Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sáng 7/9: Hà Nội đặt mục tiêu kiểm soát được dịch COVID-19; quân đội hỗ trợ TP.HCM như thế nào sau ngày 6/9?

Thứ ba, 08:04 07/09/2021 | Xã hội

GiadinhNer - Hà Nội đặt mục tiêu kiểm soát dịch trước ngày 15/9; quân đội tiếp tục hỗ trợ TP.HCM và tỉnh Bình Dương đã lên kế hoạch trở lại trạng thái "bình thường mới" là những thông tin được người dân quan tâm.


Sáng 7/9: Hà Nội đặt mục tiêu kiểm soát được dịch COVID-19; Quân đội hỗ trợ TP.HCM như thế nào sau ngày 6/9? - Ảnh 1.

Hà Nội đặt mục tiêu kiểm soát được dịch COVID-19 trước 15/9

Sáng 7/9: Hà Nội đặt mục tiêu kiểm soát được dịch COVID-19; Quân đội hỗ trợ TP.HCM như thế nào sau ngày 6/9? - Ảnh 2.

Chốt kiểm soát người và phương tiện vào "vùng đỏ" Hà Nội

 

UBND TP Hà Nội vừa có Công điện về việc tăng tốc kiểm soát tình hình dịch bệnh COVID-19 để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, Hà Nội đặt mục tiêu trước 15/9 nhanh chóng kiểm soát tình hình dịch bệnh COVID-19 để TP vào nhóm kiểm soát tốt dịch bệnh theo tiêu chí kiểm soát dịch bệnh của Bộ Y tế tại Quyết định số 3989/QĐ-BYT ngày 18-8-2021 (về việc ban hành tiêu chí kiểm soát dịch Covid-19 tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ).

Nguyên tắc thực hiện, được lãnh đạo UBND TP nêu ra gồm: Phân loại các vùng theo mức độ nguy cơ và có biện pháp phù hợp với từng vùng để "bảo vệ vững chắc vùng xanh", "xanh hóa vùng vàng", "thu hẹp vùng đỏ".

Xét nghiệm diện rộng thần tốc 100% người dân để bóc tách các trường hợp F0 ra khỏi cộng đồng. Hoàn thành tiêm chủng mũi 1 vắc xin cho 100% người dân từ 18 tuổi trở lên.

Căn cứ vào số đối tượng xét nghiệm, tiêm vắc xin trên địa bàn, tăng cường tối đa các điểm lấy mẫu, điểm tiêm và lực lượng lấy mẫu, tăng cường tiêm ngoài giờ, vào buổi tối để đảm bảo hoàn thành tiến độ.

Củng cố các "pháo đài" chống dịch tại từng phường, xã, thị trấn, lấy người dân là "chiến sĩ", là trung tâm phục vụ, là chủ thể phòng, chống dịch với sự vào cuộc quyết liệt của toàn bộ hệ thống chính trị theo sự chỉ đạo thống nhất của Sở Chỉ huy TP.

Tăng cường thông tin, truyền thông thống nhất, kịp thời về tình hình, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để người dân biết, người dân hiểu, người dân tin, người dân hưởng ứng, người dân ủng hộ và người dân cùng làm; cụ thể làm cho người dân yên tâm và tự giác thực hiện phòng, chống dịch.

Tạo điều kiện tối đa cho người dân đảm bảo các sinh hoạt hàng ngày đảm bảo an sinh xã hội và nhu cầu thiết yếu khác. Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh an toàn đảm bảo quy định phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo không đứt gãy chuỗi sản xuất, lưu thông hàng hóa.

Khởi động ngay việc phục hồi và thúc đẩy kinh tế tại các vùng xanh, vùng vàng và tiến tới trên toàn địa bàn TP từ ngày 15/9.

Từ 7/9, người dân ở vùng xanh TP.HCM được đi chợ một lần/tuần

Ngày 6/9, trong số đặc biệt của chương trình Livestream "Dân hỏi - Thành phố trả lời" với chủ đề: "Những định hướng lớn của TP.HCM sau ngày 15/9", ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP.HCM - cho biết thành phố sẽ duy trì giãn cách khi tình hình dịch vẫn còn phức tạp.

"Không có mốc thời gian nới lỏng giãn cách cụ thể mà còn phụ thuộc tình hình diễn biến của dịch bệnh. Chúng tôi đang tập trung mục tiêu đến ngày 15/9 kiểm soát được dịch bệnh", ông Mãi nói.

Từ ngày 7 đến 15/9, ông Mãi cho biết thành phố vẫn tiếp tục biện pháp từ ngày 23/8 đến nay. Hệ thống siêu thị vẫn được mở đến xã phường thị trấn, shipper đi chợ thay hộ dân. Vùng xanh người dân có thể đi chợ một lần/tuần, những người đã tiêm được ưu tiên đi chợ.

"Từ nay đến 15/9, TP chưa mở chợ lại nhưng sẽ hình thành 2 điểm trung chuyển hàng hóa ở chợ Bình Điền và Hóc Môn để đưa hàng đến điểm cung ứng", ông Mãi nói.

Ông cho biết thêm từ nay đến 15/9, thành phố sẽ thí điểm mở dịch vụ bán thức ăn mang về ở các vùng xanh. Sau ngày 15/9, nếu dịch bệnh chuyển biến tốt, thành phố sẽ mở thêm hoạt động, ngành nghề an toàn.

Quân đội hỗ trợ TP.HCM như thế nào sau ngày 6/9?

Sáng 7/9: Hà Nội đặt mục tiêu kiểm soát được dịch COVID-19; Quân đội hỗ trợ TP.HCM như thế nào sau ngày 6/9? - Ảnh 3.

Các tổ quân y được duy trì tại TP.HCM để theo dõi, điều trị F0 tại nhà.

Hơn 10.000 quân nhân thuộc các đơn vị của Bộ Quốc phòng đã trải qua 2 tuần chống dịch tại TP.HCM. Đây cũng là khoảng thời gian TP siết chặt giãn cách theo tinh thần "ai ở đâu ở đó" với kỳ vọng khống chế được dịch bệnh.

Theo thiếu tướng Đỗ Thanh Phong, Phó cục trưởng Cục Tuyên huấn, thành viên Ban chỉ đạo của Bộ Quốc phòng ở phía Nam, quân đội sẽ tiếp tục duy trì lực lượng ở TP.HCM cho đến khi TP kiểm soát được dịch bệnh.

Lãnh đạo Cục Tuyên huấn cho biết trong những ngày tới, quân đội vẫn sẽ duy trì hoạt động của các tổ, chốt, trạm xá lưu động như đã triển khai trong 2 tuần qua. Mục tiêu đặt ra tại TP.HCM như lời của Bộ trưởng Quốc phòng là "không thắng không về".

"Dù có phải kéo dài thời gian, khó khăn vất vả thì vẫn phải chiến đấu, bao giờ dập dịch xong thì mới hoàn thành nhiệm vụ, không thể nửa vời được, không có chuyện sau 2 tuần là rút quân", thiếu tướng Phong chia sẻ.

Với việc duy trì lực lượng hỗ trợ TP.HCM như thời gian qua, thiếu tướng Đỗ Thanh Phong cho biết đã có những dấu hiệu gần kiểm soát được dịch bệnh. "Tuy nhiên, nếu nới giãn cách vào thời điểm này thì nguy cơ lây nhiễm sẽ quay trở lại. Theo các nhà chuyên môn nhận định, cần thêm khoảng 1-2 tuần nữa để thấy kết quả chống dịch rõ ràng hơn", ông chia sẻ.

Thời gian tới, 400 trạm y tế lưu động trên địa bàn TP.HCM sẽ tiếp tục hoạt động nhằm chăm sóc sức khỏe cho F0 tại nhà, giảm tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân và tăng tốc độ tiêm vaccine. Bên cạnh việc duy trì lực lượng quân y tại khu dân cư, Bộ Quốc phòng cũng vừa khánh thành thêm Bệnh viện dã chiến 5G điều trị F0 nặng để giảm áp lực cho hệ thống bệnh viện trên địa bàn.

Trao đổi về cơ chế phối hợp của lực lượng quân đội tại TP.HCM, đại tá Nguyễn Tuấn Bảo, Phó chính ủy Bộ Tư lệnh TP.HCM, nhấn mạnh quân đội vẫn chỉ giữ vai trò hỗ trợ và không làm thay vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương. 

Thời gian đầu, do khó khăn của địa phương, quân đội đã tham gia đi chợ giúp dân. Tuy nhiên, thiếu tướng Đỗ Thanh Phong khẳng định hoạt động này đã giảm khi shipper tại TP.HCM được hoạt động trở lại.

Trong khi chuyển giao vai trò đi chợ giúp dân cho đội ngũ shipper, quân đội vẫn sẽ giữ vai trò tiếp tế nhu yếu phẩm, túi an sinh cho người dân đang gặp khó khăn. Các tổ vận chuyển túi an sinh đến cho người dân bằng xe đạp thồ vẫn sẽ được duy trì.

Liên quan đến nhiệm vụ chốt trực, duy trì kỷ luật giãn cách tại TP.HCM, thiếu tướng Đỗ Thanh Phong nhận định việc bộ đội tham gia duy trì các tổ chốt là rất cần thiết để hạn chế việc đi lại không đúng quy định của người dân.

Tuy nhiên, thời gian qua các lực lượng xét thấy việc chấp hành của người dân TP.HCM khá tự giác, không căng thẳng đến mức phải sử dụng trang bị, phương tiện để trấn áp.

"Các chiến sĩ luôn cố gắng tỏ ra thân thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Nhưng ngược lại cũng rất cảnh giác, kiên quyết với các trường hợp vi phạm", lãnh đạo Cục Tuyên huấn chia sẻ.

Bình Dương lên kế hoạch trở lại trạng thái "bình thường mới"

Sáng 7/9: Hà Nội đặt mục tiêu kiểm soát được dịch COVID-19; Quân đội hỗ trợ TP.HCM như thế nào sau ngày 6/9? - Ảnh 4.

Người dân Bình Dương xếp hàng tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Ngày 6/9, tại cuộc họp giao ban phòng, chống dịch COVID-19 với các sở, ngành, địa phương, Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh Bình Dương đề nghị UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, phương án hoạt động trong trạng thái "bình thường mới" sau ngày 15/9; đồng thời phân công nhân sự phụ trách các xã, phường hỗ trợ công tác phòng, chống dịch.

Ngoài ra, Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp với lực lượng quân y đẩy nhanh chiến lược tiêm vaccine theo đúng kế hoạch, đảm bảo mỗi người dân ít nhất được tiêm một mũi vaccine.

Về chiến lược xét nghiệm, Bình Dương tiếp tục thực hiện bóc tách F0 khỏi cộng đồng theo phương án ngày 1, 3, 5. Trong đó, tập trung hoàn thành việc xét nghiệm trong 3 ngày đối với các địa phương vùng đỏ để có cơ sở đánh giá thực hiện trạng thái "bình thường mới" thời gian tới.

Về công tác thu dung, điều trị các bệnh nhân F0 tại bệnh viện dã chiến, Thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu ngành y tế khẩn trương mua các loại thuốc điều trị COVID-19 để đảm bảo đủ thuốc cho bệnh nhân, giảm ca F0 nặng và nguy kịch, hạn chế thấp nhất số ca tử vong.

Về các tầng điều trị, ngành y tế Bình Dương cần tổ chức sắp xếp khoa học, mở rộng không gian để bệnh nhân tập thể dục, thể thao. Ngoài ra, ngành y tế cần bố trí các trạm lưu động tại các địa phương vùng đỏ, các khu, cụm công nghiệp. Trang bị đầy đủ phương tiện, nhân lực, vật tư y tế, bình oxy và các loại thuốc điều trị cần thiết.

K.N (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Top