Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sáng nay, học sinh cả nước khai giảng năm học mới

Thứ năm, 06:00 05/09/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Sáng nay (5/9), hàng triệu học sinh, giáo viên trên khắp cả nước nô nức trong ngày hội đến trường, bắt đầu cho năm học mới với nhiều mong đợi thành công. Tại Hà Nội, Lễ khai giảng năm học 2019 - 2020 ghi nhận tại một số trường “đặc biệt”, các trường phổ thông có nhiều điểm mới đó là đơn giản, ngắn gọn và ý nghĩa, nhiều trường học hưởng ứng không thả bóng bay để bảo vệ môi trường.

Sáng nay, học sinh cả nước  khai giảng năm học mới - Ảnh 1.

Khai giảng năm học mới 2019 - 2020 trên phạm vi cả nước diễn ra vào sáng 5/9. Ảnh minh họa: Q.Anh

Học sinh khiếm thị vững bước vào năm học mới

Hòa trong niềm vui chào đón năm học mới, Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hai Bà Trưng, Hà Nội) là ngôi trường chuyên biệt, nơi có nhiều học sinh khiếm thị đang theo học. Năm học 2019 - 2020, trường có hơn 1.600 học sinh, trong đó cấp tiểu học 1.035 học sinh, THCS hơn 600 học sinh. Theo nhà trường, năm nay trường vui mừng chào đón 199 học sinh lớp 1, trong đó có 12 em khiếm thị. Đối với lớp 6 có hơn 150 học sinh, trong đó có 30 học sinh khiếm thị. Còn với lớp dự bị, can thiệp sớm kỹ năng có 12 học sinh.

Cô Đỗ Thị Thủy - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, với những học sinh khiếm thị lớp 1, phần lớn là nằm trong lớp can thiệp sớm của trường nên đã có khoảng thời gian làm quen với môi trường, giáo viên đã có các bước chuẩn bị về chữ nổi, định hướng di chuyển… Chuẩn bị cho năm học mới, các giáo viên chủ nhiệm có công tác tư vấn, tham vấn cho cha mẹ học sinh. Để giúp các học sinh khiếm thị mới, các giáo viên đều giới thiệu các bạn học sinh khá làm quen các bạn khiếm thị để hỗ trợ các bạn trong năm học.

Cô Thúy cho biết, các khâu chuẩn bị cũng đã sẵn sàng cho lễ khai giảng diễn ra ý nghĩa, vui tươi. Trường cũng đã tổ chức tổng duyệt chương trình lễ khai giảng, tổ chức gọn nhẹ theo tinh thần chỉ đạo của ngành Giáo dục, đúng với chủ trương của ngày hội, chào đón học sinh bước vào năm học mới.

"Ngoài các hoạt động hỗ trợ trong dạy học, những học sinh khiếm thị ở trường đa số là học sinh của Hà Nội, chỉ có rất ít học sinh của tỉnh ngoài, những học sinh này được ở nội trú tại trường. Học sinh nghèo của trường còn được nhiều tổ chức, cá nhân hỗ trợ, đối với những em được hưởng mỗi tháng được 210.000 tiền ăn, ngoài ra có những mạnh thường quân hỗ trợ thêm… các em và gia đình yên tâm hơn khi con học tại trường", cô Thủy chia sẻ thêm.

Học sinh "hát" quốc ca bằng tay

Một ngôi trường nổi tiếng ở Hà Nội khác, đó là Trường PTCS Xã Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội). Sau 42 năm hình thành, phát triển, Trường PTCS Xã Đàn đã trở thành một trong những ngôi trường chuyên biệt dành cho học sinh khiếm thính hàng đầu của Thủ đô cũng như cả nước. Niềm vui lớn của thầy và trò nhà trường trước thềm năm học mới đó là tại hội nghị Tổng kết năm học 2018 - 2019 của ngành Giáo dục Thủ đô mới đây, Trường PTCS Xã Đàn vinh dự được Chủ tịch UBND TP Hà Nội trao tặng Bằng khen vì những thành tích xuất sắc trong công tác dạy và học. Năm học qua, nhiều học sinh đã đạt điểm rất cao và thi đỗ vào các trường công lập có điểm đầu vào cao tốp đầu quận Đống Đa.

Thầy Phạm Văn Hoan - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, năm học 2019 - 2020, toàn trường có 596 học sinh, trong đó khối mới là 110 học sinh ở các lớp mẫu giáo, lớp 1 và lớp 6. Học sinh khiếm thính có 343 học sinh. Lễ khai giảng năm nay sẽ đơn giản, gọn nhẹ theo đúng tinh thần chỉ đạo của thành phố và Sở GD&ĐT Hà Nội, trong đó nhà trường sẽ không tổ chức thả bóng bay, góp phần bảo vệ môi trường.

Cũng theo thầy Hoan, đối với các em học lớp 6 đã tập trung từ giữa tháng 8 nên không còn bỡ ngỡ. Còn đối với học sinh lớp 1, mẫu giáo mới vào có chút bỡ ngỡ, nhưng sau buổi tổng duyệt ngày 4/9 các em đã làm quen không còn bỡ ngỡ nữa. Điểm khác biệt trong lễ Khai giảng đó là hình ảnh những học sinh khiếm thính của trường "hát" Quốc ca bằng ngôn ngữ ký hiệu thông qua cử chỉ của đôi bàn tay. Theo thầy Hoan, học sinh đa phần là học sinh cũ, chỉ có số ít là mới. Khi hát Quốc ca, sẽ có 3 học sinh đứng ở trên hát và làm mẫu cho các bạn bên dưới để ký hiệu cho đều, các em nhìn theo các bạn và làm theo các động tác.

Khai giảng gọn nhẹ, thân thiện với môi trường

Nhân dịp trước ngày khai giảng, em Nguyễn Nguyệt Linh, học sinh lớp 5M2 Trường Marie Curie (Hà Nội) năm nay lên lớp 6 đã gửi bức thư cho thầy Hiệu trưởng đề nghị nhà trường hạn chế hoặc không thả bóng bay vào ngày khai giảng. Trong thư, nữ sinh Nguyệt Linh viết: "Khi thả bóng bay lên thì các chú chim hay động vật khác nuốt vào, nó có thể bị chặn đường ruột và dẫn đến chết đói. Còn khi bóng bay rơi xuống đất hoặc biển, những chú rùa biển sẽ bị nhầm với sứa". Trước đó, Nguyệt Linh cũng đã tự mình làm những video kêu gọi mọi người giảm tối đa việc sử dụng rác thải nhựa.

Đáp lại lời kiến nghị của cô học trò, thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie - nơi nữ sinh Nguyệt Linh đang theo học đã có thư phúc đáp như lời nhắn nhủ: "Chắc chắn thầy và tất cả các thầy cô Trường Marie Curie ủng hộ triệt để đề nghị của con. Lễ khai giảng sắp đến, sẽ không còn bóng bay thả lên trời, nhưng tất cả thầy trò trường ta sẽ vui hơn rất nhiều". Thầy Khang đã quyết định đặt tên cho lễ khai giảng năm học 2019-2020 là "Lễ khai giảng Nguyệt Linh". Không chỉ trường nơi Nguyệt Linh theo học hưởng ứng lời kêu gọi của em mà đã có rất nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội, một số địa phương cũng chỉ đạo các trường trên địa bàn không thả bóng bay trong Lễ Khai giảng.

Nhân dịp đầu năm học 2019 – 2020, Bộ GD&ĐT đã có văn bản gửi các Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động đón học sinh đầu cấp học; tổ chức cho học sinh tìm hiểu về truyền thống và các hoạt động của nhà trường; phổ biến nội quy, quy định của nhà trường; giới thiệu các hoạt động giáo dục, chương trình giáo dục, phương pháp học tập và rèn luyện ở trường, lớp. Tổ chức lễ khai giảng năm học 2019 - 2020 thống nhất trên cả nước vào buổi sáng 5/9.

Chương trình khai giảng có các nghi thức: Đón học sinh đầu cấp, chào cờ, hát Quốc ca, đọc thư của Chủ tịch nước; có thể tổ chức một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phù hợp với điều kiện nhà trường và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh để tạo không khí vui tươi, phấn khởi của ngày khai giảng năm học mới - Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường. Riêng đối với cơ sở giáo dục mầm non, tổ chức khai giảng dưới hình thức "Ngày hội đến trường của bé" một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Lưu ý không đọc báo cáo về tình hình hoạt động của nhà trường, bảo đảm sức khỏe của học sinh và bảo vệ môi trường. 

Ngày 1/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có thư gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2019 - 2020. Nội dung bức thư như sau:

Các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên thân mến.

Nhân dịp khai giảng năm học mới 2019-2020, tôi thân ái gửi tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động đã và đang công tác trong ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên cả nước những tình cảm thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Năm học 2018-2019 đánh dấu 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngành Giáo dục đã nỗ lực phấn đấu, triển khai đồng bộ các giải pháp và đạt được những kết quả tích cực; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa; chất lượng giáo dục các cấp học được nâng lên; việc chuẩn bị triển khai chương trình, sách giáo khoa mới được thực hiện tích cực; công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm được tăng cường, góp phần chấn chỉnh, duy trì kỷ cương trong hoạt động giáo dục; các đoàn học sinh, sinh viên Việt Nam tham gia thi Olympic quốc tế đạt thành tích cao, được bạn bè thế giới mến phục.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực cố gắng và những kết quả đã đạt được của ngành Giáo dục trong thời gian qua.

Năm học mới 2019-2020, ngành Giáo dục cần tiếp tục quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo, nhất là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua; tăng cường giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc, đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng cho học sinh, sinh viên; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu của năm học và kế hoạch 5 năm 2016-2020.

Tôi mong các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tâm huyết với nghề, không ngừng đổi mới, sáng tạo, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp "trồng người"; mong các em học sinh, sinh viên tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học, "tôn sư, trọng đạo" của dân tộc, noi theo các thế hệ cha anh đi trước, phấn đấu học tập tốt, rèn luyện tốt để sau này trở thành những người vừa "hồng", vừa "chuyên" như di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chúc các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong năm học mới.

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sắp tới, người dân có thể phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện những hành vi này đối với đất đai

Sắp tới, người dân có thể phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện những hành vi này đối với đất đai

Pháp luật - 16 phút trước

GĐXH - Theo dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến thì cá nhân, tổ chức có thể sẽ phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện một số hành vi như lấn, chiếm đất, hủy hoại đất.

'Bà trùm' lừa đảo hơn 800 tỷ đồng bỏ trốn khi đang điều trị tâm thần

'Bà trùm' lừa đảo hơn 800 tỷ đồng bỏ trốn khi đang điều trị tâm thần

Pháp luật - 19 phút trước

Trong thời gian chữa bệnh bắt buộc tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, "trùm" lừa đảo Trần Thị Mỹ Hiền đã bỏ trốn.

Đề xuất miễn, giảm lệ phí cho công dân thay đổi thông tin, giấy tờ tùy thân sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội

Đề xuất miễn, giảm lệ phí cho công dân thay đổi thông tin, giấy tờ tùy thân sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội

Thời sự - 19 phút trước

GĐXH - Đến nay, 26 quận, huyện có phường, xã phải sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025 đã hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri và thống nhất phương án sáp nhập. Trong đó, nhiều địa phương cũng đã đề xuất những giải pháp nhằm hỗ trợ về chi phí, miễn lệ phí cho công dân thay đổi giấy tờ tùy thân, thủ tục hành chính... sau sáp nhập.

Hé lộ ký hiệu nhỏ được thêm trên vai áo lực lượng CSCĐ nhưng có thể cứu sống sinh mạng nhiều chiến sĩ

Hé lộ ký hiệu nhỏ được thêm trên vai áo lực lượng CSCĐ nhưng có thể cứu sống sinh mạng nhiều chiến sĩ

Đời sống - 45 phút trước

GĐXH - Cùng với biểu tượng quốc kỳ Việt Nam, miếng dán có ký hiệu khác nhau trên vai áo lực lượng cảnh sát cơ động trong buổi diễu binh, diễu hành nhân 50 năm ngày Truyền thống Lực lượng Cảnh sát cơ động thu hút sự chú ý của nhiều người.

Chi tiết 16 điểm bắn pháo hoa ở TP HCM dịp lễ 30-4

Chi tiết 16 điểm bắn pháo hoa ở TP HCM dịp lễ 30-4

Đời sống - 46 phút trước

16 điểm bắn pháo hoa gồm 10 điểm dọc tuyến sông Sài Gòn (1 điểm tầm cao và 9 điểm tầm thấp) và 6 điểm tại các quận, huyện.

Vi phạm PCCC, nhà sách Tiến Thọ vẫn mở cửa hoạt động, coi thường tính mạng người dân, bất chấp chỉ đạo của cơ quan chức năng

Vi phạm PCCC, nhà sách Tiến Thọ vẫn mở cửa hoạt động, coi thường tính mạng người dân, bất chấp chỉ đạo của cơ quan chức năng

Đời sống - 51 phút trước

GĐXH - Nhà sách Tiến Thọ tại phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn tiếp tục mở cửa hoạt động, không tuân thủ văn bản chỉ đạo của cơ quan chức năng.

Vụ giết người trong rừng sâu và hành trình hơn 600 ngày truy lùng hung thủ (P1): Lẩn trốn sau tội ác

Vụ giết người trong rừng sâu và hành trình hơn 600 ngày truy lùng hung thủ (P1): Lẩn trốn sau tội ác

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Ngày 15/5/2022, tại sâu trong khu vực rừng quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng. Một nhân viên bảo vệ rừng đã bị một người quen dùng dao đâm tử vong. Phải mất tới gần 2 năm truy đuổi, công an mới tìm ra manh mối về tên giết người "máu lạnh" này.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 16/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 16/4/2024

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 16/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Dù anh trai đã bị tuyên án tử hình vì sát hại một lái xe ôm công nghệ để cướp, nhưng Tuân vẫn không sợ mà tiếp tục “nối gót” anh.

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Sau hơn 20 năm sử dụng, Trường THCS Thiệu Công, xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) xuống cấp nghiêm trọng khiến nhiều học sinh phải học tập trong căn phòng tạm ẩm thấp, không đảm bảo an toàn.

Top