Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sai lầm trầm trọng nếu dùng nước súc họng có chứa i ốt mà không hỏi bác sĩ

Thứ bảy, 09:00 31/08/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Dù nước súc họng có i ốt khử hôi, diệt khuẩn... rất tốt, nhưng đây là dạng thuốc dùng theo chỉ định của bac sỹ nên nếu tự ý dùng nước súc họng có chứa i ốt là sai lầm trầm trọng.

Nước súc họngi ốt không phải ai cũng dùng được

Dùng nước súc miệng hàng ngày đã trở thành thói quen của nhiều người để sát khuẩn và làm sạch miệng, họng. Nước súc họng có rất nhiều loại, hầu hết nhằm chống viêm, sát khuẩn, cân bằng pH vùng họng...

Thông dụng nhất là nước súc họng chứa muối NaCl, có tác dụng sát khuẩn, bảo vệ tế bào niêm mạc họng, loại bỏ các vi khuẩn có hại, ngừa viêm nhiễm ở vùng hầu họng.

Sai lầm trầm trọng nếu dùng nước súc họng có chứa i ốt mà không hỏi bác sĩ - Ảnh 1.

Súc miệng hàng ngày đã trở thành thói quen của nhiều người. Ảnh minh họa.

Nếu bị viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, nấm họng, nấm thanh quản, viêm quanh răng... các bác sĩ hay chỉ định dùng nước súc miệng Povidone-iod (Betadine) 1%. Loại nước này bào chế dạng dung dịch, hoặc bột dùng cho người bị viêm nhiễm vùng họng, sau khi phẫu thuật vùng mũi họng (nhổ răng, cắt amiđan, lấy các khối u vùng mũi họng...).

Khi vào miệng, chất i ốt trong hợp chất povidone-iod được giải phóng và từ từ tiếp xúc chất bẩn trong miệng khử hôi miệng, sát khuẩn, chống nấm... Dù nồng độ i ốt thấp, nhưng muốn dùng vẫn cần có ý kiến của bác sĩ, bởi nước súc họng Povidone- iod 1% súc miệng này thường được chỉ định cho bệnh nhân nghi nhiễm khuẩn, nhiễm nấm họng, bị đau họng, viêm họng… tới mức không ăn, không nói được, nuốt nước bọt cũng đau.

Nước súc họng có i ốt cũng được chỉ định dùng để giảm các triệu chứng: Viêm họng cấp (đau họng, rát họng, khô họng, cay họng...), loét họng do virut, do chấn thương, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, hoặc mắc phải, vệ sinh vùng họng miệng cho những bệnh lý trào ngược, viêm tuyến nước bọt, khoang miệng...

Sai lầm trầm trọng nếu dùng nước súc họng có chứa i ốt mà không hỏi bác sĩ - Ảnh 2.

Dùng nước súc họng cần phải biết cách để hiệu quả hơn. Ảnh minh họa.

Cách sử dụng

Theo PGS. TS. BS Phạm Thị Bích Đào (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), Povidone Iod 1% là nước sát trùng được chỉ định dùng nhằm vệ sinh vùng họng – miệng, ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng đau họng, vết loét nhỏ, nhiễm trùng khoang miệng, thuốc có thể diệt các sinh vật nhạy cảm như vi khuẩn, nấm, vi rút xâm nhập vào họng.

Khi dùng cần ngậm một lượng thuốc vừa khoang miệng và rung lưỡi và má rồi ngửa cổ "khò" thành tiếng để dung dịch sát khuẩn láng đều trong họng và khoang miệng. Có thể nghiêng mặt trái – phải để dung dịch vào các kẽ răng, lợi để làm sạch khoang miệng, khoảng 5 phút thì nhổ ra. Có thể lặp đi lặp lại 5 lần/1 lần súc họng. Mỗi ngày có thể súc họng 3 lần.

Nước súc miệng chỉ nên coi là một "vũ khí" hỗ trợ kem đánh răng để làm sạch răng miệng, loại bỏ mảng bám trên răng. Để đạt hiệu quả cần đánh răng trước khi ngậm nước súc miệng.

Ngậm nước súc miệng khoảng 30 giây, và làm cho dung dịch chuyển động trong miệng nhiều lần đủ để tiêu diệt các loại vi khuẩn trong khoang miệng, rồi mới nhổ.

Không nên dùng quá 3 lần/ngày.

Sau khi dùng nước súc miệng không nên ăn trong khoảng 30 phút.

Sai lầm trầm trọng nếu dùng nước súc họng có chứa i ốt mà không hỏi bác sĩ - Ảnh 3.

Cần học cách dùng đúng nước súc họng mới đạt hiệu quả cao. Ảnh minh họa.

Những ai không được dùng thuốc súc họng i-ốt

Trước tiên khẳng định lại rằng đây là nước sát trùng chỉ được dùng khi có chỉ định, tức là chỉ được dùng theo đơn bác sĩ kê. Có nhiều người tự ý sử dụng nước súc họng theo thói quen, hoặc thấy người khác dùng tốt thì mua về súc, mà không có đơn bác sĩ. Theo PGS. TS. BS Phạm Thị Bích Đào, điều này rất nguy hại cho sức khỏe, bởi dùng nước súc họng chứa i ốt có thể gặp các tác dụng phụ như: Kích ứng tại chỗ (gây bỏng niêm mạc, phản ứng tại họng, khoang miệng, loét, tăng tiết nước bọt, nuốt vướng, khó thở…), phản ứng phản vệ (hiếm nhưng đã có trong y văn), i ốt dư thừa (tạo bướu cổ, suy giáp, cường giáp) ở những bệnh nhân dùng nước súc họng chứa i ốt trên 14 ngày, hoặc nhiễm toan chuyển hóa (gây hôn mê và suy thận cấp).

Và bác sĩ khuyên những người sau không nên dùng nước súc họng có i ốt:

- Trẻ dưới 6 tuổi

- Người mẫn cảm với i ốt, hoặc bất kỳ tá dược nào trong thành phần bào chế của dung dịch súc họng.

- Người có tiền sử bệnh tuyến giáp, bướu cổ (đặc biệt là bướu cổ có nhân, viêm tuyến giáp Hashimoto...) vì có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm chức năng tuyến giáp.

- Tránh dùng thường xuyên với người đang điều trị đồng thời với thuốc có Lithium (dưới 5 ngày).

- Người bị suy thận – do i ốt có thể hấp thụ qua niêm mạc họng, tăng nồng độ i ốt trong máu, đặc biệt ở bệnh nhân có suy thận.

- Phụ mang thai và cho con bú - do i ốt tự do đi qua nhau thai và được tiết ra trong sữa mẹ. Nếu buộc phải dùng phải có sự kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ sản khoa, và cũng không dùng thường xuyên.

Lưu ý các bệnh nhân không dùng nước súc họng có i ốt quá 14 ngày. Nếu buộc phải dùng lâu hơn cần phải có chỉ định và theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa.

Quá trình dùng nước súc họng có chứa i ốt nếu thấy có bất kỳ biểu hiện bất thường nào cũng phải dừng ngay và báo cho bác sĩ biết để được xử trí kịp thời.

Ngọc Hà

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 33 phút trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Chạy bộ tập thể dục nếu thấy có cơn đau tức ngực bất thường, nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, cảm giác mệt mỏi... cần được thăm khám y tế.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 12 giờ trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Sống khỏe - 12 giờ trước

TP.HCM, 15/4/2024, Pfizer (Việt Nam), VNVC, và Bệnh Viên Đa Khoa Tâm Anh TP.Hồ Chí Minh đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tăng cường giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm

4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Cơ thể nữ giới luôn thay đổi, nhưng đôi khi những thay đổi lại là dấu hiệu bệnh ung thư ở phụ nữ.

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Mẹ và bé - 20 giờ trước

Nhiều người cho rằng rối loạn tiền đình là bệnh chỉ gặp ở người lớn. Tuy vậy, trẻ em cũng rất dễ mắc phải hội chứng này và nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi con bị rối loạn tiền đình.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Top