mất kiểm soát đường huyết thì càng nên tránh vận động càng tốt, vì lúc này tập thể dục có thể gây ra một số tác hại, cũng như chấn thương. Bệnh nhân có thể tiếp tục tập luyện khi đường huyết ổn định.

2. Chú ý đến cường độ tập luyện

Người bệnh tiểu đường không nên quá gắng sức, hãy cố gắng lựa chọn phương pháp tập luyện phù hợp với bản thân, việc tập quá nặng sẽ làm tiêu hao năng lượng quá mức gây tụt đường huyết nhanh, đồng thời tăng biến chứng tiểu đường. Các bài tập phù hợp nhất với bệnh nhân tiểu đường đó là đi bộ, yoga, thái cực quyền...

atl_20200903153205_798.jpeg

Người bệnh tiểu đường không nên quá gắng sức, hãy cố gắng lựa chọn phương pháp tập luyện phù hợp với bản thân.

3. Luôn quan sát cơ thể trong khi tập

Trong khi tập luyện chúng ta nên theo dõi tình trạng của cơ thể mình, nếu bệnh nhân bị hạ đường huyết do tiêu hao quá nhiều năng lượng sẽ có cảm giác mệt mỏi, yếu ớt, đau đầu... lúc này cần nghỉ ngơi ngay để tránh chấn thương, ngất xỉu.

4. Cần khởi động đầy đủ trước khi tập thể dục

Người bệnh tiểu đường cần chú ý khởi động kỹ trước khi vận động, đặc biệt là tập yoga và chạy bộ, việc khởi động đúng cách có thể khiến chân tay thích nghi dần với việc vận động và tránh chấn thương cho tay chân khi vận động.

Nhìn chung, việc vận động đúng cách sau bữa ăn giúp hạ đường huyết và rất có lợi cho người tiểu đường. Nhưng ngoài việc tập luyện, bạn cũng nên kiểm soát chế độ ăn uống, điều chỉnh thói quen làm việc và nghỉ ngơi. Cần thay đổi nhiều thói quen khác nhau để đường huyết thực sự ổn định, tránh hàng loạt tổn thương cho tim mạch, thận, mắt do đường huyết dao động quá lớn.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm

4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Cơ thể nữ giới luôn thay đổi, nhưng đôi khi những thay đổi lại là dấu hiệu bệnh ung thư ở phụ nữ.

5 bài tập thể dục cho dân văn phòng hay bị đau vai gáy cổ

5 bài tập thể dục cho dân văn phòng hay bị đau vai gáy cổ

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Tập thể dục là cách tốt nhất để phòng bệnh đau vai gáy cổ cho dân văn phòng, những người ngồi nhiều, ít vận động.

Màu sắc khác thường ở móng tay, chân biểu hiện bệnh gì?

Màu sắc khác thường ở móng tay, chân biểu hiện bệnh gì?

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Móng tay, chân cùng với da, tóc thuộc lớp ngoài của cơ thể. Đôi khi màu sắc, thay đổi của móng tay, chân cũng là biểu hiện tình trạng sức khỏe bên trong của người.

4 cách tự nhiên chữa mất ngủ hiệu quả

4 cách tự nhiên chữa mất ngủ hiệu quả

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến, có thể sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, khó ngủ hoặc thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại được.

9 biểu hiện cho thấy bạn mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng

9 biểu hiện cho thấy bạn mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Rối loạn trầm cảm nặng có thể bắt đầu ở bất kì tuổi nào, thường nhất trong lứa tuổi 20 -50. Theo các nhà nghiên cứu, tần suất rối loạn trầm cảm nặng bệnh ngày càng gặp nhiều ở nhóm người dưới 20 tuổi có lẽ liên quan đến lạm dụng rượu hoặc ma tuý.

4 việc cần làm ngay khi ngủ dậy để phòng ngừa đột quỵ

4 việc cần làm ngay khi ngủ dậy để phòng ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Đột quỵ sau khi ngủ dậy vào sáng sớm có thể gây ra rất nhiều các biến chứng sức khỏe nguy hiểm.

Chú rể ở Nam Định nhập viện ngay trong ngày cưới vì chấn thương tinh hoàn

Chú rể ở Nam Định nhập viện ngay trong ngày cưới vì chấn thương tinh hoàn

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Trong lúc vui chơi và nhảy cùng bạn bè trong ngày cưới, chú rể có trèo lên ghế nên bị ngã đập vùng hạ bộ vào thành ghế...

Top