Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sai lệch ngày âm lịch tháng Hai ở Việt Nam: Các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tranh cãi

Thứ bảy, 19:00 09/03/2019 | Xã hội

GiadinhNet – “Tôi mong muốn các chuyên gia lịch nghiêm túc chỉnh sửa hệ thống âm lịch cho đúng theo tiêu chí khoa học” – nhà nghiên cứu Hoàng Triệu Hải, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lý học Đông phương, lên tiếng.

Người dân “tá hỏa” vì không biết hôm nay là 30 tháng Giêng hay mùng 1 tháng Hai Người dân “tá hỏa” vì không biết hôm nay là 30 tháng Giêng hay mùng 1 tháng Hai

GiadinhNet - Sáng nay (6/3), trên mạng xã hội cũng như nhiều người dân “tá hỏa” hỏi nhau có phải hôm nay là ngày mùng 1 tháng Hai âm lịch hay không? Nhiều người hoang mang có nên theo lịch xuất bản trong năm nay để cúng ngày mùng 1 hay theo lịch Vạn Niên để tới ngày mai?

Lịch vênh là tại múi giờ?

Ngay sau khi loạt bài về “ngày 30 tháng Giêng hay mùng 1 tháng Hai” đăng tải trên Báo Gia đình và Xã hội, trên các diễn đàn cũng như một số tờ báo điện tử đã xuất hiện ý kiến của các chuyên gia xoay quanh vấn đề này.

Trên VTCNew, bài viết “Hôm nay mới là mồng 1 âm lịch? Có phải lịch Việt Nam đều sai?” cho rằng: “Ngày 7/3/2019, trong khi âm lịch ở Việt Nam là mùng 2/2 thì lịch ở Trung Quốc là ngày mùng 1. Vì vậy mới dấy lên tin đồn lịch Việt Nam 2019 bị tính sai. Tuy nhiên, các chuyên gia đều khẳng định lịch Việt Nam không sai, mà đó là do múi giờ của hai nước khác nhau”.

Trang báo này cho biết, theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội thiên văn học trẻ Việt Nam, âm lịch của Việt Nam và Trung Quốc đều tính ngày và tháng dựa trên chu kỳ của Mặt Trăng. Mỗi tháng âm lịch có 30 ngày với tháng đủ và 29 ngày với tháng thiếu. Sở dĩ các tháng chênh lệch nhau này là vì chu kỳ tuần trăng không phải tròn 29 hoặc tròn 30 ngày mà là 29,53 ngày.

Điều này có nghĩa là nếu lấy một pha bất kỳ của Mặt Trăng làm gốc (chẳng hạn pha Trăng tròn) cứ 29,53 ngày thì Mặt Trăng lại trở về đúng pha đó. Vì ngày thì không thể không tròn nên các nhà viết lịch xưa kia đã lấy các tháng 29 hoặc 30 ngày xen kẽ nhau để bù trừ cho vừa với chu kỳ này.

Vì ngày mùng 1 là khởi đầu của mỗi tháng, nên nó được quy ước dựa trên sự mở đầu của một chu kỳ tuần trăng. Các nhà thiên văn cổ phương Đông quy ước khởi đầu của tuần trăng là thời điểm đối xứng với khi Trăng tròn, khi Mặt Trăng đi qua mặt phẳng chứa Trái Đất và Mặt Trời, tức là toàn bộ phần được chiếu sáng của nó không hướng về phía Trái Đất. Thời điểm này được gọi là "điểm sóc". Âm lịch quy ước rằng ngày nào có chứa điểm sóc thì ngày đó là mùng 1 của tháng.

Theo cách lý giải của chuyên gia này, do múi giờ của Việt Nam (GMT 7) chênh 1 tiếng so với múi giờ của Trung Quốc (GMT 8) nên dẫn đến câu chuyện tháng Giêng của ta có 29 ngày còn của họ đủ 30 ngày. Sự việc nêu trên thực tế không ảnh hưởng gì tới sinh hoạt của con người, bởi Việt Nam sử dụng dương lịch trong mọi công việc và giao dịch thay vì âm lịch.

Cũng trên VTCNew, theo ông Trần Tiến Bình, từng làm việc ở Ban lịch Nhà nước, khác biệt giữa lịch của Việt Nam và Trung Quốc chỉ kéo dài đến hết 4/4, đến 5/4 (tức 1/3 âm lịch) thì ngày âm lịch của hai nước lại trùng nhau.

Cách tính toán và quan điểm của hai chuyên gia trên cũng đều lấy “điểm sóc” làm căn cứ. Tuy nhiên, theo lý giải của các nhà nghiên cứu khác, việc căn cứ theo “điểm sóc” là mấu chốt nhưng nhiều người lại tính toán sai.

Bên cạnh đó, có một số chuyên gia khác cũng cho rằng có sự khác biệt này là do múi giờ (!?).

Chuyên gia Hoàng Triệu Hải: "Nói do múi giờ là không chính xác"

Trao đổi với PV Báo Gia đình và Xã hội , nhà nghiên cứu Hoàng Triệu Hải, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lý học Đông Phương khẳng định: "Chúng ta có thể thấy rằng một phương pháp khoa học để xây dựng nên lịch pháp là sự chính xác chứ không thể nói là dù đúng hay sai cũng không ảnh hưởng gì tới sinh hoạt bởi chúng ta đang sử dụng dương lịch.

Vậy vì sao trên lịch Việt Nam vẫn tích hợp tới ba loại lịch: dương lịch, âm lịch và lịch can chi? Không lẽ việc sử dụng âm lịch chỉ để dùng cho ngày nghỉ Tết?”

Ông Hải cũng đặt cho các chuyên gia nói trên 2 câu hỏi: “Nếu sử dụng chu kì của Mặt Trăng để làm phương pháp tính lịch âm, vậy tại sao các chuyên gia lại sử dụng âm lịch của Trung Quốc và múi giờ UTC làm cơ sở để tính toán?”; “Xin các vị cho biết ý nghĩa của âm lịch đối với cuộc sống và sinh hoạt của người Việt Nam?”.

Trong bài trả lời của các chuyên gia Thiên văn học và Lịch pháp thì có thể thấy rõ là các chuyên gia đang dùng chuẩn là điểm sóc ở Trung Quốc rồi trừ đi 1 giờ. Vấn đề là nếu chênh 1 giờ thì vị trí của Trái đất - Mặt Trăng và Mặt Trời không hề thay đổi. Trái đất quay quanh trục của nó sau 24 giờ thì vị trí này mới thay đổi và điểm sóc sẽ chỉ thay đổi “giờ quan sát” tại vị trí nhất định. Tôi chứng minh bằng việc sử dụng hệ thống của NASA - Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ để thấy rằng giờ UTC tức là các múi giờ khác nhau thì điểm sóc không thay đổi.

Trong âm lịch, điểm sóc theo qui ước là ngày không còn nhìn thấy mặt Trăng (Disc completely in Sun's shadow) tại vị trí quan sát là ngày cuối cùng của pha sóc (New moon).

Tại các giờ UTC: 6-7-8, pha mặt Trăng lần lượt là 0,3%-0,2%-0.1%

Tại các giờ UTC: 6-7-8, pha mặt Trăng lần lượt là 0,3%-0,2%-0.1%

Tại các giờ UTC: 16-17-18, pha mặt Trăng đều là 0.1%

Tại các giờ UTC: 16-17-18, pha mặt Trăng đều là 0.1%

Như vậy tại 6 giờ UTC khác nhau tức là 6 múi giờ khác nhau đều là điểm sóc.

"Tôi lại lấy Lịch Mặt Trăng tại ba nước là Ả Rập Xê Út (UTC 3), Hà Nội và Băng Cốc (UTC 7) để so sánh điểm sóc, điểm vọng (tức là ngày rằm)" - ông Hải minh hoạ.

Qua các hình ảnh trên chúng ta đều thấy điểm sóc, vọng và lịch Mặt Trăng là hoàn toàn thống nhất trên toàn bộ các múi giờ quốc tế. Độc giả có thể vào các trang WEB quốc tế để kiểm tra các thông tin trên.

Ông Hoàng Triệu Hải khẳng định: "Như vậy, các chuyên gia lịch của Việt Nam đang có một sự nhầm lẫn đáng tiếc dẫn tới sự phủ nhận tính khoa học của cách tính âm lịch và có thể gây ra sự hiểu lầm nguồn gốc âm lịch thuộc về người Trung Quốc khi lấy lịch của họ để làm cơ sở tính toán âm lịch Việt Nam.

Âm lịch, nông lịch đã gắn liền với đời sống, văn hóa và phong tục của người Việt hàng ngàn năm nên cho dù khi đã tích hợp vào với dương lịch thì người Việt vẫn luôn sử dụng cả ba lịch trên cùng một cuốn lịch. Cho dù theo đánh giá của một vài chuyên gia là “không ảnh hưởng gì tới đời sống” nhưng như thế không có nghĩa là làm sai, làm cho có bởi vì một phương pháp khoa học là phải chính xác và có hệ thống".

"Qua bài viết này, tôi mong muốn các chuyên gia lịch nghiêm túc chỉnh sửa hệ thống âm lịch cho đúng theo tiêu chí khoa học" - ông Hải bày tỏ.

Lần đầu tiên, âm lịch của Việt Nam có sai lệch một ngày so với lịch trong khu vực chính là Tết Mậu Thân do có sự tính toán trong kế hoạch tấn công Tết Mậu Thân.

Theo cách tính lịch của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thì âm lịch miền Bắc Việt Nam sẽ lệch một ngày so với âm lịch của Việt Nam Cộng Hòa. Âm lịch theo lịch Vạn Niên là 29 tháng Chạp sau đó là mùng 1 Tết Mậu Thân. Nhưng âm lịch theo những nhà làm lịch Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thì tháng đó thì tháng Chạp Đinh Mùi - có 30 ngày.

Việc sai lệch một ngày cuối năm trước Tết Mậu Thân này khiến cho lệnh ngừng bắn theo thỏa thuận của hai bên lệch đúng một ngày. Bên phía quân đội Miền Nam Sài Gòn ngừng bắn ngày 29 nhưng bên phía Mặt Trận Giải phóng chỉ chính thức ngừng bắn vào ngày hôm sau 30 tháng Chạp. 

“Một phương pháp đúng phải có tính hệ thống và chúng ta không thể lấy giờ UTC và âm lịch Trung quốc để làm cơ sở xây dựng nên âm lịch Việt” – ông Hải nói.

Ngày 30 tháng Giêng “biến mất”, các nhà nghiên cứu tử vi, lý số lo lắng những điều quan trọng này Ngày 30 tháng Giêng “biến mất”, các nhà nghiên cứu tử vi, lý số lo lắng những điều quan trọng này

GiadinhNet – Các nhà nghiên cứu tử vi, lý số cho rằng, ngày 30 tháng Giêng vừa qua “biến mất” sẽ làm sai lệch toàn bộ các ngày trong cả tháng Hai. Theo đó, sẽ không chỉ ảnh hưởng đến cách tính ngày tốt – xấu mà cả việc lấy tử vi cho những đứa trẻ sinh ra trong thời gian này.

Hà Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bỏ túi 9 kinh nghiệm khi cho trẻ đi du lịch kỳ nghỉ lễ, cha mẹ không nên bỏ qua

Bỏ túi 9 kinh nghiệm khi cho trẻ đi du lịch kỳ nghỉ lễ, cha mẹ không nên bỏ qua

Đời sống - 28 phút trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 được nghỉ dài 5 ngày là thời điểm lý tưởng để các gia đình thay đổi không khí. Vì vậy, nhiều gia đình tổ chức đi du lịch xa. Để có kỳ nghỉ vui vẻ, cha mẹ cần trang bị những kiến thức cơ bản để có kỳ nghỉ trọn vẹn.

Nam hành khách để quên túi xách chứa hơn 300 triệu ở sân bay Đà Nẵng

Nam hành khách để quên túi xách chứa hơn 300 triệu ở sân bay Đà Nẵng

Xã hội - 1 giờ trước

Trung tâm An ninh hàng không sân bay Đà Nẵng vừa bàn giao chiếc túi xách bên trong chứa hơn 300 triệu đồng cho nam hành khách để quên.

Bên trong trận địa pháo hoa ở Sầm Sơn trước giờ khai hỏa

Bên trong trận địa pháo hoa ở Sầm Sơn trước giờ khai hỏa

Xã hội - 2 giờ trước

Khán đài tổ chức lễ khai mạc du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) tại quảng trường biển đã được hoàn thiện. Lực lượng chức năng đang tiến hành lắp đặt trận địa pháo hoa chuẩn bị cho đêm khai hội.

Thực hiện hành vi này trên đất nông nghiệp, người dân sẽ thiệt đơn thiệt kép

Thực hiện hành vi này trên đất nông nghiệp, người dân sẽ thiệt đơn thiệt kép

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, hành vi xây nhà trên đất nông nghiệp là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu chế tài xử lý nghiêm khắc.

Trúng độc đắc Vietlott người đàn ông bật mí cách chọn số ‘ăn may’ liên quan đến một nhân vật cực quan trọng

Trúng độc đắc Vietlott người đàn ông bật mí cách chọn số ‘ăn may’ liên quan đến một nhân vật cực quan trọng

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH – Mới đây, Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) trao thưởng tiền tỷ cho khách hàng may mắn trúng giải đặc biệt sản phẩm Max 3D+.

Chỉ cần có tiêu chí này, thí sinh có thể dễ dàng trúng tuyển vào các trường đại học bao người mơ ước

Chỉ cần có tiêu chí này, thí sinh có thể dễ dàng trúng tuyển vào các trường đại học bao người mơ ước

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Trúng tuyển vào các trường đại học top đầu là mong muốn của đa số các thí sinh trong mỗi kì thi THPT Quốc gia, đặc biệt là những thí sinh có tiêu chí này, cơ hội trúng tuyển đầu vào các trường top đầu càng cao.

Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Thời sự - 3 giờ trước

Sinh em bé gần một tháng tuổi, người mẹ bất ngờ đem con bỏ rơi trước nhà một người dân với lời nhắn: "Cháu bị viêm da tôi không thể chăm sóc. Tôi kiệt sức rồi".

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Thời sự - 5 giờ trước

Chiều 26/4, ban quản lý tòa nhà ở phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội, cùng lực lượng chức năng phát hiện thi thể một nữ giới nằm tại ghế sofa. Tình trạng của tử thi này đã "khô".

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Xã hội - 6 giờ trước

"Đông khủng khiếp. Xe giường nằm nhưng trên xe phải chứa gần 100 người", chị Ngọc Mai (ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa) chưa hết bàng hoàng khi nhắc về chuyến xe bão táp về quê chiều 26/4.

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Ông Phạm Ngọc Lợi, chủ trại heo công nghệ cao tại thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa bị xử phạt 155 triệu đồng do xả thải gây ra sự cố môi trường.

Top